Liên tiếp các clip: Trung Quốc đưa 'đường lưỡi bò' vào Wechat

03/02/2013 08:46
D.V
(GDVN) - Cùng với loạt bài phản ánh trên Giaoduc.net.vn, cộng đồng mạng Việt Nam đang dấy lên làn sóng phản đối, tẩy chay mạnh với phần mềm Wechat của Trung Quốc.
Wechat không dám nói về "đường lưỡi bò"?
Bên cạnh đó là một bộ phận nhỏ hơn trong cộng đồng mạng, những người đã dùng Wechat ở Việt Nam, lên tiếng thanh minh rằng không thấy "đường lưỡi bò" nào cả; hoặc lập luận rằng không lẽ dùng Wechat là công nhận "đường lưỡi bò" (?!)
Một số người thì lại cho rằng, có thể đây là một kiểu cạnh tranh không lành mạnh của một số ứng dụng tương tự Wechat, "lợi dụng" báo chí để làm giảm uy tín đối thủ. Tuy nhiên, những ý kiến này không đi vào thực chất vấn đề cộng đồng mạng Việt Nam quan tâm, là chuyện Wechat ở Việt Nam không hiển thị rõ ràng hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa còn Wechat Trung Quốc thì lồ lộ "đường lưỡi bò" - vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc.
Đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc.
Bản thân Wechat, trên Fanpage tiếng Việt với hơn 23.000 like tính đến thời điểm hiện tại, cũng thể hiện rằng họ thừa hiểu trọng tâm của vấn đề là gì. Vì vậy, thứ Năm tuần trước họ đã đăng tải thông điệp khẳng định: Các thông tin nói Wechat không hiển thị hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa là sai sự thật, vì Wechat dùng ứng dụng bản đồ của "bên thứ ba" do Google cung cấp. Việc này đã được thử nghiệm trên một số tài khoản người dùng WeChat tại Việt Nam và được xác nhận là chính xác từ người dùng.
Thông điệp lần 1 của Facebook Wechat tiếng Việt lờ chuyện "đường lưỡi bò".
Thông điệp lần 1 của Facebook Wechat tiếng Việt lờ chuyện "đường lưỡi bò".
Về lập luận này, lập tức trang GenK khá có tiếng trong giới CNTT ở Việt Nam cho rằng: "Wechat đang sợ hãi" làn sóng phản ứng, tẩy chay tại Việt Nam. Bài viết cho rằng vấn đề chính nằm ở chuyện "đường lưỡi bò".
"Điểm đáng nghi ngờ là hiện tại ứng dụng WeChat tiếng Trung Quốc lại không thể truy cập vào bản đồ khi kết nối internet ở Việt Nam. Phải chăng, WeChat đã chặn người dùng Việt truy cập vào bản đồ của ứng dụng tiếng Trung Quốc, vốn chứa đường lưỡi bò, do sợ hãi trước áp lực của cộng đồng mạng Việt Nam gây ra? Đây có thể được xem là hành động một mặt giả vờ vỗ về với cư dân bản xứ, một mặt vẫn ngấm ngầm tuân theo chỉ đạo từ chính phủ Trung Quốc của WeChat", GenK viết.
Sau thông điệp nêu trên, đêm 2/2 Fanpage tiếng Việt của Wechat tiếp tục đăng tải đoạn thông điệp mà họ đã dùng để trả lời các câu hỏi phỏng vấn của Giaoduc.net.vn.
Thông điệp lần 2 của Facebook Wechat tiếng Việt tiếp tục lờ chuyện "đường lưỡi bò". Tương tự, 2 lần Giaoduc.net.vn đặt câu hỏi về "đường lưỡi bò", Tencent đều không trả lời.
Thông điệp lần 2 của Facebook Wechat tiếng Việt tiếp tục lờ chuyện "đường lưỡi bò". Tương tự, 2 lần Giaoduc.net.vn đặt câu hỏi về "đường lưỡi bò", Tencent đều không trả lời.
Với câu trả lời này, Wechat tiếp tục im lặng không một lời giải thích nào cho người dùng Việt Nam rằng có hay không chuyện "đường lưỡi bò" (phi pháp) trong Wechat? Xem: Tencent TQ 2 lần bỏ qua câu hỏi về 'đường lưỡi bò' trong Wechat
Liên tiếp các clip chứng tỏ: Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò" vào Wechat
Trong những ngày qua, Tòa soạn Giaoduc.net.vn liên tiếp nhận được 2 clip khác nhau do độc giả chủ động gửi tới, khẳng định: Wechat có "đường lưỡi bò" nhưng là ở phiên bản tại Trung Quốc, còn ở Việt Nam đúng là người dùng không nhìn thấy. Các tác giả clip cho biết họ đã thực hiện clip này ở Trung Quốc.

Clip thứ nhất chứng tỏ Wechat Trung Quốc có "đường lưỡi bò"

Clip thứ hai chứng tỏ Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò" vào Wechat
* Giaoduc.net.vn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này đến độc giả...
D.V