Nguyên đại biểu, luật sư "bốc thuốc, chữa bệnh hứa suông" của dân biểu

14/05/2016 08:12
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Lời hứa có thực hiện được hay không phụ thuộc vào đạo đức, lòng tự trọng của người trúng cử.

Thực tế cho thấy, không ít ứng viên trước bầu cử thường đưa ra các chương trình hành động nghe rất... lọt tai, nhưng khi trúng cử, Đại biểu lại không thực hiện đúng lời hứa của mình.

Có kiến cho rằng, nếu coi chương trình hành động là lời hứa của ứng viên trước cử tri, thì cần có cơ chế cụ thể để đánh giá, giám sát lời hứa của người trúng cử, nhằm nâng cao trách nhiệm họ với cử tri.

Có nhiều loại hứa

Hôm 12/5, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Viêt Nam, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa nhận định, việc người trúng cử hứa nhưng không làm được lời hứa, phụ thuộc khả năng của từng cá nhân.

“Có người xây dựng được chương trình hành động phù hợp với thực tế, và năng lực giải quyết vấn đề mà họ đưa ra.

Nhưng cũng có thể có ứng cử viên nhờ người khác làm thay chương trình hành động, chứ không phải xuất phát từ kiến thức, năng lực thực tế của họ. Do đó, giữa việc người ta nói và làm thường có độ "vênh" nhất định.

Cũng có những người có ý tưởng, tâm huyết về chương

Nguyên đại biểu, luật sư "bốc thuốc, chữa bệnh hứa suông" của dân biểu ảnh 1

"Đại biểu không đóng góp gì thì nên rút lui, không tái ứng cử"

trình hành động của mình, và muốn thực hiện lời hứa đó, nhưng do điều kiện không cho phép hoặc chịu sức ép từ bên ngoài, nên không thực hiện được.

Có trường hợp ngại đụng chạm, sợ lợi ích của mình bị ảnh hưởng, nên chọn giải pháp “im lặng là vàng".

Cũng có người hứa để lấy lòng cử tri nhằm đạt được mục đích trước mắt là được trúng cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu hội đồng nhân dân để lấy cái danh”, ông Cuông phân tích.

Từ nhận định trên, ông Cuông cho rằng, không thiếu tình trạng người trúng cử nói hay làm dở, nói nhiều làm ít, nói nhưng không làm.

"Chương trình hành động của các ứng viên không phải là cuộc thi, nên khi cử tri nhìn vào đó sẽ không biết được họ có kiến thức thật hay giả và năng lực của ứng viên ra sao?

Mà có khi những người nói thật, có kiến thức thật đôi khi lại bị cử tri đánh thấp hơn những người cầm văn bản đọc vanh vách, bởi lẽ những người dám nói thật, thường hay bị mất lòng. Do đó, không thiếu tình trạng nói hay làm dở, nói nhiều làm ít, nói không làm.

Ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Vietnamnet.vn).
Ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Vietnamnet.vn).

Nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu quốc hội Thanh Hóa cũng cho rằng, việc các ứng viên đưa ra chương trình hành động mang tính ép buộc, hình thức sẽ khó đem lại hiệu quả trong thực tế.

“Khi nào chương trình hành động còn mang tính đối phó, ép buộc thì khi đó hiệu quả thực hiện lời hứa sẽ không cao. Việc hứa này cũng giống như hình thức kê khai tài sản mà không xác minh nguồn gốc. Còn việc đánh giá việc thực hiện lời hứa như thế nào thì chẳng ai biết.

Do đó, người ta có thể tính toán việc thiệt hơn khi thực hiện lời hứa. Những người không thực sự vì nước vì dân sẽ không quan tâm những gì họ đã hứa với cử tri", ông Cuông bình luận.

Trong khi đó, Luật sư Phạm Quốc Bình – Phó giám đốc Công ty luật Long Hà nêu thực tế: “Thông thường ở nước ngoài khi người trúng cử hứa, họ sẽ đấu tranh cho lời hứa của mình tới cùng.

Ở nước ta, câu chuyện ứng cử viên hứa hẹn rồi không làm từ trước đến nay vẫn như thế. Người ta hứa nhưng có làm được hay không là một chuyện khác?

Khi trúng cử, Đại biểu có làm được hay không cũng chẳng ai có thể đuổi được họ ra khỏi Hội đồng nhân dân hoặc Quốc hội cả. Thực tế luật không có cơ chế nào giám sát lừa hứa của người trúng cử.

Chúng ta nói trao quyền giám sát cho nhân dân, nhưng nhiều khi cử tri thấy rằng, Đại biểu không thực hiện lời hứa cũng không có cơ chế nào để nhân dân phản biện, đề nghị bãi nhiệm người không thực hiện đúng lời hứa…

Tôi từng là Đại biểu hội đồng nhân dân và tôi biết, ở Việt Nam hiếm có người hứa mà thực hiện được lời hứa trọn vẹn”, Luật sư Phạm Quốc Bình cho biết.

Lời hứa phụ thuộc vào lòng tự trọng

Ông Lê Văn Cuông cho rằng, để tránh tình trạng “hứa suông” của người trúng cử, cần có cơ chế cụ thể để giám sát lời hứa.

Thực tế, do không có cơ chế giám sát lời hứa, nên người ta cũng ì ra, hoặc không thực hiện.

“Ngay cả có những Bộ trưởng khi đăng đàn phát biểu,

Nguyên đại biểu, luật sư "bốc thuốc, chữa bệnh hứa suông" của dân biểu ảnh 3

Ông Vũ Mão hỏi: Vì sao có những người dân chưa thực sự quan tâm tới bầu cử?

trả lời chất vấn thường hứa thế này, thế kia, nhưng quá trình đưa lời hứa ấy vào cuộc sống lại rất khó khăn, bởi không có cơ chế giám sát đánh giá, xử lý thực hiện lời hứa.

Cơ chế giám sát ở đây có nghĩa là Đại biểu phải có bản đánh giá kiểm điểm cá nhân trong quá trình hoạt động của mình, qua đó tự nhìn nhận lại trong năm qua bản thân đã thực hiện lời hứa như thế nào?

Từ đó, các đơn vị giám sát sẽ đánh giá, nhận xét, góp ý cho Đại biểu. Đây còn là cơ sở để phân loại Đại biểu có năng lực hoặc không có năng lực. Còn việc để Đại biểu không đủ năng lực được “tồn tại” hay không là do cử tri quyết định.

Trong khi đó, Luật sư Phạm Quốc Bình cho rằng, bản chất vấn đề phụ thuộc vào đạo đức, lòng tự trọng của người trúng cử.

“Ở nhiều nước trên thế giới, trường hợp nghị sĩ, Thủ tướng… hứa mà không làm được, người ta sẽ cảm thấy xấu hổ.

Người ta cũng không có thiết chế giám sát lời hứa, nhưng ở phạm trù đạo đức, văn hóa ứng xử, lòng tự trọng của mỗi cá nhân, khi họ hứa nhưng không thực hiện được thì người ta sẽ cảm thấy xấu hổ. Từ đó họ sẽ đưa ra quyết định xin lỗi cử tri, nhân dân, hoặc từ chức”, Luật sư Bình nói.

Cũng theo Luật sư Bình, không cần thiết phải xây dựng cơ chế để giám sát Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân mà nên xây dựng văn hóa, thói quen thực hiện lời hứa của người tham gia ứng cử.

Luật sư Phạm Quốc Bình (ảnh: Nhân vật cung cấp).
Luật sư Phạm Quốc Bình (ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Bản chất của lời hứa là do giáo dục. Khi ngồi trên ghế nhà trường giáo viên đã xây dựng lòng tự trọng cho mỗi cá nhân khi họ không thực hiện đúng lời hứa của mình. Ở đây lời hứa không phải là một dạng hợp đồng dân sự mà phải có chế tài chịu phạt.

Do đó, để xây dựng quy chế giám sát là rất khó. Vấn đề này mang tính đạo đức, xã hội, nhiều hơn là nguyên tắc. Do đó, bản chất vấn đề phụ thuộc vào đạo đức, lòng tự trọng của người trúng cử.

QUỐC TOẢN