Nhìn lớp học mới cảm phục tinh thần hiếu học của người dân Kim Bon

09/03/2012 06:00
Thu Hòe
(GDVN) - 1/3 số học sinh bản Suối Kếnh, xã Kim Bon, Phù Yên, Sơn La đang phải học trong nhà tạm, ngồi học nhờ nhà văn hóa bản…
Đường vào bản Suối Kếnh, xã Kim Bon xa dịu vợi, hun hút, núi rừng trùng điệp. Bản Suối Kếnh cách trung tâm xã Kim Bon 7 km. Dân 100% là đồng bào dân tộc Mông quen với cuộc sống tự cung, tự cấp. Suối Kếnh là một trong những bản nghèo nhất nhì của xã Kim Bon.  Xót xa cảnh học sinh ngồi học phòng học tạm “xiêu vẹo”
Học sinh bản Suối Kếnh, Kim Bon, Phù Yên, Sơn La nhọc nhằn tìm con chữ trong phòng học tạm ghép bằng tre, nứa...(Ảnh Thu Hòe)
Học sinh bản Suối Kếnh, Kim Bon, Phù Yên, Sơn La nhọc nhằn tìm con chữ trong phòng học tạm ghép bằng tre, nứa...(Ảnh Thu Hòe)
Những năm gần đây do làm tốt công tác dân vận, xã Kim Bon đã vận động được gần như 100% số học sinh đến lớp đúng độ tuổi. Tuy nhiên, do thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường lớp không có đủ các em học sinh lớp 3, 4 và 5 phải vượt chặng đường 7 km đường núi lên học ở điểm trường chính của xã theo diện bán trú dân nuôi. Các em học sinh lớp 3 do còn quá nhỏ không biết nấu ăn, tự chăm sóc bản thân trong quá trình học bán trú ở điểm trường chính. Thêm vào đó là sự cách trở về địa lý và thiếu thốn về vật chất trong quá trình học dẫn đến tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học giữa chừng nhiều. Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012, điểm trường lẻ Suối Kếnh, trường Tiểu học Kim Bon đã rút toàn bộ số học sinh trong độ tuổi lớp 3 về bản.
Gian phòng tạm tuềnh toàng ghép bởi các thanh tre, thanh nứa và những tấm gỗ. Mái lợp tôn xi măng, nền đất. Trong phòng ngoài mấy chiếc bàn học đơn sơ và tấm bảng cũ nát không còn bất cứ một đồ dùng nào khác phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò. (Ảnh Thu Hòe)
Gian phòng tạm tuềnh toàng ghép bởi các thanh tre, thanh nứa và những tấm gỗ. Mái lợp tôn xi măng, nền đất. Trong phòng ngoài mấy chiếc bàn học đơn sơ và tấm bảng cũ nát không còn bất cứ một đồ dùng nào khác phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò. (Ảnh Thu Hòe)
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, cụm trưởng điểm trường lẻ Suối Kếnh, trường Tiểu học Kim Bon chia sẻ: “ Chúng tôi rút học sinh lớp 3 từ điểm trường chính về bản với mục đích tạo điều kiện cho các em được học tập ở gần tránh tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học giữa chừng…”
Hiện tại, bản Suối Kếnh mới chỉ có 2 phòng học kiên cố dành cho các em học sinh lớp 1 và lớp 2. Khi rút học sinh lớp 3 về bản và tổ chức lớp học ngay tại bản cho các em, bản Suối Kếnh gặp khó khăn rất lớn về trường lớp. “Chúng tôi đã phải quyên góp, kêu gọi nhân dân trong bản đóng góp tiền và từng thanh tre, thanh nứa để xây dựng 1 gian phòng tạm làm lớp học cho các em học sinh lớp 3… Dù biết đó không là biện pháp tối ưu nhất nhưng nó đã giúp khắc phục được khó khăn về trường lớp trong việc tổ chức lớp học cho học sinh lớp 3 tại bản…”, côHà cho biết. Gian phòng tạm tuềnh toàng ghép bởi các thanh tre, thanh nứa và những tấm gỗ. Mái lợp tôn xi măng, nền đất. Trong phòng ngoài mấy chiếc bàn học đơn sơ và tấm bảng cũ nát không còn bất cứ một đồ dùng nào khác phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò. Những đứa trẻ đen đúa, lam lũ vẫn hằng ngày chân trần với manh áo mỏng đến lớp học chữ. “Phòng ghép bởi các thanh tre, nứa nên tuềnh toàng và không chắn được gió. Mùa đông ở Kim Bon lạnh thấu xương thịt. Các em học sinh không có đủ quần áo ấm để mặc. Gió thổi, rít từng cơn qua 4 bức vách. Nhìn các em vừa ngồi học, vừa lạnh run bần bật mà xót xa! Những hôm trời nắng, nóng thì nắng rọi chói chang. Học sinh vừa học, vừa lau mồ hôi. Chưa biết đến bao giờ, thầy trò chúng tôi mới có được một lớp học kiên cố để thay thế phòng học tạm này, để học sinh được ấm áp hơn, mát mẻ hơn, thoải mái hơn khi đến trường…”, cô Hà tâm sự.Mẫu giáo “ngồi nhờ” nhà văn hóa bản Không chỉ có học sinh lớp 3 phải học trong nhà tạm, học sinh mẫu giáo của bản Suối Kếnh cũng không có chỗ ngồi học. Nhiều năm nay, các cháu mẫu giáo trong bản phải ra “ngồi nhờ” ở nhà văn hóa bản. Cô giáo Nguyễn Thị Huế, giáo viên đứng lớp mầm non của bản Suối Kếnh cho hay: “Bản Suối Kếnh có 27 cháu mẫu giáo. Số lượng học sinh đông nhưng không có chỗ để tổ chức lớp. Hiện tại, mẫu giáo đang phải học nhờ ở nhà văn hóa bản. Bàn ghế thì đi mượn của cấp 1. Đồ dùng học tập không có để phục vụ cho việc dạy và học…”
Trẻ mẫu giáo của bản Suối Kếnh phải học nhờ Nhà văn hóa bản từ nhiều năm nay. (Ảnh Thu Hòe)
Trẻ mẫu giáo của bản Suối Kếnh phải học nhờ Nhà văn hóa bản từ nhiều năm nay. (Ảnh Thu Hòe)
Đồ dùng học tập đơn sơ của trẻ mẫu giáo bản Suối Kếnh. (Ảnh Thu Hòe)
Đồ dùng học tập đơn sơ của trẻ mẫu giáo bản Suối Kếnh. (Ảnh Thu Hòe)
Những dấu hiệu xuống cấp, hỏng hóc của nhà văn hóa bản Suối Kếnh. (Ảnh Thu Hòe)
Những dấu hiệu xuống cấp, hỏng hóc của nhà văn hóa bản Suối Kếnh. (Ảnh Thu Hòe)
Theo quan sát của chúng tôi, nhà văn hóa bản cũng đang bị xuống cấp trầm trọng. Những tấm gỗ ghép tường đang mục ruỗng. Mái bị gió tốc, nhiều lần phải sửa chữa. Trời cứ động mưa là dột như trút. Đồ dùng học tập ngoài mấy quyển vở cho trẻ tập tô, tập viết, một vài mẩu bút chì, bút sáp màu, vài bức vẽ đơn sơ do giáo viên tự sáng chế, lớp mẫu giáo của bản không có bất cứ một đồ chơi, đồ dùng nào khác. Chị Huế cho biết thêm: “Vì phải học tạm nhà văn hóa của bản nên sau mỗi buổi học, giáo viên lại phải ở lại thu, cất hết những đồ dùng học tập của lớp. Sáng hôm sau lại đến lớp sớm treo, bày biện lại lớp học. Ngày nào cũng như ngày nào, giáo viên phải làm đi làm lại những công việc như thế. Nếu không cất, mọi đồ dùng của lớp sẽ mất hết…”

Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

 Video Clip

Thu Hòe