Những hình ảnh làm cả xã hội chấn động năm 2012

07/12/2012 07:20
Phi Long (TH)
(GDVN) - Năm 2012 sắp qua, rất nhiều hình ảnh trong năm qua đã lấy đi không ít nước mắt và sự phẫn nộ của cả xã hội với những vụ việc đau lòng.
Người cha vô nhân tính Vũ Văn Quang kết hôn với chị Lê Thị Hà, ở xã Tế Tân, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Hạnh phúc đã từng mỉm cười khi Quang và chị Hà có với nhau một cháu trai đặt tên là Vũ Quốc Linh. Nhưng trong cuộc sống gia đình, họ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Nguyên nhân chính là Quang hay đi đánh bạc, mỗi khi thua bài, Quang thường về kiếm cớ đe dọa và đuổi chị Hà khỏi nhà. Từ những lần bị Quang ngược đãi, chị Hà đã nhiều lần van xin nhưng không được. Khi tới tòa, Quang gọi chị Hà ra ngoài để nói chuyện nhưng chị Hà không ra, Quang đã bế cháu Linh vào nhà tắm của TAND huyện Nông Cống, rồi lấy xăng đổ hết lên người cháu Linh. Khi xăng đã ướt đẫm người cháu Linh, Quang đe dọa nếu chị Hà không rút đơn thì anh ta sẽ thiêu sống cháu Linh. Được mọi người can ngăn, Quang đã không thực hiện hành vi. Thế nhưng vài ngày sau, khi đến nhà cha mẹ vợ tìm vợ nhưng không thấy, Quang đã tưới xăng lên người con rồi châm lửa đốt. Mọi người trong nhà lập tức ôm cháu ném xuống ao gần đó để dập lửa rồi đưa đi cấp cứu. Sau khi qua được giai đoạn nguy kịch và qua nhiều lần phẫu thuật ghép da, sức khỏe của cháu bé đã tạm ổn định. Tuy nhiên, các bác sĩ đã phải tháo bỏ cả 10 đầu ngón tay đã bị cháy khô của cháu để không ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể.. Theo bản kết luận giám định pháp y của Phòng kỹ thuật hình sự CA tỉnh Thanh Hóa thì cháu Vũ Quốc Linh đã bị tổn hại sức khỏe tới 86,16%. Trong ảnh là cháu Linh bên người cha mất tính người tại tòa.
Người cha vô nhân tính Vũ Văn Quang kết hôn với chị Lê Thị Hà, ở xã Tế Tân, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Hạnh phúc đã từng mỉm cười khi Quang và chị Hà có với nhau một cháu trai đặt tên là Vũ Quốc Linh. Nhưng trong cuộc sống gia đình, họ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Nguyên nhân chính là Quang hay đi đánh bạc, mỗi khi thua bài, Quang thường về kiếm cớ đe dọa và đuổi chị Hà khỏi nhà. Từ những lần bị Quang ngược đãi, chị Hà đã nhiều lần van xin nhưng không được.

Khi tới tòa, Quang gọi chị Hà ra ngoài để nói chuyện nhưng chị Hà không ra, Quang đã bế cháu Linh vào nhà tắm của TAND huyện Nông Cống, rồi lấy xăng đổ hết lên người cháu Linh. Khi xăng đã ướt đẫm người cháu Linh, Quang  đe dọa nếu chị Hà không rút đơn thì anh ta sẽ thiêu sống cháu Linh. Được mọi người can ngăn, Quang đã không thực hiện hành vi. Thế nhưng vài ngày sau, khi đến nhà cha mẹ vợ tìm vợ nhưng không thấy, Quang đã tưới xăng lên người con rồi châm lửa đốt. Mọi người trong nhà lập tức ôm cháu ném xuống ao gần đó để dập lửa rồi đưa đi cấp cứu.

Sau khi qua được giai đoạn nguy kịch và qua nhiều lần phẫu thuật ghép da, sức khỏe của cháu bé đã tạm ổn định. Tuy nhiên, các bác sĩ đã phải tháo bỏ cả 10 đầu ngón tay đã bị cháy khô của cháu để không ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể.. Theo bản kết luận giám định pháp y của Phòng kỹ thuật hình sự CA tỉnh Thanh Hóa thì cháu Vũ Quốc Linh đã bị tổn hại sức khỏe tới 86,16%. Trong ảnh là cháu Linh bên người cha mất tính người tại tòa.
Nhìn cháu Linh không ai có thể kiềm được nước mắt. Cháu còn quá bé để hứng chịu cho một bi kịch gia đình...
Nhìn cháu Linh không ai có thể kiềm được nước mắt. Cháu còn quá bé để hứng chịu cho một bi kịch gia đình...

Những người dự phiên tòa từ cảnh sát tư pháp, phóng viên đến chủ tọa, hội thẩm đều không kiềm được xúc động khi nhìn thấy cháu bé tội nghiệp
Những người dự phiên tòa từ cảnh sát tư pháp, phóng viên đến chủ tọa, hội thẩm đều không kiềm được xúc động khi nhìn thấy cháu bé tội nghiệp
Ngày 30/7, hài cốt của 3 liệt sỹ hy sinh ở Trường Sa gồm Hoàng Đặng Hùng (sinh năm 1984), Phạm Văn Thế (sinh năm 1980) và Đỗ Khánh Hưng (sinh năm 1978) đã được các địa phương Hải Phòng, Khánh Hòa, Thái Bình và gia đình truy điệu trọng thể, an táng tại quê nhà. Sau hơn 8 năm từ ngày hy sinh, Trung tá Hoàng Đức Tuấn mới đưa được người con trai Hoàng Đặng Hùng về đoàn tụ với gia đình. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Hùng đi bộ đội và làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lớn (Trường Sa). Ngày 25/7/2004, không quản sóng lớn, Hùng quyết tâm cứu tàu và bất ngờ bị cơn lốc xoáy nhấn chìm xuống biển sâu. Nhiều giờ sau, đồng đội mới tìm được thi thể của Hùng. Hoàng Đặng Hùng hi sinh khi mới 20 tuổi và cấp hàm hạ sĩ, khẩu đội trường. Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngày 30/7, hài cốt của 3 liệt sỹ hy sinh ở Trường Sa gồm Hoàng Đặng Hùng (sinh năm 1984), Phạm Văn Thế (sinh năm 1980) và Đỗ Khánh Hưng (sinh năm 1978) đã được các địa phương Hải Phòng, Khánh Hòa, Thái Bình và gia đình truy điệu trọng thể, an táng tại quê nhà. Sau hơn 8 năm từ ngày hy sinh, Trung tá Hoàng Đức Tuấn mới đưa được người con trai Hoàng Đặng Hùng về đoàn tụ với gia đình. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Hùng đi bộ đội và làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lớn (Trường Sa). Ngày 25/7/2004, không quản sóng lớn, Hùng quyết tâm cứu tàu và bất ngờ bị cơn lốc xoáy nhấn chìm xuống biển sâu.

Nhiều giờ sau, đồng đội mới tìm được thi thể của Hùng. Hoàng Đặng Hùng hi sinh khi mới 20 tuổi và cấp hàm hạ sĩ, khẩu đội trường. Ảnh: Mai Thanh Hải
Tất cả “gia tài” của Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng, hy sinh tại đảo chìm Đá Lớn A, quần đảo Trường Sa được đồng đội trong đơn vị chuyển từ ngoài đảo về cho gia đình là 2 bộ quân phục xuân hè, 1 áo khoác thu đông, 1 màn tuyn, 1 đèn pin, quần đùi – áo may ô, bàn chải – thuốc đánh răng – xà phòng tắm, sổ Đoàn viên – quân trang – giấy khai sinh… Thứ quý giá nhất của anh có lẽ là những lá thư nhà, được cẩn thận bọc kín trong 2 lần giấy báo – ni lon. Ảnh: Mai Thanh Hải
Tất cả “gia tài” của Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng, hy sinh tại đảo chìm Đá Lớn A, quần đảo Trường Sa được đồng đội trong đơn vị chuyển từ ngoài đảo về cho gia đình là 2 bộ quân phục xuân hè, 1 áo khoác thu đông, 1 màn tuyn, 1 đèn pin, quần đùi – áo may ô, bàn chải – thuốc đánh răng – xà phòng tắm, sổ Đoàn viên – quân trang – giấy khai sinh… Thứ quý giá nhất của anh có lẽ là những lá thư nhà, được cẩn thận bọc kín trong 2 lần giấy báo – ni lon. Ảnh: Mai Thanh Hải


Những giọt nước mắt, nỗi đau quặn thắt của mẹ Liệt sĩ Hùng - Trung tá Nguyễn Thị Thúy khi ôm chặt những di vật của đứa con trai duy nhất của mình vào lòng... - Ảnh: Mai Thanh Hải
Những giọt nước mắt, nỗi đau quặn thắt của mẹ Liệt sĩ Hùng - Trung tá Nguyễn Thị Thúy khi ôm chặt những di vật của đứa con trai duy nhất của mình vào lòng... - Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngày 14-6, VKSND TPHCM đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp để đưa ra xét xử ông Nguyễn Văn Khương (SN 1973, tức phóng viên Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ) về tội "Đưa hối lộ". Ở lời nói sau cùng trước tòa, Hoàng Khương phát biểu: “Bị cáo day dứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay hay không? Bị cáo không có động cơ nào khác ngoài việc muốn giảm tai nạn giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bị cáo tự xác định mình có lỗi nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. 248 ngày tạm giam đã qua là một hình phạt nặng nề với bị cáo”. Khi nhà báo Hoàng Khương bước vào xe thùng chính thức chịu mức án do đã tuyên, những cánh tay thay bao điều muốn nói. "Khương ơi, yên tâm nhé, vững lòng nhé, vẫn còn phiên tòa phúc thẩm", những tiếng hô tưởng như không dứt từ phía những đồng nghiệp báo Tuổi Trẻ.
Ngày 14-6, VKSND TPHCM đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp để đưa ra xét xử ông Nguyễn Văn Khương (SN 1973, tức phóng viên Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ) về tội "Đưa hối lộ". Ở lời nói sau cùng trước tòa, Hoàng Khương phát biểu: “Bị cáo day dứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay hay không? Bị cáo không có động cơ nào khác ngoài việc muốn giảm tai nạn giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bị cáo tự xác định mình có lỗi nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. 248 ngày tạm giam đã qua là một hình phạt nặng nề với bị cáo”. Khi nhà báo Hoàng Khương bước vào xe thùng chính thức chịu mức án do đã tuyên, những cánh tay thay bao điều muốn nói. "Khương ơi, yên tâm nhé, vững lòng nhé, vẫn còn phiên tòa phúc thẩm", những tiếng hô tưởng như không dứt từ phía những đồng nghiệp báo Tuổi Trẻ.
Người cha già của nhà báo Hoàng Khương bật khóc tại phiên tòa
Người cha già của nhà báo Hoàng Khương bật khóc tại phiên tòa
Năm 2010, chị Phạm Thị Hoài (SN 1984) kết hôn với anh Tạ Văn Duy (SN 1971) trú tại Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội. Cuối năm 2011, con gái đầu lòng của anh chị là cháu Phạm Thị Đào (mang họ mẹ) ra đời. Niềm vui chưa kịp trọn vẹn thì gia đình như bị sét đánh ngang tai khi nghe tin cháu Đào đã mắc phải căn bệnh tim và đục thủy tinh thể bẩm sinh. Ngày ngày, chị phải bồng bế đứa con gái chưa đầy một năm tuổi rong ruổi khắp các bến xe, chợ tạm trong nội thành Hà Nội, những mong nhận được tấm lòng hảo tâm, sự giúp đỡ của mọi người.
Năm 2010, chị Phạm Thị Hoài (SN 1984) kết hôn với anh Tạ Văn Duy (SN 1971) trú tại Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội. Cuối năm 2011, con gái đầu lòng của anh chị là cháu Phạm Thị Đào (mang họ mẹ) ra đời. Niềm vui chưa kịp trọn vẹn thì gia đình như bị sét đánh ngang tai khi nghe tin cháu Đào đã mắc phải căn bệnh tim và đục thủy tinh thể bẩm sinh. Ngày ngày, chị phải bồng bế đứa con gái chưa đầy một năm tuổi rong ruổi khắp các bến xe, chợ tạm trong nội thành Hà Nội, những mong nhận được tấm lòng hảo tâm, sự giúp đỡ của mọi người.

Ngày ngày, chị phải bồng bế đứa con gái chưa đầy một năm tuổi rong ruổi khắp các bến xe, chợ tạm trong nội thành Hà Nội, những mong nhận được tấm lòng hảo tâm, sự giúp đỡ của mọi người.
Ngày ngày, chị phải bồng bế đứa con gái chưa đầy một năm tuổi rong ruổi khắp các bến xe, chợ tạm trong nội thành Hà Nội, những mong nhận được tấm lòng hảo tâm, sự giúp đỡ của mọi người.

Cháu bé mệt quá ngủ gà gật trên lưng mẹ
Cháu bé mệt quá ngủ gà gật trên lưng mẹ

Ánh mắt thơ dại của cháu bé nhìn cuộc đời không rõ nhưng vẫn mải mê liếc thật nhanh dòng người qua lại như mong muốn được nhìn rõ vạn vật như bao bạn bè đồng trang lứa khác...
Ánh mắt thơ dại của cháu bé nhìn cuộc đời không rõ nhưng vẫn mải mê liếc thật nhanh dòng người qua lại như mong muốn được nhìn rõ vạn vật như bao bạn bè đồng trang lứa khác...

Bát bột nguội ngắt từ bao giờ nhưng cháu vẫn ăn ngon lành...
Bát bột nguội ngắt từ bao giờ nhưng cháu vẫn ăn ngon lành...

Chiều 7/9, người dân sống trên phố Núi Trúc và nhiều người đi đường đã chứng kiến cảnh thương tâm, các con đưa bố già 87 tuổi, vừa xuất viện cho nằm ở vỉa hè hơn nửa ngày. Hình ảnh một ông lão 87 tuổi da bọc xương, ốm yếu, vừa xuất viện đã bị con cái "để lại" ở vỉa hè, con dâu kiên quyết "cấm cửa" khiến dư luận xót thương và vô cùng phẫn nộ. Sáng 9/9, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã có mặt tại số nhà 11, phố Núi Trúc - Hà Nội. Cụ ông Ngô Vỹ Nhân, 87 tuổi đã không còn nằm trước vỉa hè của ngôi nhà. Tầng 1 của ngôi nhà tấp nập người mua kẻ bán. Theo ông Hoàng Văn Lượng – Tổ trưởng tổ dân phố số 15, Khu dân cư số 3, phường Kim Mã – Bà Đình – Hà Nội, cụ ông Ngô Vi Nhân không thuộc hộ khẩu thường trú ở phường Kim Mã. "Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu không có chuyện hai cô con gái cụ Nhân cùng bàn tính và lên kế hoạch mang bố đến đặt nằm trên vỉa hè trước của ngôi nhà của người anh trai đã quá cố và ép chị dâu cho bố vào nhà, nhận về trách nhiệm phụng dưỡng", ông Lượng nói.
Chiều 7/9, người dân sống trên phố Núi Trúc và nhiều người đi đường đã chứng kiến cảnh thương tâm, các con đưa bố già 87 tuổi, vừa xuất viện cho nằm ở vỉa hè hơn nửa ngày. Hình ảnh một ông lão 87 tuổi da bọc xương, ốm yếu, vừa xuất viện đã bị con cái "để lại" ở vỉa hè, con dâu kiên quyết "cấm cửa" khiến dư luận xót thương và vô cùng phẫn nộ. Sáng 9/9, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã có mặt tại số nhà 11, phố Núi Trúc - Hà Nội. Cụ ông Ngô Vỹ Nhân, 87 tuổi đã không còn nằm trước vỉa hè của ngôi nhà. Tầng 1 của ngôi nhà tấp nập người mua kẻ bán. 

Theo ông Hoàng Văn Lượng – Tổ trưởng tổ dân phố số 15, Khu dân cư số 3, phường Kim Mã – Bà Đình – Hà Nội, cụ ông Ngô Vi Nhân không thuộc hộ khẩu thường trú ở phường Kim Mã. "Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu không có chuyện hai cô con gái cụ Nhân cùng bàn tính và lên kế hoạch mang bố đến đặt nằm trên vỉa hè trước của ngôi nhà của người anh trai đã quá cố và ép chị dâu cho bố vào nhà, nhận về trách nhiệm phụng dưỡng", ông Lượng nói.
Người dân thôn Cao Xá (Đức Thượng, Hoài Đức) vừa qua xôn xao bàn tán chuyện bà Phan Thị Nhưng bị vợ chồng cô con gái cả đánh và nhét bùn đất vào mồm. Bi kịch đến từ lúc bà Nhưng quyết định bán miếng đất của mình đi để chia cho hai cô con gái và về ở với vợ chồng cô con gái lớn. “Tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là bán đất để cho con có vốn làm ăn sinh sống và chăm lo phụng dưỡng tôi lúc tuổi già. Ai ngờ!”. “Vợ chồng có với nhau được hai mụn con gái thì ông ấy nhất định đòi phải đẻ thêm thằng con trai, tôi không chịu thế là ông ấy bỏ đi lấy vợ hai từ lúc con lớn mới có năm tuổi còn con bé vừa lên ba. Một thân nuôi con đến giờ khi đã gần đất xa trời rồi lại bị con đánh, đuổi ra khỏi nhà”, bà Nhưng rơm rớm nước mắt kể về bi kịch gia đình mình.
Người dân thôn Cao Xá (Đức Thượng, Hoài Đức) vừa qua xôn xao bàn tán chuyện bà Phan Thị Nhưng bị vợ chồng cô con gái cả đánh và nhét bùn đất vào mồm. Bi kịch đến từ lúc bà Nhưng quyết định bán miếng đất của mình đi để chia cho hai cô con gái và về ở với vợ chồng cô con gái lớn. “Tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là bán đất để cho con có vốn làm ăn sinh sống và chăm lo phụng dưỡng tôi lúc tuổi già. Ai ngờ!”. “Vợ chồng có với nhau được hai mụn con gái thì ông ấy nhất định đòi phải đẻ thêm thằng con trai, tôi không chịu thế là ông ấy bỏ đi lấy vợ hai từ lúc con lớn mới có năm tuổi còn con bé vừa lên ba. Một thân nuôi con đến giờ khi đã gần đất xa trời rồi lại bị con đánh, đuổi ra khỏi nhà”, bà Nhưng rơm rớm nước mắt kể về bi kịch gia đình mình.
Sáng 17/8/2012, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã về tới địa phận huyện Tiên Du, Bắc Ninh trong hành trình “nhất bộ nhất bái” từ TP Hồ Chí Minh tới Yên Tử. Dù gặp mưa khá lớn trên đường, trang phục ướt sũng nước nhưng Đại đức Thích Tâm Mẫn và các đệ tử của mình vẫn không hề ngưng bước. Không may, anh Nguyễn Văn Cường (trú tại xã Liên Mão, Tiên Du) đã bị một số kẻ tự xưng là đệ tử hộ tống nhà sư đánh chảy máu đầu. Theo lời anh Cường, khi đang cùng những người dân khác quan sát nhà sư từ xa, anh thấy một số người dân bị đám người "hộ tống" Đại đức Thích Tâm Mẫn đánh, anh đã lại gần khuyên can và hỏi lý do. Ngay sau đó, anh bị khoảng 5 người xông vào đấm và đánh bằng dùi cui khiến đầu anh bị chảy máu.
Sáng 17/8/2012, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã về tới địa phận huyện Tiên Du, Bắc Ninh trong hành trình “nhất bộ nhất bái” từ TP Hồ Chí Minh tới Yên Tử. Dù gặp mưa khá lớn trên đường, trang phục ướt sũng nước nhưng Đại đức Thích Tâm Mẫn và các đệ tử của mình vẫn không hề ngưng bước. Không may, anh Nguyễn Văn Cường (trú tại xã Liên Mão, Tiên Du) đã bị một số kẻ tự xưng là đệ tử hộ tống nhà sư đánh chảy máu đầu. Theo lời anh Cường, khi đang cùng những người dân khác quan sát nhà sư từ xa, anh thấy một số người dân bị đám người "hộ tống" Đại đức Thích Tâm Mẫn đánh, anh đã lại gần khuyên can và hỏi lý do. Ngay sau đó, anh bị khoảng 5 người xông vào đấm và đánh bằng dùi cui khiến đầu anh bị chảy máu.
Tháp truyền hình Nam Định cao 180 m bị gãy đôi sau cơn bão số 8 trong năm qua. Vị trí bị gãy cách mặt đất khoảng 30 m. Rất may không có người bị nạn vì sự cố trên. Một số người dân sinh sống tại TP Nam Định (Nam Định) khu vực gần cột tháp cho hay, vào khoảng 23h ngày 28 – 10 sau cơn gió xoáy là tiếng động lớn. Người dân mở cửa chạy ra ngoài thì phát hiện cột tháp đi bị gãy đổ xuống khuôn viên của đài truyền hình Nam Định, một phần ngọn tháp xẻ đôi bức dậu sắt vắt ngang qua đường. Vụ việc này sau đó đã làm dư luận có nhiều luồng trái ngược nhau về chất lượng của tháp truyền hình Nam Định có vấn đề.
Tháp truyền hình Nam Định cao 180 m bị gãy đôi sau cơn bão số 8 trong năm qua. Vị trí bị gãy cách mặt đất khoảng 30 m. Rất may không có người bị nạn vì sự cố trên. Một số người dân sinh sống tại TP Nam Định (Nam Định) khu vực gần cột tháp cho hay, vào khoảng 23h ngày 28 – 10 sau cơn gió xoáy là tiếng động lớn. Người dân mở cửa chạy ra ngoài thì phát hiện cột tháp đi bị gãy đổ xuống khuôn viên của đài truyền hình Nam Định, một phần ngọn tháp xẻ đôi bức dậu sắt vắt ngang qua đường. Vụ việc này sau đó đã làm dư luận có nhiều luồng trái ngược nhau về chất lượng của tháp truyền hình Nam Định có vấn đề.
Fan Kpop tại Việt Nam vừa qua chìm ngập niềm vui khi được đón hơn 70 nghệ sĩ Hàn Quốc đến Việt Nam biểu diễn trong chương trình đại nhạc hội Kpop Festival kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Hàn. Thế nhưng bên cạnh sự hân hoan và hạnh phúc đó là những làn sóng tranh luận về "fan cuồng Kpop" tiếp lục nổi lên mạnh mẽ.
Fan Kpop tại Việt Nam vừa qua chìm ngập niềm vui khi được đón hơn 70 nghệ sĩ Hàn Quốc đến Việt Nam biểu diễn trong chương trình đại nhạc hội Kpop Festival kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Hàn. Thế nhưng bên cạnh sự hân hoan và hạnh phúc đó là những làn sóng tranh luận về "fan cuồng Kpop"  tiếp lục nổi lên mạnh mẽ.
Phi Long (TH)