Niềm tự hào của một gia đình có 4 thế hệ may cờ Tổ quốc

18/08/2013 07:25
Trần Kháng
(GDVN) - Lưu giữ và theo nghề may cờ Tổ quốc từ lâu (từ những năm 1945 - PV), trải qua 4 thế hệ, gia đình anh Nguyễn Văn Phục là địa điểm cung cấp hàng vạn lá cờ Tổ quốc vào những ngày lễ, tết của đất nước mỗi năm.
Về tới đầu làng Từ Vân xã Lê Lợi (Thường Tín, Hà Nội), hỏi anh Phục máy cờ Tổ quốc chúng tôi đã được người dân trong làng chỉ đường về tận nhà. Ngôi nhà cấp bốn là nơi gia đình anh Phục sinh sống và cũng là nơi để làm nghề. Điều đặc biệt, anh Phục là thế hệ thứ 4 của gia đình (sau cụ, ông, bố) theo nghề máy cờ Tổ quốc.
Trò chuyện cùng bà Đặng Thị Đàn (mẹ anh Phục) về nguồn gốc nghề may cờ Tổ quốc của gia đình, bà Đàn cho biết: “Gia đình tôi đã may cờ Tổ quốc từ đời các cụ, thời đó cụ nhà tôi được được Nhà nước đào tạo may cờ. Cụ là một thành viên trong hợp tác xã cờ đỏ tại số 4, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội”. 
Thế hệ nối tiếp thế hệ, nghề làm cở Tổ quốc của gia đình vẫn được gìn giữ và truyền lại tới thế hệ của anh Phục. Cũng theo bà Đàn, vào năm 1945 thì gia đình bà cũng đã thêu những lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên tung bay trên bầu trời Việt Nam, trong ngày cả đất nước mừng độc lập (2/9).
Đối với mỗi thành viên trong gia đình đặc biệt này họ luôn thấy tự hào về việc làm của gia đình mình: “Lá cờ Tổ quốc luôn gắn liền với đất nước Việt Nam. Chúng tôi luôn thấy tự hào đã đóng góp một phần nào đó cho đất nước” – Bà Đàn chia sẻ thêm.
Thị trường tiêu thụ cờ Tổ quốc lớn nhất là ở Hà Nội. Đặc biệt trong những ngày sự kiện trọng đại của đất nước như: Quốc khánh (2/9), Tết Nguyên Đán…
Điều đặc biệt mà ai đi qua nhà anh Phục cũng có thể nhận ra nhà anh làm nghề gì. Những tấm vải đỏ, những lá cờ Tổ quốc được căng khắp sân ngôi nhà cấp bốn của gia đình.
Điều đặc biệt mà ai đi qua nhà anh Phục cũng có thể nhận ra nhà anh làm nghề gì. Những tấm vải đỏ, những lá cờ Tổ quốc được căng khắp sân ngôi nhà cấp bốn của gia đình.
Không gian trong ngôi nhà làm cờ Tổ quốc này cũng chật kín vải vóc và đồ dùng làm nghề may cờ.
Không gian trong ngôi nhà làm cờ Tổ quốc này cũng chật kín vải vóc và đồ dùng làm nghề may cờ.
Theo nghề may cờ từ năm 18 tuổi - Anh Nguyễn Văn Phục là đời thứ 4 trong gia đình theo nghề may cờ Tổ Quốc. Theo anh phục thì kích thước của cờ Tổ quốc luôn luôn phải chuẩn dù là cờ to hay cờ nhỏ (chiều ngang bằng 1/3 chiều dọc).
Theo nghề may cờ từ năm 18 tuổi - Anh Nguyễn Văn Phục là đời thứ 4 trong gia đình theo nghề may cờ Tổ Quốc. Theo anh phục thì kích thước của cờ Tổ quốc luôn luôn phải chuẩn dù là cờ to hay cờ nhỏ (chiều ngang bằng 1/3 chiều dọc).
“May cờ Tổ quốc không chỉ đơn giản là chỉ cần may giỏi mà điều quan trọng và quyết định để có lá cờ đẹp chính là từ khâu chọn vải. Khi kéo sợi vải, vải phải thẳng nếu không cờ sẽ bị xoăn” – Chị Đào Thị Duyên vợ anh Phục chia sẻ.
“May cờ Tổ quốc không chỉ đơn giản là chỉ cần may giỏi mà điều quan trọng và quyết định để có lá cờ đẹp chính là từ khâu chọn vải. Khi kéo sợi vải, vải phải thẳng nếu không cờ sẽ bị xoăn” – Chị Đào Thị Duyên vợ anh Phục chia sẻ.
Trong gia đình, mỗi người phụ trách một công đoạn khác nhau trong khâu làm ra lá cờ Tổ quốc. Và chị Duyên là thợ may chính trong gia đình.
Trong gia đình, mỗi người phụ trách một công đoạn khác nhau trong khâu làm ra lá cờ Tổ quốc. Và chị Duyên là thợ may chính trong gia đình.
Tỉ mỉ trong từng mũi khâu, đường chỉ để cờ được đẹp và vuông vắn.
Tỉ mỉ trong từng mũi khâu, đường chỉ để cờ được đẹp và vuông vắn.
Bà Đàn đang thực hiện công đoạn cắt mặt sau của lá cờ để thấy được hình ngôi sao. Đây cũng là công đoạn gần cuối cùng sau công đoạn may lại đường viền của hình ngôi sao vàng.
Bà Đàn đang thực hiện công đoạn cắt mặt sau của lá cờ để thấy được hình ngôi sao. Đây cũng là công đoạn gần cuối cùng sau công đoạn may lại đường viền của hình ngôi sao vàng.
Bà Đàn luôn tự hào về nghề truyền thống của gia đình. Mỗi một lá cờ Tổ quốc được làm ra là một niềm tự hào đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước.
Bà Đàn luôn tự hào về nghề truyền thống của gia đình. Mỗi một lá cờ Tổ quốc được làm ra là một niềm tự hào đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước.
Ngoài giờ đến trường, em Nguyễn Nam – con trai anh Phục thường về phụ giúp bố mẹ với việc phơi cờ, cuộn vải…
Ngoài giờ đến trường, em Nguyễn Nam – con trai anh Phục thường về phụ giúp bố mẹ với việc phơi cờ, cuộn vải…
Bên cạnh việc nhập các loại vải may lá cờ gọi là vải sa được mua về từ La Cả ( La Khê, Hà Đông). Nhiều tấm vải đỏ còn do chính chính gia đình nhuộm.
Bên cạnh việc nhập các loại vải may lá cờ gọi là vải sa được mua về từ La Cả ( La Khê, Hà Đông). Nhiều tấm vải đỏ còn do chính chính gia đình nhuộm.
Niềm vui, niềm tự hào về công việc đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Và gia đình anh Phục cũng đang hướng cho con trai anh theo nghề này.
Niềm vui, niềm tự hào về công việc đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Và gia đình anh Phục cũng đang hướng cho con trai anh theo nghề này.
Trần Kháng