PGS Chu Hồi chỉ ra những hạn chế trong công tác GD chủ quyền biển đảo

09/06/2013 06:29
Hoàng Lực (Thực hiện)
(GDVN) - Thiếu thông tin chính xác khoa học, tuyên truyền kiểu khu trú, tuyên truyền đối ngoại vẫn còn thiếu và yếu... là những điểm hạn chế lớn nhất trong công tác giáo dục chủ quyền biển đảo được PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam chỉ ra hiện nay.
LTS: Trong nửa đầu năm 2013 Trung Quốc liên tục đẩy mạnh các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, từ việc xua đuổi, ngăn cản và đe dọa an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân ta đánh bắt hợp pháp tại Hoàng Sa cho đến những động thái lấn dần các bãi cạn, bãi ngầm và rặng san hô ở Trường Sa, tập trận trái phép, du lịch trái phép …
Bên cạnh đó Trung Quốc còn đang tuyên truyền bóp méo sự thật về cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông, trong đó bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng như phô trương thanh thế và lấp liếm các hoạt động lấn lướt, hung hăng trên thực địa.
Hoạt động quân sự của TQ ở Biển Đông nguy hiểm có hệ thống
Hoạt động quân sự của TQ ở Biển Đông nguy hiểm có hệ thống
Chủ trương nhất quán của Việt Nam chúng ta là giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), tuy nhiên thực tế dường như Trung Quốc đang tìm mọi cách né tránh việc tuân thủ UNCLOS cũng như DOC ở Biển Đông.
"Vẫn chưa tạo ra tác động xã hội thực sự như mong muốn"
Có thể nói giáo dục - tuyên truyền - truyền thông và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mặt trận thông tin có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ vững chủ quyền quốc gia tại Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa. Liên quan đến vấn đề này phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
GS.TS Nguyễn Chu Hồi nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (ảnh Hoàng Lực)
GS.TS Nguyễn Chu Hồi nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (ảnh Hoàng Lực)
PV: Thưa PGS.TS Chu Hồi, ông đánh giá như thế nào về công tác giáo dục - tuyên truyền và truyền thông về chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay? 
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Có thể nói rằng tình hình Biển Đông bắt đầu trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý về cái gọi là “Đường lưỡi bò đứt khúc 9 đoạn” chiếm khoảng 80% diện tích biển Đông vào năm 2009. Và càng trở nên căng thẳng hơn trong khoảng từ đầu năm 2013 đến nay với nhiều hoạt động  quân sự như đưa tàu chiến, tàu quân sự xuống vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trước tình hình đó, phải nói rằng Đảng và Nhà nước ta đã sớm tập chung cho công tác xử lý và giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, cũng như tăng cường công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo và công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo chính thức bắt đầu từ năm 2009 với nhiều khởi sắc mang lại hiệu quả bước đầu tuy nhiên nó vẫn chưa tạo ra tác động xã hội thực sự như mong muốn. Công tác tuyên truyền hiệu quả tức là phải tạo ra hiệu ứng xã hội, mà muốn tạo nên hiệu ứng phải đưa ra những thông tin rõ ràng và minh bạch giúp người dân không chỉ thay đổi nhận thức còn nâng cao được kiến thức. Từ đó thay đổi hành vi được xã hội công nhận về mặt này, có vẻ nhưng công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo thời gian qua vẫn còn hạn chế.4 hạn chế lớn nhất trong công việc giáo dục chủ quyền biển đảoPV: Như vậy theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi công tác tuyên truyền giáo dục chủ quyền biển đảo của chúng ta hiện nay đang có những mặt nào hạn chế?
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Theo tôi hiện nay trong công tác giáo dục chủ quyền biển đảo chúng ta còn có nhiều hạn chế những hạn chế này khiến hiệu quả tuyên truyền thấp chưa tạo ra hiệu ứng xã hội cao. Thứ nhất trong nhiều thông tin tuyên truyền giáo dục biển đảo đôi khi chưa thật chính xác, điều này rất nguy hiểm vì khi nói đến biển đảo là nói đến vấn đề yếu tố quốc tế nên việc hiểu biết về luật pháp quốc tế, tân pháp quốc tế về biển đảo từ việc nhận thức sai sẽ khiến hành động sai. Nguyên nhân của việc này vì biển tuy là lĩnh vực không mới nhưng gần đây mới được quan tâm đúng mức về mặt nhận thức, cho nên trong quá trình làm công tác tuyên truyền đâu đó từ tài liệu viết sách cho đến những phát ngôn, trên ngôn ngữ trên báo chí hoặc những tọa đàm, trao đổi trực tiếp..v..v.. Tôi nói ví dụ có những cuốn sách tôi đọc trong thư viện do một vị giáo sư viết với mở đầu như thế này: “Việt Nam là một quốc gia có vùng lãnh hải là một vùng Biển Đông rộng lớn…”. Điều đó có thể thấy kiến thức còn hạn chế ở mức nào, một vùng lãnh hải có 12 hải lý lại tương đương bao gồm cả 1 vùng Biển Đông rộng lớn. Rõ ràng hiểu biết, nắm bắt khái niệm pháp lý sai như vậy rất nguy hiểm. Vì vậy phải có tập huấn nghiêm túc với cơ quan những người nghiên cứu viết về biển đảo.Thứ hai, đội ngũ làm công tác biển đảo không thiện chiến, không lành nghề bắt đầu từ kiến thức không có, nghiện vụ không có tức là phải làm theo dự án, đề tài đây là cái đáng tiếc. Vừa rồi có một số ít cơ quan tuyên truyền theo dự án cách tiếp cận theo chương trình dự án, có dự án thì làm. Hơn nữa có khi giải ngân không kịp trong khi nội dung dự án đã được phê duyệt từ trước nhưng phải một năm sau mới tiến hành thì cái nội dung dự án đó đã không bám sát biển đảo trong tình hình mới từ đó giảm tác dụng của công tác tuyên truyền biển đảo. Thứ ba, công tác tuyên truyền biển đảo của chúng ta khu trú vào quá, một năm chỉ có 1 – 2, hoặc vài ngày cả nước rộ lên, điều đó cần không? Tôi cho rằng rất cần, nhưng cần phải có những tuần lễ trong năm nhấn về thời gian. Đó sẽ là không gian trong 1 năm để cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, khảo cứu các nhà hoặc định chính sách ngồi lại họp bàn với nhau dưới các diễn đàn bàn tròn thảo luận với nhau suy ngẫm lại xem 1 năm vừa rồi công tác tuyên truyền đạt được những gì? Đánh giá từng mảng lớn về vấn đề biển đảo mà đất nước đang yêu cầu hiện nay và những vấn đề thực tiễn yêu cầu hiện nay…
Trung Quốc liên tục gây hấn trên Biển Đông.
Trung Quốc liên tục gây hấn trên Biển Đông.
Thứ tư cái cuối cùng tôi muốn nói, chúng ta đang yếu về tuyên truyền đối ngoại, trên thế giới có mạng lưới Đại dương toàn cầu. Từ tháng 3/2009 khi mà Đại hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đồng ý thông qua ngày 8/6 là ngày đại dương thế giới. Lúc đó Việt Nam là 1 trong 9 nước thành viên tổ chức hoạt động này sớm đưa lên các trang mạng quốc tế thể hiện Việt Nam đã và đang hướng về ngày đại dương thế giới. Sau đó đến năm 2010 Việt Nam lại tiếp tục là 1 trong 41 nước tổ chức tuần lễ biển và hải đảo nhưng đến những năm sau này chúng ta chỉ coi ngày Đại dương thế giới chỉ là hướng tới. Từ đó những hoạt động, tuyên truyền của Việt Nam về biển hải đảo không gắn với ngày Đại dương thế giới, không hòa mình với thế giới nên thế giới không biết về công tác tuyên truyền của ta, không hiểu mục đích tuyên truyền của ta đây là điều rất đáng tiếc. PV: Chúng ta đã tổ chức những Festival lớn về biển PGS.TS có nghĩ đây là một phương pháp tuyên truyền giáo dục chủ quyền biển đảo tốt?

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi:
Tôi nghĩ là không mà ngược lại đây là một hạn chế trong công tác tuyên truyền, vì đó là hình thức tuyên truyền theo các dự án. Như các chúng ta cũng biết các chương trình như Festival biển hiện nay thì chỉ có khách mời với được vào, ngư dân đâu có được vào không? Người dân địa phương có được vào không?
Câu trả lời là không, câu hỏi đặt ra là những người đáng được hưởng thông tin tuyên truyền lại không tiếp cận được hay nói cách khác những thông tin cần cho người dân lại trở thành cuộc họp của các lãnh đạo. Như vậy thì tuyên truyền kiểu gì? Tuyên truyền nhưng không tiếp cận được thì không có hiệu quả.

...(còn nữa)
Hoàng Lực (Thực hiện)