Phải xem việc từ chức là thuộc tính của liêm sỉ

29/11/2016 06:42
QUỐC TOẢN (LƯỢC GHI)
(GDVN) - Ở nước ta, nếu người có chức vụ từ chức thì chẳng khác gì “vác đá ghè vào chân mình”, thậm chí người đó có khi lại bị chê là “lập dị”.

LTS: Tiếp tục câu chuyện về "văn hóa từ chức", ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa cho rằng, ở nước ta, nếu người có chức vụ từ chức thì chẳng khác gì “vác đá ghè vào chân mình”, thậm chí người đó có khi lại bị chê là “lập dị”.

Ông Cuông cũng kiến nghị nhiều giải pháp để tạo tiền lệ, hình thành văn hóa từ chức ở Việt Nam.

Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam lược ghi ý kiến, quan điểm của ông Lê Văn Cuông (hôm 26/11) xung quanh vấn đề này.

Tại kỳ họp Quốc hội khóa 13 khi chất vấn Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) đã đề cập tới cụm từ “văn hóa từ chức".

Đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14 vừa qua, đại biểu này tiếp tục đặt câu hỏi với tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề trên.

Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện sự đồng tình với quan

Phải xem việc từ chức là thuộc tính của liêm sỉ ảnh 1

Hai lần Thủ Tướng chỉ đạo, Thanh Hóa vẫn giữ nguyên 8 Phó, kiến nghị lập thêm Sở

điểm về văn hóa từ chức của ông Dương Trung Quốc, đồng thời giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, xây dựng quy chế, quy trình pháp lý cho vấn đề từ chức của cán bộ có chức vụ.

Đây rõ ràng là tín hiệu tốt khi Thủ tướng đang quyết tâm xây dựng một Chính phủ hành động, kiến tạo, liêm chính.

Quay trở lại vấn đề văn hóa từ chức như Đại biểu Dương Trung Quốc đã đề cập, theo tôi trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm thế nào là văn hóa?

Nói đến văn hóa là nói đến nền tảng xã hội, tuyền thống dân tộc, giá trị tinh thần, niềm tự hào của mỗi quốc gia, được hình thành, tồn tại bền vững qua nhiều thế hệ.

Vì vậy, để có được một thiết chế văn hóa mới nói chung và nhất là văn hóa từ chức nói riêng là điều không hề dễ dàng.

Bởi lẽ, công tác cán bộ ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thời sự, bức xúc, nhức nhối, do hệ quả của vấn nạn chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước, tham nhũng, lợi ích nhóm gây ra.

Ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Vietnamnet.vn)
Ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Vietnamnet.vn)

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề trên là chính sách cán bộ.

Chính sách này càng hấp dẫn thì tham nhũng quyền lực càng dễ dàng.

Bổng lộc, lợi ích càng lớn thì càng nhiều đối tượng chạy chọt, trục lợi, tham quyền cố vị.

Một hiện tượng nhãn tiền gây ra sự bức xúc, bất bình và nghi ngờ trong dư luận có thể thấy đó là, tại sao có nhiều người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo, hoặc tìm mọi cách để có chức này, chức nọ?

Nhiều cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín thấp,

Phải xem việc từ chức là thuộc tính của liêm sỉ ảnh 3

Nguyên Giám đốc Sở Y tế tuyển dụng "chui" hơn 3.000 lao động, liệu có tiêu cực?

không còn tác dụng trong công việc, là trở ngại cho cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương, thậm chí là vi phạm kỷ luật, nhưng không chịu từ chức?

Trong khi đó, nhiều trường hợp tổ chức, nhân dân, dư luận muốn thay thế những người này, nhưng không thực hiện được, mà phải chờ tới hết nhiệm kỳ hoặc đến tuổi hưu.

Thậm chí có trường hợp chạy tuổi để kéo dài thời gian "giữ ghế".

Tất cả đều xuất phát từ lợi ích nhóm. Lợi ích đó do chức tước, quyền lực mà có.

Còn nhiệm vụ, trách nhiệm thì đẩy cho cấp dưới và đổ lỗi cho tập thể, cho cơ chế, khi có sai lầm, tiêu cực.

Sự mất cân đối giữa quyền lợi (lợi ích) và trách nhiệm (không rõ ràng) khiến nhiều người không dễ gì từ chức.

Hoặc nếu làm như vậy (từ chức) thì chẳng khác gì “vác đá ghè vào chân mình”, thậm chí có khi lại bị người ta chế là “lập dị”.

Do vậy, rất khó hình thành văn hóa từ chức một khi còn tồn tại những vấn đề sau đây:

Pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các chức danh vị trí công việc còn chung chung, dựa vào tập thể, trách nhiệm cá nhân không rõ ràng; sai phạm xử lý không nghiêm, hoặc xử lý theo kiểu “hòa cả làng”.

Bổng lộc, lợi ích do chức tước, quyền lực mang lại rất lớn.

Cán bộ thiếu nghiêm túc, không tiên phong, gương mẫu, tham quyền cố vị.

Không có quy định pháp luật cụ thể để từ chức.

Áp lực dư luận chưa mạnh mẽ.

Xã hội chưa cảm thông, còn mặc cảm với việc từ chức.

Cán bộ sợ danh tiếng, danh dự, cá nhân bị ảnh hưởng khi từ chức.

Trên thế giới, có nhiều nước xem việc từ chức là chuyện bình thường, nhẹ nhàng. Nhưng ở nước ta, quan niệm từ chức còn nặng nề, nên rất ít trường hợp “dũng cảm” từ chức.

Do đó, để từng bước hình thành văn hóa từ chức ở nước

Phải xem việc từ chức là thuộc tính của liêm sỉ ảnh 4

Cựu sinh viên bị cán bộ thuế lừa phỉnh, nguy cơ mất 300 triệu đồng để chạy việc

ta, trước hết phải xác định rằng, văn hóa từ chức là nét đẹp trong cuộc sống, là thuộc tính của liêm sỉ, là tiến trình phát triển của xã hội văn minh.

Do đó, cần tạo dư luận để xem việc từ chức là vấn đề bình thường và cần thiết trong hoạt động xã hội để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ, mở đường cho sự ra đời của văn hóa từ chức.

Khuyến khích tôn vinh những người tự nguyện từ chức.

Thay đổi nhận thức để những người không đáp ứng được công việc, không còn đủ uy tín làm việc có cơ hội, rời khỏi chức vụ trong danh dự.

Xây dựng quy chế, quy trình pháp lý cho vấn đề từ chức, trong đó quy định cụ thể các tiêu chí, nhận diện có định lượng để dẫn đến việc từ chức. 

Cụ thể, người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm chính nếu để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng tới ổn định xã hội, chính trị, uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc của xã hội.

Tiếp đó, khi lấy phiếu tín nhiệm đạt kết quả thấp (trên 50% phiếu tín nhiệm thấp, hoặc tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tín nhiệm đạt trên 70%), hoặc được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gợi ý, thì tự nguyện xin từ chức.

Trường hợp không tự nguyện từ chức, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét buộc từ chức, bị bãi nhiệm, cách chức.

QUỐC TOẢN (LƯỢC GHI)