Quảng Bình: Chạy lũ, tránh bão trong hang đá

02/10/2011 06:03
Theo NGUYỄN VIẾT LONG/Pháp luật TPHCM
Lũ tràn bất ngờ khiến người dân trở tay không kịp nên phải chịu cảnh đói, khát trong hang đá.
Ngày mai, bão số 6 vào đến Hoàng Sa Nhiều trường ở miền Tây cho học sinh nghỉ học, lập nhiều điểm giữ trẻ tập trung. 2 giờ sáng 1-10, người dân các xã Tân Hóa, Minh Hóa và Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) đang ngủ thì bất ngờ nước lũ tràn vào. Nhiều gia đình chỉ kịp bồng con chạy lên lèn đá tránh lũ, bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn, heo gà chìm trong lũ dữ.Thoát chết trong gang tấc Bà Đinh Thị Thủ ở xã Tân Hóa bàng hoàng kể: “Không nghe dự báo có lũ, thế là tui yên tâm nằm. Đang lúc ngủ say thì thấy ướt ướt ở lưng. Tỉnh dậy nước đã đến giường. Hoảng quá, tui đưa đồ lên nóc nhà nhưng nước dâng nhanh khủng khiếp. May mắn có người đưa thuyền sang chở tui lên lèn đá”.
Nhiều người dân phải sống trên nóc nhà để tránh lũ. Ảnh: V.LONG
Nhiều người dân phải sống trên nóc nhà để tránh lũ. Ảnh: V.LONG
Người dân phải chạy lên hang đá tránh lũ. Ảnh: V.LONG
Người dân phải chạy lên hang đá tránh lũ. Ảnh: V.LONG
Anh Trương Văn Luần (cũng ở xã Tân Hóa) kể sau những trận lũ lịch sử, nhà anh luôn đề phòng chạy lũ. “Nhưng lần này không hiểu sao đến lúc hàng xóm sang gọi tôi mới biết. Tôi chỉ kịp vơ được mấy tấm áo bỏ lên thuyền rồi bơi lên lèn đá. May mà trâu bò đã được đưa lên trước...”. Tương tự, anh Trần Văn Hùng ở xã Thượng Hóa cũng tưởng đưa hết đồ đạc lên nóc nhà là an tâm rồi. “Ai ngờ, 4 giờ sáng lũ dâng nhấn chìm toàn bộ, tui chỉ kịp đưa vợ con lên thuyền bơi vào hang đá”. Trong cơn lũ dữ, em Trần Xuân Hiếu (ở xã Tân Hóa) suýt chút nữa đã bị cuốn trôi. “Nước vào thôn, bố bảo đưa đồ đạc lên nóc nhà, em vừa chợp mắt một chút thì nước dâng cao nên phải dỡ ngói ra ngoài. Không ngờ em sẩy chân, bị lũ cuốn trôi. May em chụp níu được cành cây, chịu đựng đến hơn 20 phút thì mọi người mới tìm thấy cứu được” - Hiếu kể bằng giọng sợ hãi. Một trường hợp thoát chết khác là bà Cao Thị Cúc, cũng ở xã Tân Hóa. “Biết nước lên, tui đưa toàn bộ tài sản lên nóc nhà. Nước lại dâng tận nóc, tui phải dỡ ngói chui ra kêu cứu nhưng người ta đã chạy lên lèn đá hết rồi. Tui liều lấy tấm ván chèo đi thì gặp dòng nước lớn đẩy vào lèn đá. Hú hồn!” - bà Cúc kể. Nhiều người dân phải sống trên nóc nhà để tránh lũ. Ảnh: V.LONG Người dân phải chạy lên hang đá tránh lũ. Ảnh: V.LONGThiếu thốn trong hang đá “Đến 3 giờ sáng, nước từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lũ dâng cao, nhiều nhà dân chưa kịp di tán. Chúng tôi phải hò hét, điều động bà con dùng thuyền chở nhau lên lèn đá. Khi chúng tôi gõ cửa kêu gọi người dân chạy lũ, có người còn chưa biết lũ ập đến” - anh Thanh Duẩn, Bí thư Đoàn xã Minh Hóa, cho biết. Do lũ đến bất ngờ trong đêm nên khi chạy lũ nhiều người không kịp mang theo thức ăn, nước uống. Có người mang được vài gói mì tôm đã san sẻ hết cho nhiều người. Nhiều người già và trẻ nhỏ trong các hang đá, lèn đá bắt đầu đói và rét. Ông Trần Xuân Thanh (xã Tân Hóa) cho biết sáng qua người làng cho được hai gói mì và huyện cho một chai nước bố con ông chia nhau. Tương tự, khi chạy lên lèn đá anh Cao Thái cũng chỉ kẹp được đúng hai gói mì tôm. Ông Cao Ngọc Uyên, Chủ tịch xã Minh Hóa, cho biết hiện xã đang tiếp cận những hộ ở trong lèn đá để tạm thời cấp nước uống. Ngay khi lũ đến, xã đã huy động toàn bộ tàu thuyền nhanh chóng di dân lên vùng cao. Toàn bộ 639 hộ dân trong xã đã được đưa lên lèn đá an toàn lúc 5 giờ sáng 1-10. “Tuy nhiên, nhiều người trên lèn đá, hang đá đang thiếu nước, áo quần và mì tôm nghiêm trọng” - ông Cao Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hóa, lo lắng. Ông Đinh Quý Nhân, Chủ tịch huyện Minh Hóa, cho biết huyện đang cho thuyền đi cấp nước uống cho bà con ở các vùng lèn đá. “Nhưng giờ huyện đang thiếu nước trầm trọng. Hiện mưa lớn làm 1.300 ngôi nhà bị chìm trong nước. Trong đó có khoảng hơn 1.000 ngôi nhà bị nước lũ nhấn chìm hơn gần 2 m” - ông Nhân nói.
Ba người chết và mất tích

Tính đến chiều 1-10, Quảng Bình đã có ba người chết và mất tích. Hai cháu Đinh Duy Ngọc (ba tuổi, xã Yên Hóa, Minh Hóa) và Nguyễn Quang Vinh (năm tuổi, xã Quảng Phú, TP Đồng Hới) bị ngã xuống nước chết đuối. Người mất tích là ông Phan Văn Gọn (xã Nhân Trạch, Bố Trạch). Ông Gọn cùng người khác đi thuyền nan ra biển đánh lưới bắt ghẹ, bị gió và sóng lớn đánh chìm thuyền. Người kia may mắn ôm được phao và được cứu sống còn ông Gọn bị trôi mất tích.

Trước đó, ngày 30-9, em Hoàng Thị Mai (học sinh lớp 11, xã Hòa Trạch, Bố Trạch) bị lũ cuốn trôi trên đường đi học về. Rất may, em được người dân lao ra cứu sống.

P.NHA
Theo NGUYỄN VIẾT LONG/Pháp luật TPHCM