Rồng khổng lồ uốn lượn, phát quang trên mặt nước hồ Tây Tết Nguyên đán

20/01/2012 10:30
Nam Phong
(GDVN) - Đôi rồng khổng lồ được ghi vào kỷ lục Guinness Việt Nam với chiều dài 35 mét, cao 8,2 mét đã được hoàn thành tại khu vực hồ Tây đúng dịp Tết Nhâm Thìn
Đôi rồng thời Lý được làm bằng gốm sứ do các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng xây dựng đã được chuyển tới hồ Tây và sẽ "trầu tụ" tại đây vào đúng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.
Đôi rồng thời Lý được làm bằng gốm sứ do các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng xây dựng đã được chuyển tới hồ Tây và sẽ "trầu tụ" tại đây vào đúng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.
Đôi rồng thời Lý được làm bằng gốm sứ này có chiều dài 35m, cao hơn 8m - đôi rồng gốm sứ thời Lý được ghi trong kỷ lục Guinness Việt Nam. Trước đó, nhân dịp kỷ niệm Hà Nội tròn một nghìn tuổi, đôi này đã được dựng và đặt tại Công viên Bách Thảo (Hà Nội).
Đôi rồng thời Lý được làm bằng gốm sứ này có chiều dài 35m, cao hơn 8m - đôi rồng gốm sứ thời Lý được ghi trong kỷ lục Guinness Việt Nam. Trước đó, nhân dịp kỷ niệm Hà Nội tròn một nghìn tuổi, đôi này đã được dựng và đặt tại Công viên Bách Thảo (Hà Nội).
Tuy nhiên, do vị trí đặt đôi rồng này tại công viên Bách Thảo không hợp lý nên được đưa về hồ Tây - khu vực đường Nguyễn Hoàng Tôn kéo dài với đường dạo ven hồ.
Tuy nhiên, do vị trí đặt đôi rồng này tại công viên Bách Thảo không hợp lý nên được đưa về hồ Tây - khu vực đường Nguyễn Hoàng Tôn kéo dài với đường dạo ven hồ.
Đôi rồng gốm này được ghép từ 6.000 chiếc đĩa và hơn 4.000 chiếc cốc có nước men đặc biệt. Đôi rồng này có trọng lượng khoảng nặng 60 tấn. Nó đã được tháo rời từng khúc để tiện cho việc di dời từ công viên Bách Thảo tới hồ Tây.
Đôi rồng gốm này được ghép từ 6.000 chiếc đĩa và hơn 4.000 chiếc cốc có nước men đặc biệt. Đôi rồng này có trọng lượng khoảng nặng 60 tấn. Nó đã được tháo rời từng khúc để tiện cho việc di dời từ công viên Bách Thảo tới hồ Tây.
Công trình này được đầu tư xây dựng với tổng số tiền là 2,6 tỷ đồng.
Công trình này được đầu tư xây dựng với tổng số tiền là 2,6 tỷ đồng.
Chiều cao của rồng là 8,2m (tính cả bệ)
Chiều cao của rồng là 8,2m (tính cả bệ)
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đôi rồng được lắp đặt tại hồ Tây mang nhiều ý nghĩa lịch sử và tâm linh. Vị trí đặt rồng đối xứng với phủ Tây Hồ và trục Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây - Cổ Loa, tạo sự gắn kết chặt chẽ với các địa danh văn hóa.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đôi rồng được lắp đặt tại hồ Tây mang nhiều ý nghĩa lịch sử và tâm linh. Vị trí đặt rồng đối xứng với phủ Tây Hồ và trục Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây - Cổ Loa, tạo sự gắn kết chặt chẽ với các địa danh văn hóa.

Nam Phong