TP.HCM: Nao lòng cảnh khách vắng, ông đồ buồn thiu

21/01/2012 06:36
Lê Ngọc Dương Cầm

(GDVN) - 3 tụ điểm  “cho chữ” chính tại TP.HCM vào dịp tết năm nay: Nhà Văn hoá Thanh niên, Cung Văn hoá Lao động, góc phố Trương Định, đều vắng khách, đìu hiu.

Nét văn hoá “xin chữ” vào dịp tết dường như sắp lùi vào dĩ vãng và lời thơ buồn của nhà thơ Vũ Đình Liên từ cuối thế kỷ 19, nay lại trở về với đời thực: “Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua….Năm nay đào lại nở /Không thấy ông đồ xưa/Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ”.“Ông đồ” Mai Trợ đang “phượng múa, rồng bay” trên tờ giấy dó tại Nhà Văn hoá Thanh niên. 83 tuổi, có lẽ ông Trợ là "ông đồ" lớn tuổi nhất tại TP.HCM.
Nét văn hoá “xin chữ” vào dịp tết dường như sắp lùi vào dĩ vãng và lời thơ buồn của nhà thơ Vũ Đình Liên từ cuối thế kỷ 19, nay lại trở về với đời thực: “Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua….Năm nay đào lại nở /Không thấy ông đồ xưa/Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ”.“Ông đồ” Mai Trợ đang “phượng múa, rồng bay” trên tờ giấy dó tại Nhà Văn hoá Thanh niên. 83 tuổi, có lẽ ông Trợ là "ông đồ" lớn tuổi nhất tại TP.HCM.
Ở độ tuổi gần đất xa trời, ông Trợ buồn hiu, móm mém cho biết: “Tôi ham vui nên đã 6 cái tết, năm nào tôi cũng ngồi đây. Năm nay khách lúc đông, lúc vắng, nhưng đa phần họ chỉ xem, ít người "mua chữ". Tôi nghĩ cuộc sống hiện đại, nhiều thú vui, người ta dần lơ là thú vui tao nhã này rồi"
Ở độ tuổi gần đất xa trời, ông Trợ buồn hiu, móm mém cho biết: “Tôi ham vui nên đã 6 cái tết, năm nào tôi cũng ngồi đây. Năm nay khách lúc đông, lúc vắng, nhưng đa phần họ chỉ xem, ít người "mua chữ". Tôi nghĩ cuộc sống hiện đại, nhiều thú vui, người ta dần lơ là thú vui tao nhã này rồi"
Nghệ nhân Tony đang khắc thư pháp trên quả dưa hấu. Mỗi trái dưa sau khi khắc chữ, hoa văn sẽ được bán với giá 300.000 đồng.
Nghệ nhân Tony đang khắc thư pháp trên quả dưa hấu. Mỗi trái dưa sau khi khắc chữ, hoa văn sẽ được bán với giá 300.000 đồng.
Lưa thưa khách tại quầy thư pháp Nhà Văn hoá Thanh niên.
Lưa thưa khách tại quầy thư pháp Nhà Văn hoá Thanh niên.
Những quầy thư pháp ở Cung Văn hoá Lao động cũng không nằm ngoài cảnh "ông đồ đông hơn khách".
Những quầy thư pháp ở Cung Văn hoá Lao động cũng không nằm ngoài cảnh "ông đồ đông hơn khách".
"Ông đồ" già 73 tuổi Thành Trực đang mài nghiên, múa bút 3 chữ "phúc, lộc, thọ". Ông cười buồn cho biết: "Năm nay khách vắng quá chú à. Tôi ngồi đây đã 6 mùa xuân, chưa bao giờ như thế này cả. Tuy buồn nhưng tôi tự an ủi mình là đang mang chút hơi tàn cống hiến mọi người trong ngày xuân".
"Ông đồ" già 73 tuổi Thành Trực đang mài nghiên, múa bút 3 chữ "phúc, lộc, thọ". Ông cười buồn cho biết: "Năm nay khách vắng quá chú à. Tôi ngồi đây đã 6 mùa xuân, chưa bao giờ như thế này cả. Tuy buồn nhưng tôi tự an ủi mình là đang mang chút hơi tàn cống hiến mọi người trong ngày xuân".
So với hai nơi “cho chữ” Nhà Văn hoá Thanh niên và Cung Văn hoá Lao động thì góc phố “ông đồ” ở đường Trương Định đìu hiu đến nao lòng.
So với hai nơi “cho chữ” Nhà Văn hoá Thanh niên và Cung Văn hoá Lao động thì góc phố “ông đồ” ở đường Trương Định đìu hiu đến nao lòng.
Vẻ mặt đăm chiêu của “ông đồ” Bùi Hiến trước khung cảnh hịu quạnh khách. Anh là anh, em chú bác ruột với thi sĩ trứ danh Bùi Giáng (bố của anh là anh ruột của bố thi sĩ). Anh chính là người “sáng lập” ra góc phố ông đồ trên đường Trương Định. 11 lần tết đến, anh đều đã ngồi ngay góc phố này
Vẻ mặt đăm chiêu của “ông đồ” Bùi Hiến trước khung cảnh hịu quạnh khách. Anh là anh, em chú bác ruột với thi sĩ trứ danh Bùi Giáng (bố của anh là anh ruột của bố thi sĩ). Anh chính là người “sáng lập” ra góc phố ông đồ trên đường Trương Định. 11 lần tết đến, anh đều đã ngồi ngay góc phố này
Anh Bùi Hiến buồn rầu: “Năm sau có lẽ chú không còn thấy tôi nữa đâu. Cuộc sống vội vã của thành phố đã làm người ta lãng quên chúng tôi, ít người “xin chữ” nữa. Khách đã vắng hẳn từ 3 tết gần đây, mỗi năm càng vắng hơn. Anh em viết thư pháp cũng dần tản mác hết, giờ chỉ còn 5 người ngồi tại góc đường này. Tôi đã cố giữ nét văn hoá này nhưng lực bất tòng tâm rồi chú à”.
Anh Bùi Hiến buồn rầu: “Năm sau có lẽ chú không còn thấy tôi nữa đâu. Cuộc sống vội vã của thành phố đã làm người ta lãng quên chúng tôi, ít người “xin chữ” nữa. Khách đã vắng hẳn từ 3 tết gần đây, mỗi năm càng vắng hơn.  Anh em viết thư pháp cũng dần tản mác hết, giờ chỉ còn 5 người ngồi tại góc đường này. Tôi đã cố giữ nét văn hoá này nhưng lực bất tòng tâm rồi chú à”.
Khách hàng Hoàng Ngọc Thạch đang “xin chữ” (hay mua chữ?) của “ông đồ” Trần Phong. Anh Thạch đang chờ Phong viết xong chữ “lộc”, với giá 150 ngàn. Anh Thạch cho biết: “Vợ tôi tên Lộc nên tôi muốn dành món quà bất ngờ tặng cho bà ấy trong dịp tết”.
Khách hàng Hoàng Ngọc Thạch đang “xin chữ” (hay mua chữ?) của “ông đồ” Trần Phong. Anh Thạch đang chờ Phong viết xong chữ “lộc”, với giá 150 ngàn. Anh Thạch cho biết: “Vợ tôi tên Lộc nên tôi muốn dành món quà bất ngờ tặng cho bà ấy trong dịp tết”.
Nét yêu đời rất…nghệ sĩ của “ông đồ” Đào Phương. Đã 7 mùa xuân trôi qua, ông ngồi nơi góc phố nhiều kỷ niệm này.
Nét yêu đời rất…nghệ sĩ của “ông đồ” Đào Phương. Đã 7 mùa xuân trôi qua, ông ngồi nơi góc phố nhiều kỷ niệm này.
Ông đồ” trẻ Nguyễn Hải. Tuy ít tuổi nhất tại đây, nhưng Hải cũng đã có thâm niên ‘bám trụ” góc phố này được 6 mùa xuân.
Ông đồ” trẻ Nguyễn Hải. Tuy ít tuổi nhất tại đây, nhưng Hải cũng đã  có thâm niên ‘bám trụ” góc phố này được 6 mùa xuân.
Câu thơ buồn của thi sĩ Bùi Giáng qua nét bút "bay bướm" của Bùi Hiến: “Người qua, tôi cũng đi qua. Người dừng tôi cũng qua loa tạm dừng”. Ý thơ cũng là nỗi lòng của các “ông đồ” chăng?
Câu thơ buồn của thi sĩ Bùi Giáng qua nét bút  "bay bướm" của Bùi Hiến: “Người qua, tôi cũng đi qua. Người dừng tôi cũng qua loa tạm dừng”. Ý thơ cũng là nỗi lòng của các “ông đồ” chăng?

Lê Ngọc Dương Cầm

Lê Ngọc Dương Cầm