Thời điểm này TQ sẽ hành động ngang ngược, công khai ở Trường Sa

17/05/2013 06:56
Lê Dũng
(GDVN) - Thời gian gần đây phía Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây quan ngại, căng thẳng ở Biển Đông, vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Có thể nói các hoạt động thực tế và tuyên truyền của Trung Quốc trên Biển Đông (đặc biệt là ở hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam) là những hành động nằm trong ý đồ chiến lược lâu dài và xuyên suốt là chiếm toàn bộ Biển Đông trước giai đoạn 2025-2030.
Ngày 20/3/2013, Tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96382 TS.
Ngày 20/3/2013, Tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96382 TS.
Các hành động này thường được các tổ chức, ban, ngành (ngư chính, hải giám, hải quân, ngoại giao, truyền thông… của Trung Quốc) phối hợp với nhau rất chặt chẽ, bài bản và có ý đồ, khi thì tiến hành bí mật (đổ trộm vật liệu, xây dựng công sự trái phép tại các bãi đá, san hô ở quần đảo Trường Sa), khi lại được công khai với sự hậu thuẫn của báo chí và các phương tiện truyền thông của TQ.
Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và chiếm đóng phi pháp từ năm 1974. Từ đó đến nay, TQ luôn tìm cách ngăn cản, gây rối, bắt bớ tàu thuyền ngư dân của ta đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Liên tiếp chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua, phía Trung Quốc tiếp tục có những hành động vi phạm chủ quyền, gây quan ngại ở Biển Đông như: Ngày 20/3/2013, Tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96382 TS đang hoạt động bình thường tại vùng biển có chủ quyền của Việt Nam. Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam. Ngày 6/5/2013, Trung Quốc tổ chức đưa 32 tàu cá ra khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép trong khoảng thời gian 40 ngày. Đáng chú ý, đường cơ động của 32 tàu cá Trung Quốc men theo cái gọi là đường lưỡi bò 9 đoạn hướng về phía bờ biển của Việt Nam.
32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành thả neo và đánh bắt trái phép trong vùng biển phía cực Tây Nam quần đảo Trường Sa
32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành thả neo và đánh bắt trái phép trong vùng biển phía cực Tây Nam quần đảo Trường Sa
Vào lúc 16 giờ 45 phút chiều 13/5/2013, 32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành thả neo và đánh bắt trái phép trong vùng biển phía cực Tây Nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Truyền thông Trung Quốc công khai tọa độ vị trí các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép nằm ở 6,01 độ Vĩ Bắc, 108,48 độ Kinh Đông, cực Tây Nam quần đảo Trường Sa. Cũng trong ngày 13/5/2013 khi 32 tàu cá Trung Quốc đến khu vực này, Hải quân Trung Quốc đưa tin một biên đội tàu hộ vệ mang tên lửa của hạm đội Nam Hải đang thực hiện cái gọi là "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" và tập trận thường niên trái phép trong vùng biển quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngư dân Trung Quốc hạ neo chuẩn bị đánh bắt trái phép tại vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngư dân Trung Quốc hạ neo chuẩn bị đánh bắt trái phép tại vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Từ ngày 6/5/2013 đến ngày 14/5/2013, Trung Quốc tổ chức khảo sát đảo trái phép xâm phạm chủ quyền Trường Sa. Chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phái 1 đoàn khảo sát trái phép một số đảo, bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, một hành động leo thang gây căng thẳng Biển Đông. Đây là lần đầu tiên tỉnh Hải Nam, Trung Quốc phái 1 đoàn khảo sát trái phép ra Trường Sa kể từ khi thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp, phi lý và vô hiệu hồi tháng 6 năm ngoái. Đoàn khảo sát của tỉnh Hải Nam đã đáp tàu Ngư chính 310, con tàu hiện đại nhất của lực lượng Ngư chính Trung Quốc trên Biển Đông kéo ra xâm nhập và khảo sát trái phép Đá Chữ  Thập, Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi nằm trong quần đảo Trường Sa  thuộc chủ quyền Việt Nam (3 điểm đảo, bãi đá này đang bị lính Trung Quốc chiếm đóng trái phép) và bãi ngầm James cách bờ biển Malaysia chỉ 80 km. Mục đích của chuyến khảo sát phi pháp này theo Tân Hoa Xã là nhằm điều tra thực địa để phục vụ cho việc làm quy hoạch phát triển cái gọi là "thành phố Tam Sa", một âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.
Tàu Ngư chính 310 chở đoàn khảo sát đảo Hải Nam, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa từ 6/5 đến 14/5
Tàu Ngư chính 310 chở đoàn khảo sát đảo Hải Nam, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa từ 6/5 đến 14/5
Ngày 15/3/2013, Nhân Dân nhật báo, một tờ báo được coi là cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xuất bản trên toàn thế giới với số lượng từ 3 đến 4 triệu bản mỗi ngày chưa kể phiên bản điện tử (tờ báo này cung cấp thông tin trực tiếp về các chính sách và quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc với các phiên bản đa ngôn ngữ) đã đăng tải bài viết với nội dung  xúi giục Đài Loan nên "cứng rắn với Việt Nam" ở Trường Sa bằng cách "không cần cảnh cáo, bắn thẳng vào tàu hoặc máy bay của Việt Nam" nếu đi vào vùng biển phụ cận đảo Ba Bình. Ngày 15/5/2013, Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đơn phương, ngang ngược đưa ra tuyên bố về việc nước này sẽ thi hành lệnh cấm đánh bắt cá (phi pháp – PV) có hiệu lực từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. Theo dõi những động thái mới nhất này của phía Trung Quốc, có thể nhận thấy, việc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam của phía Trung Quốc ngày càng tăng về số lượng và tính chất vụ việc. Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc liên tiếp có các hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam (chưa tính đến việc gây căng thẳng với Phillippines, xúi giục Đài Loan nhân sự kiện tàu cá bị bắn cháy đả đũa Malina)?1. Mục tiêu trước mắt nhằm gây hấn trên thực địa, tăng cường thị uy trước thềm đối thoại an ninh khu vực Shangri-La 2013, cảnh báo và đe dọa các bên liên quan. Câu trả lời có thể ít nhiều được lý giải bởi sự kiện Đối thoại Shangri-La 2013 sắp sửa được tổ chức tại Singapore (từ 31/5 đến 2/6/2013)  tới đây với sự tham gia của nhiều quan chức an ninh và chính quyền cao cấp của 27 quốc gia ở khu vực và thế giới. Một nhà quan sát ở Hà Nội cho biết, cũng giống như các thời điểm trước thềm hội nghị đối thoại an ninh Shangri-La 2011, Shangri-La 2012 được tổ chức trong các năm trước, Trung Quốc vẫn dùng chiêu bài cũ đó là cố tình tạo ra căng thẳng về chủ quyền để thể hiện rằng Trung Quốc là nước có ảnh hưởng lớn nhất đến an ninh, trật tự trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang đã thực sự bắt đầu thực hiện chiến lược quay lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ tham gia đối thoại Sangrila 2013
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ tham gia đối thoại Sangrila 2013
Trung Quốc muốn tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn đối các "nước thứ 3"  gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản – các quốc gia chắc chắn đã và sẽ can thiệp vào vấn đề Biển Đông vì chiến lược và lợi ích của họ (an ninh hàng hải, đi lại tự do, hợp tác làm ăn…) tại khu vực này. Không chỉ có vậy, các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ để đánh tiếng với dư luận về sự ảnh hưởng của nước này đối với khu vực mà đó là những bước đi cụ thể trong “lộ trình đoạt trọn Biển Đông” được diễn đạt bằng tuyên bố “đường lưỡi bò chín đoạn” (phi lý, phi pháp) bao trọn 1,7 triệu km Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, cũng như tại một số bãi cạn mà Philippines tuyên bố có chủ quyền. Về diễn đàn đối thoại an ninh Sangrila 2013, đây là diễn đàn không ràng buộc về mặt pháp lý. Tất cả những vấn đề được đưa ra bàn luận tại hội nghị chỉ là để thảo luận, không đi đến bất cứ kết luận ràng buộc nào và các nước tham dự diễn đàn này không phải chịu bất cứ trách nhiệm quốc tế nào. Tuy nhiên, Shangri-La cho đến nay vẫn được đánh giá là diễn đàn an ninh quan trọng nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mục đích chính của Đối thoại Shangri-La là trao đổi, thảo luận về nghiên cứu chính sách quốc phòng và tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Được xem là một kênh xây dựng lòng tin bổ sung cho Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La), do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh, đứng ra tổ chức hằng năm tại khách sạn Shangri-La ở Singapore.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Sangrila 2013 (ảnh IISS)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Sangrila 2013 (ảnh IISS)
Theo thông báo mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, tham dự diễn đàn Sangrila 2013 tại Singapre năm nay phía Việt Nam có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ban tổ chức  Sangrila 2013 cho biết, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bài phát biểu khi tham dự diễn đàn an ninh lớn và ảnh hưởng nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương. Về phía Mỹ, IISS cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng sẽ tham gia và có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị đối thoại. Thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ tham dự Sangrila 2013 được đích thân ông Chuck Hagel thông báo với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong một cuộc hội ngộ giữa hai quan chức ở Lầu Năm Góc. Ông Chuck Hagel đã từng tham gia đối thoại Shangri-La ngay từ năm đầu tiên hội nghị này được thành lập (Shangri-La 2002). Khi đó, với vai trò là một quan chức của chính phủ Hoa Kỳ ông Chuck Hagel đã có bài phát biểu nói với nhan đề "Chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, giới phân tích quốc tế nhận định rằng tham gia Sangrila 2013, phía Trung Quốc có thể phái quan chức cấp cao tham dự diễn đàn này bởi ngoài vấn đề Biển Đông (Bắc Kinh quan tâm và đầu tư nhiều nhất), Trung Quốc cũng đang rất căng thẳng với Nhật Bản liên quan đến việc tranh đoạt chủ quyền quần đảo Senkaku, mẫu thuẫn với Ấn Độ ở biên giới… Trung Quốc chính thức tham dự diễn đàn Shangri-la từ năm 2007. 4 năm liên tục, Bắc Kinh đều cử 1 Phó tổng tham mưu trưởng dẫn đầu đoàn quân sự Trung Quốc đến Singapore dự đối thoại, năm 2011 “đột ngột” nhảy lên cấp Bộ trưởng Quốc phòng, khi đó là ông Lương Quang Liệt dẫn đầu đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-la. Tuy nhiên, tới diễn đàn Shangri-la 2012, Bắc Kinh chỉ cử trung tướng Nhiệm Hải Tuyền, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc làm trưởng đoàn đi dự đối thoại Shangri-La.Sự kiện này đã cho thấy Bắc Kinh sợ quốc tế hóa vấn đề biển Đông, rất ngán Mỹ và các quốc gia khác can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp theo tinh thần đàm phán hòa bình, cơ chế đa phương trên cơ sở luật pháp và trọng tài quốc tế. Trung Quốc thực sự muốn hạ bệ vai trò của diễn đàn Shangri-La không phải vì họ coi nhẹ, ngược lại họ rất quan tâm và lo sợ bởi vì diễn đàn này sẽ trực tiếp đe dọa chiến lược độc chiếm biển Đông, tham vọng bá quyền của Bắc Kinh.
Trang bìa một cuốn sách nói về tình hình Biển Đông và những vấn đề đáng quan tâm (ảnh minh họa)
Trang bìa một cuốn sách nói về tình hình Biển Đông và những vấn đề đáng quan tâm (ảnh minh họa)
2. Thúc đẩy chiến lược bành trướng quân sự trên Biển Đông – Trường Sa trong năm 2013, tăng cường “gài bẫy” Việt Nam, Philippines thông qua các vụ xung đột nhỏ trên Biển Đông, khu vực Trường Sa để hòng tìm cách lặp lại “bài học Scarborough” đánh chiếm các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa hiện chưa có bên nào phái quân chiếm đóng hoặc lực lượng mỏng yếu, vị trí trọng yếu. Ngày 7/5/2013 tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông, một tờ báo được xem như phiên bản của Nhân Dân nhật báo Trung Quốc nhận định, năm 2013 sẽ trở thành năm quan trọng của "trận giao tranh" giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam trên Biển Đông trong khi "Bắc Kinh đã bắt đầu những nước cờ lớn với thế tấn công liên tục, không ngừng." Ý đồ đẩy mạnh thế tấn công, âm mưu đánh chiếm các đảo, bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa: Một động thái ngoại giao chưa từng có tiền lệ đã xảy ra hôm 26/4 khi Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên liếng công khai tên (tiếng Trung Quốc) 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện do Philippinese chiếm đóng trái phép và đòi Manila "trả lại" 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô này cho Bắc Kinh. - Phát biểu của Hoa Xuân Oánh được tờ Văn Hối xem như Trung Quốc sẽ không chỉ chiếm đoạt từng điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà các bên tranh chấp đang chiếm đóng, trong tương lai Bắc Kinh có thể có nhiều hành hoạt động liều lĩnh với quy mô lớn hơn trên Biển Đông. - Trong khi cuộc tập trận Vai kề vai của liên quân Mỹ - Philippines đang diễn ra hồi trung tuần tháng 4, 2 chiếc chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay sượt qua đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo Thị Tứ hiện do Philippines chiếm đóng trái phép, điều giới phân tích Đài Loan và Hồng Kông cho là một hành động "cảnh cáo" Mỹ, Philippines ở Biển Đông, chỉ cần Philippines, thậm chí là Việt Nam tạo cớ, TQ sẽ dùng vũ lực. Những vụ va chạm nhỏ trên Biển Đông, Trường Sa (tương tự như vụ việc Philippines bắn tàu cá Đài Loan) hoàn toàn cung cấp cho Trung Quốc cái cớ để lặp lại “bài học Scarborough”, hoặc liều lĩnh hơn là dùng vũ lực chiếm đoạt các đảo, bãi đá, rặng san hô đang tranh chấp và chưa có bên nào cắt quân chốt giữ. Văn Hối nhận định, dù Philippines và Việt Nam có xoay sở đối phó ra sao, theo Văn Hối cũng không thể xoay chuyển được cục diện Trung Quốc sẽ từng bước chiếm đoạt các đảo, đá ở Trường Sa. Thời gian gần đây, các học giả “diều hâu” Trung Quốc cũng thường xuyên tuyên bố khi bóng gió xa xôi, lúc nói toạc ý đồ của Bắc Kinh sử dụng vũ lực ở Biển Đông. -    Ngày 2/5/2013 Thạch Tề Bình, một nhà phân tích, bình luận thời sự thường xuyên đưa ra các bình luận về tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng nói với đài Phượng Hoàng, Hồng Kông rằng có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" phi lý và phi pháp của họ ở Biển Đông. -    Ví dụ được ông Bình dẫn chứng là việc trong tháng 3 hạm đội Nam Hải đã kéo 4 tàu chiến hùng hổ ra Biển Đông, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam tập trận trái phép, thậm chí tàu chiến Trung Quốc đã kéo đến tận bãi James chỉ cách bờ biển Malaysia 80 km để chào cờ trái phép, và nhận vơ đó là cực nam của đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông. -    Một ví dụ khác được viên học giả này dùng chứng minh cho sự gọi là "chuẩn bị dùng thực lực bảo vệ chủ quyền lãnh hải" là tuyên bố ngang ngược, phi pháp của Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bà Oánh đã lên tiếng yêu cầu Philippines rút khỏi 8 điểm đảo, bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (Philippines, Trung Quốc, Đài Loan,  Malaysia cũng tuyên bố "chủ quyền" với một phần hoặc toàn bộ quần đảo) và "trả cho Trung Quốc", một điều hết sức phi lý và nực cười, cũng là động thái chưa từng có tiền lệ. -    Ngày 2/5 khi hội đàm với Ngoại trưởng Marty Natalegawa, Vương Nghị nói rằng ông ta cảnh báo "một số thế lực và quốc gia cá biệt chớ có sinh sự", khuấy căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời rêu rao về cái gọi là "chủ quyền" hết sức phi lý và phi pháp đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vương Nghị khẳng định một cách ngoan cố rằng Trung Quốc sẽ "bảo vệ" cái gọi là chủ quyền ấy một cách "rõ ràng, kiên quyết, nhất quán". -    Ngày 6/5/2013 Bàng Trung Anh, giáo sư viện Quan hệ quốc tế đại học Nhân Dân Trung Quốc xuất hiện trên tờ Thời báo Hoàn Cầu tiếp tục rêu rao về cái gọi là "ưu tiên" trong chính sách đối ngoại, "đưa ASEAN quay trở lại châu Á" và "nhắc nhở" Philippines, Việt Nam chớ quên Bắc Kinh "có truyền thống tiên lễ, hậu binh!" Một giọng điệu nực cười và đầy đe dọa.

Một số học giả chiến lược của Trung Quốc trước đó cũng bàn tính rằng một khi TQ thống nhất xong Đài Loan, nghỉ ngơi chỉnh đốn nhiều nhất là 2 năm, trong khoảng thời gian này Trung Quốc tuyên bố với các nước có tranh chấp tại Biển Đông về thời hạn cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo là năm 2028. Truyền thông Trung Quốc tuyên bố rất phi lý và nực cười rằng “tất cả các nước có thể đàm phán với Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Trung Quốc sẽ xuất phát từ quan điểm “láng giềng hữu nghị” và phong cách nước lớn, Trung Quốc còn có thể bảo đảm một phần “lợi ích kinh tế” của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này.

Lê Dũng