Thú vị những tục kiêng kị dịp Tết của người Việt

22/01/2012 06:30
H.A (tổng hợp)

(GDVN) - Miền Bắc kiêng treo tranh xui xẻo, miền Trung kiêng ăn tôm vì sợ việc làm ăn đi... giật lùi, miền Nam cất chổi rất kỹ vì lo mất chổi sẽ bị trộm vét sạch.
Kiêng quét nhà: Người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì thần Tài sẽ đi mất, tiền bạc sẽ không đến được với gia đình và nó còn mang lại điềm xấu. Theo một điển tích của Trung Quốc, trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau vài năm, Âu Minh làm ăn phát đạt và trở thành người giàu có. Vào mồng 1 Tết năm nọ, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyệt. Như Nguyệt sợ quá chui vào đống rác và biến mất. Thế rồi nhà Âu Minh cứ nghèo dần đi. Kể từ đó mọi người kiêng không dám quét nhà, đổ rác trong mấy ngày Tết.
Kiêng quét nhà: Người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì thần Tài sẽ đi mất, tiền bạc sẽ không đến được với gia đình và nó còn mang lại điềm xấu. Theo một điển tích của Trung Quốc, trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau vài năm, Âu Minh làm ăn phát đạt và trở thành người giàu có. Vào mồng 1 Tết năm nọ, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyệt. Như Nguyệt sợ quá chui vào đống rác và biến mất. Thế rồi nhà Âu Minh cứ nghèo dần đi. Kể từ đó mọi người kiêng không dám quét nhà, đổ rác trong mấy ngày Tết.
Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ và sự chết chóc nên không được dùng vào ngày đầu năm. Thay vào đó, mọi người thường mặc các bộ trang phục có màu sắc tươi tắn như màu hồng, đỏ, vàng, xanh…
Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ và sự chết chóc nên không được dùng vào ngày đầu năm. Thay vào đó, mọi người thường mặc các bộ trang phục có màu sắc tươi tắn như màu hồng, đỏ, vàng, xanh…
Kiêng khóc lóc, buồn tủi, nói những điều không vui: Nếu rơi vào cảnh buồn đau, chúng ta nên cố gắng kiềm chế để hưởng thụ một năm mới trọn niềm vui bên người thân, bạn bè. Kiêng nói những điều không vui vì khi nói ra cũng có nghĩa là làm họ chia sẻ nỗi lo lắng với mình, buồn theo mình, không tốt trong những ngày đầu năm. Kiêng nói to, cãi nhau, nói xấu hoặc chửi mắng người khác.
Kiêng khóc lóc, buồn tủi, nói những điều không vui: Nếu rơi vào cảnh buồn đau, chúng ta nên cố gắng kiềm chế để hưởng thụ một năm mới trọn niềm vui bên người thân, bạn bè. Kiêng nói những điều không vui vì khi nói ra cũng có nghĩa là làm họ chia sẻ nỗi lo lắng với mình, buồn theo mình, không tốt trong những ngày đầu năm. Kiêng nói to, cãi nhau, nói xấu hoặc chửi mắng người khác.
Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm sự đổ, vỡ vật dụng tạo nên sự chia cắt, đứt lìa và là điềm báo không may cho cả năm. Vì thế cần hết sức thận trọng khi sử dụng các đồ vật dễ vỡ như đồ thủy tinh, sành sứ...
Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm sự đổ, vỡ vật dụng tạo nên sự chia cắt, đứt lìa và là điềm báo không may cho cả năm. Vì thế cần hết sức thận trọng khi sử dụng các đồ vật dễ vỡ như đồ thủy tinh, sành sứ...
Kiêng vay mượn tiền bạc, đồ đạc: Người xưa cũng quan niệm không nên vay tiền hoặc đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm.
Kiêng vay mượn tiền bạc, đồ đạc: Người xưa cũng quan niệm không nên vay tiền hoặc đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm.
Kiêng đi chúc Tết khi trong gia đình có tang: Nếu nhà có đại tang thì kiêng đi chúc Tết đầu năm. Người xưa quan niệm nếu những người có tang đến chúc Tết gia đình ai thì sẽ mang nỗi buồn chia sẻ cho gia đình đó. Ngược lại, bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Kiêng đi chúc Tết khi trong gia đình có tang: Nếu nhà có đại tang thì kiêng đi chúc Tết đầu năm. Người xưa quan niệm nếu những người có tang đến chúc Tết gia đình ai thì sẽ mang nỗi buồn chia sẻ cho gia đình đó. Ngược lại, bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Kiêng cho nước, lửa: Lửa và nước tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi. Nếu cho lửa và nước vào ngày đầu năm thì có nghĩa là gia đình không giữ được tiền bạc và may mắn trong cả năm.
Kiêng cho nước, lửa: Lửa và nước tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi. Nếu cho lửa và nước vào ngày đầu năm thì có nghĩa là gia đình không giữ được tiền bạc và may mắn trong cả năm.
Kiêng đi chúc Tết vào sáng mùng 1 nếu không được gia chủ mời: Tục xông đất/xông nhà đầu năm mới diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Theo phong tục này, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Vì thế nếu không được gia chủ mời thì bạn nên tránh đi chúc Tết vào sáng mùng 1.
Kiêng đi chúc Tết vào sáng mùng 1 nếu không được gia chủ mời: Tục xông đất/xông nhà đầu năm mới diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Theo phong tục này, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Vì thế nếu không được gia chủ mời thì bạn nên tránh đi chúc Tết vào sáng mùng 1.
Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành.
Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành.
Kiêng giặt giũ vào Mùng Một và Hai Tết: Vì ngày sinh của thần Thủy là ngày 1, 2 tháng Giêng Âm lịch, do đó nên tránh giặt quần áo trong hai ngày này để phòng xui xẻo.
Kiêng giặt giũ vào Mùng Một và Hai Tết: Vì ngày sinh của thần Thủy là ngày 1, 2 tháng Giêng Âm lịch, do đó nên tránh giặt quần áo trong hai ngày này để phòng xui xẻo.
Kiêng Mở tủ: Một số gia đình kiêng mở tủ vào ngày Mùng Một Tết do tin rằng mở tủ lấy tài sản tức là “tống tiễn” tài lộc ra khỏi nhà. Do vậy, người lớn thường nhắc trẻ con cần lấy sẵn đồ đạc, quần áo diện ngày đầu năm ra ngoài trước lúc giao thừa.
Kiêng Mở tủ: Một số gia đình kiêng mở tủ vào ngày Mùng Một Tết do tin rằng mở tủ lấy tài sản tức là “tống tiễn” tài lộc ra khỏi nhà. Do vậy, người lớn thường nhắc trẻ con cần lấy sẵn đồ đạc, quần áo diện ngày đầu năm ra ngoài trước lúc giao thừa.
Kiêng xõa tóc: Ở vùng quê Việt Nam và một số gia đình gốc Hoa, người ta kỵ việc xõa tóc của các thiếu nữ. Họ cho rằng tóc xõa rũ rượi gợi lên liên tưởng đến những hình ảnh ma quái, cõi âm. Vì vậy, tốt nhất, vào những ngày này, phụ nữ nên chọn các kiểu tóc buộc, tết, kẹp gọn gàng khi ra đường. Tuy nhiên theo ghi nhận của Tiến sĩ Nguyễn Đệ, tập tục này không phổ biến lắm.
Kiêng xõa tóc: Ở vùng quê Việt Nam và một số gia đình gốc Hoa, người ta kỵ việc xõa tóc của các thiếu nữ. Họ cho rằng tóc xõa rũ rượi gợi lên liên tưởng đến những hình ảnh ma quái, cõi âm. Vì vậy, tốt nhất, vào những ngày này, phụ nữ nên chọn các kiểu tóc buộc, tết, kẹp gọn gàng khi ra đường. Tuy nhiên theo ghi nhận của Tiến sĩ Nguyễn Đệ, tập tục này không phổ biến lắm.
Kiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
Kiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
H.A (tổng hợp)