Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao đánh giá thái độ người dân với quyền bầu cử

11/03/2016 07:09
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) - Tâm lý cử tri cứ thấy ứng cử viên có chức vụ, học hàm, học vi cao trong xã hội thì bỏ phiếu. Có trường hợp bỏ phiếu cho hết trách nhiệm.

LTS: Vấn đề hiệp thương bầu cử cần được thực hiện công khai minh bạch để tạo ra sự công bằng giữa các ứng viên. 

Việc giám sát của người dân, giới truyền thông trong hiệp thương, bầu cử sẽ loại bỏ những người không xứng đáng...

Tiếp tục cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về câu chuyện bầu cử , TS. Hoàng Ngọc GiaoViện trưởng viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) sẽ làm rõ thêm vấn đề nêu trên.

PV: Ông đánh giá như thế nào về thái độ của người dân trong việc tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân? 

TS. Hoàng Ngọc Giao: Bên cạnh việc người ta nhìn nhận tích cực hơn về môi trường dân chủ trong bầu cử, vẫn còn không ít người hầu như không quan tâm lắm tới chuyện chuyện này. Điều đó xuất phát từ hạn chế còn tồn tại trong công tác tổ chức bầu cử ở nước ta.

Ngay cả những người nằm trong danh sách bầu cử, bản thân họ cũng khó biết được vì sao họ không trúng cử?

Hay nói cách khác, người tự ứng cử có chăng cũng chỉ biết họ trượt vì lá phiếu bầu dành cho mình được ít. Còn quá trình hiệp thương, kiểm phiếu ra sao, bản thân họ cũng không nắm được.

PGS.TS Hoàng Ngọc Giao (ảnh: Hoàng Lực/giaoduc.net.vn).
PGS.TS Hoàng Ngọc Giao (ảnh: Hoàng Lực/giaoduc.net.vn).

Mặt khác, hệ thống bầu cử và thực tiễn bầu cử ở nước ta từ trước tới nay còn nặng tính hình thức.  

Tồn tại căn bản nhất được thể hiện rõ ở việc, người cầm lá phiếu trong tay cũng không biết nhiều về thông tin ứng cử viên (không biết về nhân thân ứng cử viên đó là ai? hoạt động như thế nào trên thực tế, chương trình hoạt động ra sao...?).

Điều này dẫn đến việc một bộ phận cử tri không hào hứng với chuyện bỏ phiếu.

Một loại cử tri khác thì biểu hiện tâm lý phiến diện. Có người cứ thấy ứng cử viên chức to thể hiện trong danh sách niêm yết thì bầu và sẽ gạch tên những người còn lại.

Còn bộ phận cử tri khác thì chọn người nào có học

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao đánh giá thái độ người dân với quyền bầu cử ảnh 2

Ông Lê Văn Cuông: Dân biểu bây giờ thiếu nhất là...bản lĩnh!

hàm, học vị cao thì bỏ phiếu, mà không quan tâm tới việc người được bầu hoạt động, công tác trên cương vị đảm nhiệm ra sao?

Có cử tri khi đi bỏ phiếu cũng không quan trọng người đó trúng cử hay không trúng cử, miễn sao hoàn thành trách nhiệm.

Hay nói cách khác, trách nhiệm của cử tri đối với phiếu bầu rất thấp.

Chính chuyện không hiểu biết rõ về ứng cử viên khiến không ít người nảy sinh tâm lý không coi trọng, hay nói cách khác cử tri bầu theo cảm tính, bầu cho xong chuyện.

Điều này cũng dẫn đến việc người ta không hồ hởi lựa chọn người đại diện cho nhân dân vào cơ quan dân cử.

Có ý kiến cho rằng hiện nay các Hội nghị Hiệp thương thường đánh giá người tự ứng cử rất cảm tính. Điều này dẫn tới việc một số Đại biểu Quốc hội bị miễn nhiệm do đầu vào không chặt chẽ. Quan điểm của ông như thế nào?

TS. Hoàng Ngọc Giao: Hiệp thương là quá trình rà soát để hiệp đồng thương lượng về cơ cấu thành phần của những người sẽ đưa ra danh sách bầu cử.

Tuy nhiên trên thực tế, việc này tiến hành “khép kín” và thiếu sự tham gia, giám sát đóng góp ý kiến rộng rãi của người dân.

Thậm chí có trường hợp tổ trưởng dân phố, vận động cử tri bầu cho ông này, bà nọ.

Chính vì thế mới xảy ra chuyện Đại biểu Quốc hội

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao đánh giá thái độ người dân với quyền bầu cử ảnh 3

Bầu cử bình đẳng, người tự ứng cử dù không trúng cũng phải tâm phục, khẩu phục

vi phạm pháp luật như trường hợp của bà Châu Thị Thu Nga.

Vị này biểu hiện những sai phạm trong hoạt động kinh doanh trước đó, nhưng vẫn được bầu là Đại biểu Quốc hội, và không lâu sau đó cơ quan chức năng phát hiện sai phạm, đồng thời bị bãi miễn cương vị Đại biểu Quốc hội...

Tôi lấy làm tiếc, giá như chuyện hiệp thương được công khai rộng rãi hơn thì đâu có chuyện đáng tiếc xảy ra như vậy.

Cách đây 2 ngày, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Không để lọt phần tử xấu vào cơ quan nhà nước”.

Câu nói đó cũng có thể hiểu rằng, nhân dân, ở đây là tính đại chúng, là người biết rõ người nào xấu người nào tốt trong quá trình hiệp thương.

Ngược lại một cá nhân, một nhóm người chưa hẳn đã biết được điều này.

Do đó, để đảm bảo minh bạch hơn nữa trong quá trình hiệp thương, cần thiết phải công khai thông tin rộng rãi trong quần chúng nhân dân để họ được biết ứng cử viên của mình.

Qua đó, cử tri được tham gia ý kiến về những người được xem xét đưa vào danh sách bầu cử. Tránh trường hợp bầu xong mới phát hiện những sai sót đáng tiếc nêu trên.

Việc giám sát của người dân, giới truyền thông trong hiệp thương, bầu cử sẽ loại bỏ những người không xứng đáng, lọt vào cơ quan dân cử.

Do đó, công tác hiệp thương, bầu cử phải được công khai rộng rãi từ khâu lựa chọn ứng viên.

Theo ông làm cách nào để tạo không khí dân chủ hơn trong bầu cử?

TS. Hoàng Ngọc Giao: Xin nhắc lại rằng, chúng ta phải tạo điều kiện hết mức cho những người được đề cử, người tự ứng cử thể hiện bản thân mình trước cử tri.

Theo đó, người được đề cử phải đưa ra cương lĩnh hoạt động, cam kết của mình trước cử tri nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Để làm được điều này, cần công khai tổ chức vận động tranh cử, đăng phát thông tin người tự ứng cử, người được đề cử trên phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho người dân được tiếp xúc với những vị dân biểu tương lai của mình.

Việc người tự ứng cử, người được đề cử được trao đổi, thảo luận thoải mái với cử tri sẽ tạo nên không khí dân chủ, lành mạnh.

Về phía cử tri, khi những trương trình, hành động của người ứng cử, đề cử thỏa mãn với những câu hỏi của họ đặt ra, người ta sẽ hồ hởi đi bỏ phiếu lựa chọn Đại biểu cho mình.

Ông có lời khuyên nào dành cho những ứng viên tự ứng cử?

TS. Hoàng Ngọc Giao: Những người tự ứng cử rất đáng hoan nghênh. Điều này thể hiện sự dũng cảm, trách nhiệm của của bản thân họ đối với cử tri trước những vấn đề xã hội quan tâm.

Tôi chắc chắn rằng, những người tự ứng cử nếu trúng cử, họ sẽ không làm ngơ trước những vấn đề liên quan tới quyền lợi của cử tri.

Theo đó, để được sự tín nhiệm của người dân, người tự ứng cử nên thể hiện tính chủ động trong việc thể hiện rõ ràng cương lĩnh, hoạt động của mình để cử tri biết mình là ai?

Nếu người tự ứng cử thụ động, để rồi không trúng cử, thì cũng nên trách bản thân mình trước khi trách người khác.

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)