Trình QH bỏ phiếu bãi nhiệm bà Hoàng Yến

17/05/2012 19:04
Để tiến hành bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến cần có 2/3 số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý với phương án này.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết tại cuộc họp báo chiều 17/5 về kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XIII, diễn ra từ ngày 21/5 đến ngày 21/6.

Chương trình kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XIII có nội dung đáng chú ý là Quốc hội sẽ xem tư cách đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Trình QH bỏ phiếu bãi nhiệm bà Hoàng Yến, Tin tức trong ngày, dang thi hoang yen, hoang yen, dai bieu quoc hoi, tap doan tan tao, jimmy tran, quoc hoi, bai mien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Quốc hội sẽ xem xét việc bãi nhiệm bà Hoàng Yến tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XIII

Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, giữa 2 kỳ họp thứ hai và thứ ba, Ban Công tác đại biểu đã tiến hành xác minh và đi đến kết luận bà Đặng Thị Hoàng Yến đã không trung thực trong kê khai hồ sơ về việc đã là Đảng viên và có chồng là ông Jimy Trần.

Trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan, "ngay đầu kỳ họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình ra Quốc hội việc tiến hành bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến” - ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã có đơn xin từ nhiệm nhưng theo điều 56-57 của Luật Tổ chức Quốc hội chỉ cho phép đại biểu Quốc hội từ nhiệm trong trường hợp sức khoẻ yếu, đối với trường hợp bà Đặng Thị Hoàng Yến thì phải tiến hành bãi nhiệm.

Để tiến hành bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến cần có 2/3 số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý với phương án này. Hiện Quốc hội khoá XIII đang có 500 đại biểu.

Ai cũng biết rằng các chức danh được Quốc hội bầu đều là đối tượng đảng viên được Trung ương quản lý và Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu. Vậy thì liệu các ĐBQH là đảng viên chiếm tuyệt đại đa số trong Quốc hội có thể đưa ra những đánh giá khác với sự giới thiệu của Trung ương hay không?

Trong bối cảnh ngày nay, không chừng nó sẽ lại tạo ra những tác động không như ý muốn khi các đối tượng được/bị lấy ý kiến tín nhiệm, số đông lại cũng là thành viên trong Quốc hội sẽ khai thác mọi thứ quan hệ để “vận động hành lang” các ĐBQH. Với tập tính cả nể của bên này, tự ái của bên kia, lại thêm quan hệ “xin - cho” đang phổ biến, thì không phải nỗi băn khoăn trên là không có cơ sở.

Như thế là bên cạnh vấn đề Đảng muốn triển khai dự án này giúp bộ máy công quyền trong sạch và hiệu quả hơn, còn có việc các ĐBQH sẽ thực thi quyền này như thế nào và chính các ĐBQH cũng cần được cử tri giám sát. Muốn vậy, giải pháp duy nhất là minh bạch. Việc lấy ý kiến tín nhiệm phải càng công khai càng tốt.

ĐBQH Dương Trung Quốc

(Theo Người lao động, VietNamNet)