Kì diệu những loài động vật phát sáng

27/03/2012 13:41
Tạ Vân ( theo National geographic)
(GDVN) - Những protein huỳnh quang màu xanh lục giúp cơ thể một số loài động vật phát sáng có thể đem lại lợi ích cho y học
1. Sứa pha lê Năm 1961, nhà nghiên cứu Osamu Shimomura thuộc phòng thí nghiệm sinh học biển tại Massachusetts đã nhận thấy một phân tử bên trong con sứa có thể phát ra màu xanh khi chiếu tia cực tím lên. Sau khi giải mã phân tử này từ 10.000 mẫu vật, Shimomura đã tìm ra rằng chính protein là chất tạo ra ánh sáng xanh đó. Tại một vài điểm trên con sứa, ánh sáng không được phát ra. Kể từ đó, chất protein phát sáng của Shimomura đã được dùng để giải mã các quá trình nghiên cứu trước đây như quá trình lây lan của căn bệnh ung thư hay sự phát triển của các tế bào thần kinh. Shimomura và các đồng nghiệp đã giành được giải Nobel năm 2008 với nghiên cứu khoa học này.
1. Sứa pha lê
Năm 1961, nhà nghiên cứu Osamu Shimomura thuộc phòng thí nghiệm sinh học biển tại Massachusetts đã nhận thấy một phân tử bên trong con sứa có thể phát ra màu xanh khi chiếu tia cực tím lên.  Sau khi giải mã phân tử này từ 10.000 mẫu vật, Shimomura đã tìm ra rằng chính protein là chất tạo ra ánh sáng xanh đó.  Tại một vài điểm trên con sứa, ánh sáng không được phát ra. Kể từ đó, chất protein phát sáng của Shimomura đã được dùng để giải mã các quá trình nghiên cứu trước đây như quá trình lây lan của căn bệnh ung thư hay sự phát triển của các tế bào thần kinh. Shimomura và các đồng nghiệp đã giành được giải Nobel năm 2008 với nghiên cứu khoa học này.
2. Khỉ nâu Macaque ở Ấn Độ Năm 2008, Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Yerkes ở Atlanta đã tiến hành thử nghiệm tiêm một loại vi rút ( loại vi rút gần giống vi rút HIV ) vào trứng chưa thụ tinh của loài khỉ và những con vi rút này cũng tạo ra một loại protein khiến cho những chú khỉ nâu phát sáng dưới tia cực tím, giúp cho việc nghiên cứu trên não khỉ trở lên dễ dàng hơn.
2. Khỉ nâu Macaque ở Ấn Độ
Năm 2008, Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Yerkes ở Atlanta đã tiến hành thử nghiệm tiêm một loại vi rút ( loại vi rút gần giống vi rút HIV ) vào trứng chưa thụ tinh của loài khỉ và những con vi rút này cũng tạo ra một loại protein khiến cho những chú khỉ nâu phát sáng dưới tia cực tím, giúp cho việc nghiên cứu trên não khỉ trở lên dễ dàng hơn.
3.Lợn phát sáng Trải qua nhiều thất bại, các nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Đài Loan đã cấy thành công protein huỳnh quang màu xanh lá cây vào lợn. Khi chiếu ánh sáng bình thường thì những con lợn này chỉ có màu vàng bình thường nhưng khi chiếu tia cực tím thì chúng lại phát ra màu xanh lá cây. Các nhà khoa học hy vọng chất huỳnh quang này sẽ được sử dụng để theo dõi quá trình phát triển của các tế bào gốc ở lợn, một quá trình tương tự với di truyền ở người.
3.Lợn phát sáng
Trải qua nhiều thất bại, các nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Đài Loan đã cấy thành công protein huỳnh quang màu xanh lá cây vào lợn. Khi chiếu ánh sáng bình thường thì những con lợn này chỉ có màu vàng bình thường nhưng khi chiếu tia cực tím thì chúng lại phát ra màu xanh lá cây.  Các nhà khoa học hy vọng chất huỳnh quang này sẽ được sử dụng để theo dõi quá trình phát triển của các tế bào gốc ở lợn, một quá trình tương tự với di truyền ở người.
4. Mèo Angora Những nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Gyoengsang, Hàn Quốc đã nhân bản vô tính một chú mèo Angora và tạo ra một chú mèo giống với chú mèo phát ra ánh sáng xanh ( bên trái ). Đây không phải là lần đầu tiên việc nhân bản một con mèo hay thậm chí là con mèo phát sáng được thực hiện nhưng đây lại là lần đầu tiên chú mèo được nhân bản phát ra ánh sáng huỳnh quang màu đỏ. Hy vọng với kết quả nghiên cứu thu được sẽ cải thiện cho việc nghiên cứu các bệnh về di truyền.
4. Mèo Angora
Những nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Gyoengsang, Hàn Quốc đã nhân bản vô tính một chú mèo Angora và tạo ra một chú mèo giống với chú mèo phát ra ánh sáng xanh ( bên trái ).  Đây không phải là lần đầu tiên việc nhân bản một con mèo hay thậm chí là con mèo phát sáng được thực hiện nhưng đây lại là lần đầu tiên chú mèo được nhân bản phát ra ánh sáng huỳnh quang màu đỏ. Hy vọng với kết quả nghiên cứu thu được sẽ cải thiện cho việc nghiên cứu các bệnh về di truyền.
5. Chuột vô sinh Các nhà ngiên cứu thuộc trường Đại học Pennsylvania đã tìm ra cách duy trì và phát triển tế bào gốc tạo ra tinh trùng từ những con chuột huỳnh quang được biến đổi gen. Nhóm ngiên cứu này đã cấy các tế bào gốc vào trong một con chuột vô sinh. Và thật kỳ diệu là con chuột vô sinh này đã sinh ra được những con chuột con.
5. Chuột vô sinh
Các nhà ngiên cứu thuộc trường Đại học Pennsylvania đã tìm ra cách duy trì và phát triển tế bào gốc tạo ra tinh trùng từ những con chuột huỳnh quang được biến đổi gen. Nhóm ngiên cứu này đã cấy các tế bào gốc vào trong một con chuột vô sinh. Và thật kỳ diệu là con chuột vô sinh này đã sinh ra được những con chuột con.
6. Tế bào thần kinh ở chuột Một nhóm nghiên cứu trường Đại học Harvard trong khi thử nghiệm với những con chuột đã phát minh ra cụm “cầu vồng” này. Khi ba màu khác nhau của protein huỳnh quang : đỏ, xanh lam, vàng được cấy vào phôi chuột thì các tế bào thần kinh trong não chuột trở thành một nhóm với 90 màu sắc khác nhau. Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học có cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động của bộ não chuột
6. Tế bào thần kinh ở chuột
Một nhóm nghiên cứu trường Đại học Harvard trong khi thử nghiệm với những con chuột đã phát minh ra cụm “cầu vồng” này. Khi ba màu khác nhau của protein huỳnh quang : đỏ, xanh lam, vàng được cấy vào phôi chuột  thì các tế bào thần kinh trong não chuột trở thành một nhóm với 90 màu sắc khác nhau. Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học có cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động của bộ não chuột
7. Cây thuốc lá Các nhà khoa học đến từ Đại học Lowa đã tiến hành cấy gen lấy từ những con đom đóm vào cây thuốc lá làm cho cây thuốc lá này phát sáng. Không giống như chất protein huỳnh quang màu xanh, ánh sáng đom đóm được tạo ra do sắc tố luciferin và en-zim luciferase mà không cần chiếu tia cực tím .
7. Cây thuốc lá
Các nhà khoa học đến từ Đại học Lowa đã tiến hành cấy gen lấy từ những con đom đóm vào cây thuốc lá làm cho cây thuốc lá này phát sáng. Không giống như chất protein huỳnh quang màu xanh, ánh sáng đom đóm được tạo ra do sắc tố luciferin và en-zim luciferase mà không cần chiếu tia cực tím . 
8. Bọ cạp trưởng thành Tất cả những con bọ cạp trưởng thành thuộc loài bọ cạp này đều có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh lá cây pha vàng hoặc màu xanh da trời khi chiếu tia cực tím. Hiện tượng này đã từng được giải thích vào năm 1954. Theo tài liệu của trường Đại học Marshall năm 2001, loài bọ cạp này đã tạo ra tia UV phản chiếu vào lớp ráp bảo vệ cơ thể khi đi săn mồi vào ban đêm. Có một điều đặc biệt là những con bọ cạp non lại không có khả năng phát sáng do chất phát sáng chỉ bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn trưởng thành.
8. Bọ cạp trưởng thành
Tất cả những con bọ cạp trưởng thành thuộc loài bọ cạp này đều có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh lá cây pha vàng hoặc màu xanh da trời khi chiếu tia cực tím. Hiện tượng này đã từng được giải thích vào năm 1954. Theo tài liệu của trường Đại học Marshall năm 2001, loài bọ cạp này đã tạo ra tia UV phản chiếu vào lớp ráp bảo vệ cơ thể khi đi săn mồi vào ban đêm. Có một điều đặc biệt là những con bọ cạp non lại không có khả năng phát sáng do chất phát sáng chỉ bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn trưởng thành.
9. Giun tròn Năm 2005, các nghiên cứu sinh của trường Đại học Utah đã tiến hành nghiên cứu về chuỗi hoạt động nhịp nhàng ở giun như nuốt, đẻ trứng, và trườn đuôi. Để thực hiện thí nghiệm này, họ đã cấy gen chứa protein huỳnh quang lên một con giun và nó đã phát ra ánh sáng xanh ( bên phải ). Đến thí nghiệm tiếp theo, họ lại tiến hành vô hiệu hóa gen đó trên một con giun khác. Con giun này đã bị chết với kích thước khá nhỏ do không có khả năng nuốt thức ăn. Các thí nghiệm này nghe có vẻ lạ lẫm song lại khá thiết thực vì con người cũng có loại gen tương tự chi một chuỗi các hoạt động nhịp nhàng của cơ thể. Do đó, con giun phát sáng này có thể mang đến giải pháp cho nhiều căn bệnh.
9. Giun tròn
Năm 2005, các nghiên cứu sinh của trường Đại học Utah đã tiến hành nghiên cứu về chuỗi hoạt động nhịp nhàng ở giun như nuốt, đẻ trứng, và trườn đuôi.  Để thực hiện thí nghiệm này, họ đã cấy gen chứa protein huỳnh quang lên một con giun và nó đã phát ra ánh sáng xanh ( bên phải ). Đến thí nghiệm tiếp theo, họ lại tiến hành vô hiệu hóa gen đó trên một con giun khác. Con giun này đã bị chết với kích thước khá nhỏ do không có khả năng nuốt thức ăn. Các thí nghiệm này nghe có vẻ lạ lẫm song lại khá thiết thực vì con người cũng có loại gen tương tự chi một chuỗi các hoạt động nhịp nhàng của cơ thể. Do đó, con giun phát sáng này có thể mang đến giải pháp cho nhiều căn bệnh. 
10. Chú chó phát ánh sáng đỏ Tiếp sau thành công của thí nghiệm nhân bản vô tính ở mèo, năm 2009, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Quốc gia Seoul lại thực hiện thành công quá trình nhân bản vô tính trên chú chó Puppy. Chú chó sau khi được nhân bản vô tính mang tên Ruppy the beagle có khả năng phát ra ánh sáng đỏ và là bản sao thành công đầu tiên của một chú chó biến đổi gen. Đại học Quốc gia Seoul là trường đại học đầu tiên thực hiện thành công công trình nghiên cứu này.
10. Chú chó phát ánh sáng đỏ
Tiếp sau thành công của thí nghiệm nhân bản vô tính ở mèo, năm 2009, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Quốc gia Seoul lại thực hiện thành công quá trình nhân bản vô tính trên chú chó Puppy. Chú chó sau khi được nhân bản vô tính mang tên  Ruppy the beagle có  khả năng phát ra ánh sáng đỏ và là bản sao thành công đầu tiên của một chú chó biến đổi gen. Đại học Quốc gia Seoul là trường đại học đầu tiên thực hiện thành công công trình nghiên cứu này.
11. Cá ngựa vằn Năm 1999, các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Singapore đã thử nhiệm việc cấy gen protein huỳnh quang vào trong một con các ngựa vằn với mong muốn tại ra những con cá có màu sắc sặc sỡ. Vài năm sau đó, nhiều giống vật nuôi phát sáng đã được tung ra thị trường và Singapore trở thành quốc gia đầu tiền được cấp phép kinh doanh loại cá biến đổi gen vào năm 2003. Sau đó một năm, giống cá “ GloFish” (trong hình) cũng xuất hiện tại Mỹ và được bán với giá $5- $ 10/ con.
11. Cá ngựa vằn
 Năm 1999, các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Singapore đã thử nhiệm việc cấy gen protein huỳnh quang vào trong một con các ngựa vằn với mong muốn tại ra những con cá có màu sắc sặc sỡ. Vài năm sau đó, nhiều giống vật nuôi phát sáng đã được tung ra thị trường và Singapore trở thành quốc gia đầu tiền được cấp phép kinh doanh loại cá biến đổi gen vào năm 2003. Sau đó một năm, giống cá “ GloFish” (trong hình) cũng xuất hiện tại Mỹ và được bán với giá $5- $ 10/ con. 
12. Vi khuẩn Nhóm các nhà khoa học đã từng nhận gải Nobel năm 2008 với sản phẩm là chất protein huỳnh quang lại tiếp tục sáng tạo với chiếc đĩa vi khuẩn phát sáng mang đầy tính nghệ thuật này. Shimomura, một trong nhóm các nhà khoa học này đã có thời gian nghiên cứuu và tìm ra chất GFP, chất có khả năng phát sáng dưới tia cực tím mà không cần đến các chất hóa học phụ khác. Và GFP đã được chứng minh trên các khuẩn đường ruột E.coli
12. Vi khuẩn 
Nhóm các nhà khoa học đã từng nhận gải Nobel năm 2008 với sản phẩm là chất protein huỳnh quang lại tiếp tục sáng tạo với chiếc đĩa vi khuẩn phát sáng mang đầy tính nghệ thuật này.  Shimomura, một trong nhóm các nhà khoa học này đã có thời gian nghiên cứuu và tìm ra chất GFP, chất có khả năng phát sáng dưới tia cực tím mà không cần đến các chất hóa học phụ khác. Và GFP đã được chứng minh trên các khuẩn đường ruột E.coli

Tạ Vân ( theo National geographic)