Ngắm nhìn cơn " bão lửa " ngoạn mục từ mặt trời

18/04/2012 10:11
Tạ Vân (theo Dailymail )
(GDVN) - Một cơn “bão lửa” dữ dội đã bùng nổ từ vĩ tuyến Đông Bắc của mặt trời và phóng ra những hạt điện tích, tạo thành vòng hào quang sáng chói trên bầu trời vào 16/ 4 vừa qua

Tàu thăm dò mặt trời Solar Dynamics Observatory (SDO) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp về vụ nổ vào lúc 5: 45 giờ GMT (11:45 giờ Việt Nam ) chiều ngày 16/4 và vụ nổ M1 ( mức độ trung bình ) này được coi là một trong những cảnh tượng vũ trụ đẹp nhất sau nhiều năm.

Cơn nổ lớn và ngoạn mục từ mặt trời đã giải phóng khối lượng lớn hào quang vào đêm ngày 16/4
Cơn nổ lớn và ngoạn mục từ mặt trời đã giải phóng khối lượng lớn hào quang vào đêm ngày 16/4 

Do vụ nổ nằm ở hướng Đông Bắc nên các bức ảnh ghi lại được từ tàu thăm dò mặt trời SDO của NASA vô cùng rõ nét và chi tiết. Và theo các quan chức, vụ nổ ngoạn mục này diễn ra tại một vùng hoạt động mạnh của mặt trời. 

NASA nhận định: “ Những cơn bùng nổ thường liên quan đến bão mặt trời và đối với cơn bùng nổ này cũng vậy, số lượng lớn hào quang giải phóng (CME) không hướng trực tiếp về trái đất ”. Tuy nhiên, các chuuyên gia cũng cảnh báo những sự cố như thế này có thể sẽ gây ra nguy hiểm không lường trước vì vậy chúng ta vẫn cần phải kiểm soát nó.

Quả cầu lửa mặt trời được tàu thăm dò mặt trời SDO của NASA chụp lại
Quả cầu lửa mặt trời được tàu thăm dò mặt trời SDO của NASA chụp lại

Những cơn bão lửa mặt trời thường được đo và chia thành ba cấp độ C, M, X trong đó những cơn bùng nổ cấp X là mạnh nhất và khi hướng về phía trái đất, chúng sẽ trở thành mối đe dọa cho hành tinh hoặc cho những phi hành gia đang bay trên quỹ đạo, những vệ tinh điện tử nhạy cảm hay truyền tin trên mặt đất.

Theo Dailymail, từ trường xung quanh mặt trời sẽ tiếp tục thay đổi trong nhiều thế kỉ tới. Điều này sẽ làm giảm bớt số lượng điểm đen cũng như các vụ nổ trên mặt trời song lại khiến trái đất của chúng ta phải chịu tác động mạnh hơn từ bức xạ ngoài không gian.

Tuổi thọ của vũ trụ tương đương với một giai đoạn hoạt động cao bất thường của mặt trời và người ta gọi đó là năm cực đại của hoạt động mặt trời. Dựa vào chất đồng vị trong các tảng băng và vòng cây, chúng ta có thể biết được rằng năm cực đại của mặt trời chiếm một trong 24 chu kì kéo dài suốt 9300 năm qua.

Theo Luke Barnard thuộc trường Đại học Reading, viễn cảnh có khả năng xảy ra nhất là hoạt động của mặt trời sẽ giảm, kéo theo các tia vũ trụ tăng lên gấp 1,5 lần và trái đất sẽ bị tấn công bởi tám vụ nổ mặt trời lớn mỗi năm.

“ Bức xạ vũ trụ là một vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cả con người cũng như các hệ thống điện tử trên trái đất. Nhiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng vấn đề này có thể trở lên tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới và các kĩ sư sẽ phải nỗ lực hơn nữa để giảm thiểu những tác động xấu”, ông cho biết thêm.

Tạ Vân (theo Dailymail )