"Dấu hiệu bất thường trong cách hành xử của TMV với kỹ sư Tạch"

16/06/2011 07:03
(GDVN)-Các chuyên gia, luật sư cho rằng cách hành xử của TMV đă có nhiều dấu hiệu bất bình thường trong mối quan hệ chủ sử dụng lao động và người lao động.

(GDVN)-Lãnh đạo công ty Toyota Việt Nam (TMV) khẳng định với báo chí việc tạm đình chỉ công tác 3 tháng đối với kỹ sư Lê Văn Tạch là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, luật sư lại cho rằng cách hành xử này đă có nhiều dấu hiệu bất bình thường trong mối quan hệ chủ sử dụng lao động và người lao động. Thậm chí, có chuyên gia luật cho rằng TMV đă có biểu hiện lạm quyền, trù dập cán bộ.  

{iarelatednews articleid='4811,4712,4624,384,238'}
 

Những nhận định này được các luật sư đưa ra sau khi nghiên cứu kỹ các hồ sơ TMV, cũng như các tài liệu kỹ sư Lê Văn Tạch cung cấp cho báo chí. Theo luật sư Phạm Văn Phất (Đoàn luật sư Quảng Ninh), căn cứ để TMV ra quyết định đình chỉ công tác đối với kỹ sư Tạch là điều 92 của Bộ luật lao động. “ Tuy nhiên nếu đọc kỹ điều luật này có thể thấy rằng việc buộc hành vi của ông Tạch rất khiên cưỡng”, luật sư Phất nói.

KS Lê Văn Tạch đã gửi đơn khiếu nại Quyết định tạm đình chỉ công việc lên lãnh đạo TMV
KS Tạch đã gửi đơn khiếu nại Quyết định tạm
đình chỉ công việc lên lãnh đạo TMV

“Điều 92 quy định, người lao động bị tạm đình chỉ công tác khi có những vi phạm phức tạp, nếu để họ tiếp tục làm việc thì sẽ khó khăn cho việc xác minh. Tôi cho rằng hành vi (nếu có) của ông Tạch là gây ảnh hưởng cho một người khác, TMV có nhiều cách để xác minh mà không có gì để cho là phức tạp. Mặt khác, ông Tạch chỉ là nhân viên bình thường, không phải có chức vụ quyền hành thì làm hay nghỉ cũng không ảnh hưởng đến việc xác minh vì KS Tạch đâu có bắt được người khác làm theo ý mình”. luật sư Phất phân tích.

“Bên cạnh đó, Điều 92 cũng quy định thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá ba tháng. Căn cứ nào để TMV cho rằng vụ việc ông Tạch là đặc biệt? Phải chăng là vì ông này từng thông tin lỗi sản phẩm này ra công luận? Nhưng vấn đề này thì TMV đă khẳng định không liên quan rồi. 

Rõ ràng, để đưa ra một quyết định, TMV phải chứng minh đầy đủ, rõ ràng để người khác thấy tâm phục khẩu phục. Nhưng ở đây tôi chưa nhìn thấy những điều này mà chỉ thấy có sự áp đặt”, luật sư Phất đánh giá.  

Trao đổi với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, kỹ sư Lê Văn Tạch một lần nữa cho rằng: “Quyết định tạm đình chỉ công tác 3 tháng, hưởng 50% lương đối với tôi là không thỏa đáng, đi ngược với bản chất vấn đề mà tôi muốn đề cập trong sự việc này”.

Được biết KS Tạch đã có văn bản khiếu nại đến lănh đạo TMV và các cơ quan có liên quan. 

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Trọng Thể, Chủ tịch công đoàn Tổng công ty máy Động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - Đơn vị chủ quản của TMV cho biết, trong vài ngày tới Tổ chức công đoàn sẽ làm việc với  TMV cũng như kỹ sư Lê Văn Tạch. “Cho đến nay theo yêu cầu của chúng tôi, TMV mới gửi một số văn bản liên quan đến việc tạm đình chỉ nên chúng tôi chưa thể kết luận ngay là ai đúng ai sai” ông Thể nói.

Điều 92, Bộ luật lao động:

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá ba tháng. Trong thời gian đó, người lao động được tạm ứng trước 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
    - Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc.
3. Nếu có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền đó tạm ứng.
4. Nếu người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương và phụ cấp lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc.


Tư Khương