Hoạt động trái phép của giới chức Đài Loan tại Ba Bình, Trường Sa

Hoạt động trái phép của giới chức Đài Loan tại Ba Bình, Trường Sa
(GDVN) - Ngày 31/8, một nhóm quan chức cấp cao, bao gồm Hồ Vị Chân, Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, Lý Hồng Nguyên, Bộ trưởng Bộ Nội chính Hùng Quang Hoa - Phó chánh văn phòng "Phủ Tổng thống", Vương Tiến Vượng, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Đài Loan đã đổ bộ ra đảo Ba Bình, bãi Bàn Than trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là một trong những động thái leo thang gây hấn nghiêm trọng của Đài Loan tại Biển Đông sau những hoạt động phi pháp, gây bất ổn khu vực này từ phía Trung Quốc. Trong chuyến thị sát trái phép này, giới chức Đài Loan tuyên bố xây dựng bệnh viện và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời phục vụ lực lượng quân sự Đài Loan đồn trú trái phép tại đảo Ba Bình.

Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông

Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông
(GDVN) - Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải, quyền được đi lại và tiếp cận với các nguồn tài nguyên tại Biển Đông trên cơ sở các nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế và tất cả các bên phải tôn trọng điều này.

Hoạt động trái phép của tàu khảo sát Trung Quốc tại khu vực Trường Sa

Hoạt động trái phép của tàu khảo sát Trung Quốc tại khu vực Trường Sa
(GDVN) - Giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, tàu khảo sát Thực nghiệm 3 thuộc Sở Nghiên cứu hải dương Nam Hải (Biển Đông) thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã và đang hoạt động (trái phép) trên khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ ngày 20/8 đến nay. Trong bối cảnh căng thẳng ngày một gia tăng trên Biển Đông vì những động thái leo thang của Trung Quốc, nay Bắc Kinh tiếp tục phái tàu thăm dò khảo sát địa chất biển Thực nghiệm 3 ra quần đảo Trường Sa, một lần nữa cho thấy âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh không thay đổi, thậm chí Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động thực hiện âm mưu ấy.

Hình ảnh mới nhất về Hoàng Sa qua tuyên truyền của Tân Hoa Xã

Hình ảnh mới nhất về Hoàng Sa qua tuyên truyền của Tân Hoa Xã
(GDVN) - Quần đảo Hoàng Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam, Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm năm 1974 sau đó đưa quân, ngư dân ra đồn trú và sinh sống trái phép. Sau khi thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" bất chấp sự thật lịch sử, phá vỡ hệ thống nguyên tắc pháp lý quốc tế, truyền thông nhà nước Trung Quốc đang ra sức đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật, đầu độc nhận thức của người dân nước này. Để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, kênh báo chí, truyền thông đang được Bắc Kinh khai thác và sử dụng triệt để.

Hoạt động của tàu khách Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa

Hoạt động của tàu khách Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa
(GDVN) - Từ 24/8 tàu chở khách Quỳnh Sa 3 từ cảng Thanh Lan, Văn Xương đảo Hải Nam đi đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nơi Trung Quốc vừa đặt trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” từ 2 lần/tháng lên 4 lần/tháng. Tàu Quỳnh Sa 3 dài 84 mét, rộng 13,8 mét, tổng trọng lượng 25000 tấn, có thể chở 200 người và 50 tấn hàng hóa 1 lần ra đảo. Trong thời gian ra Hoàng Sa theo tàu Quỳnh Sa 3, phóng viên Tân Hoa Xã đã tranh thủ tác nghiệp, chụp ảnh, viết bài nhằm tuyên truyền bóp méo sự thật lịch sử và bịa đặt về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 90% diện tích Biển Đông.

Tân Hoa Xã lập văn phòng tại đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

Tân Hoa Xã lập văn phòng tại đảo Phú Lâm, Hoàng Sa
(GDVN) - Truyền thông nhà nước Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về cái gọi là “chủ quyền” đối với Biển Đông để đầu độc dư luận trong nước, đánh lừa công luận quốc tế.

Hình ảnh chuyến công du lặng lẽ sang Washington của tướng Trung Quốc

Hình ảnh chuyến công du lặng lẽ sang Washington của tướng Trung Quốc
(GDVN) - Trong lúc Biển Đông, biển Hoa Đông liên tục căng thẳng vì những động thái leo thang từ Bắc Kinh, chỉ mới 3 tháng sau chuyến công du Washington của ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 5, nay Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Sái Anh Đĩnh lại lặng lẽ qua Mỹ từ ngày 20 đến ngày 22/8 vừa qua. Trong đó vấn đề Biển Đông, biển Hoa Đông theo giới phân tích Trung Quốc đã được đặt lên bàn hội nghị. Tháp tùng ông Đĩnh còn có Hạ Hiểu Vi - Tham mưu trưởng đại quân khu Quảng Châu (phụ trách khu vực Biển Đông với hạm đội Nam Hải), Trịnh Quần Lương, Phó tư lệnh đại quân khu Tế Nam và Vương Ninh - Tham mưu trưởng đại quân khu Bắc Kinh (phụ trách cùng hạm đội Đông Hải phụ trách khu vực Hoa Đông).

Philippines sẽ điều tàu trở lại bãi cạn Scarborough

Philippines sẽ điều tàu trở lại bãi cạn Scarborough
(GDVN) - Ngoại trưởng Del Rosario nói rằng ông sẽ công du tới một loạt các nước ASEAN để giải thích lập trường của Philippines trước khi ASEAN tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh thường niên ở Campuchia vào tháng 11 sắp tới

Điểm tin tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông 24 giờ qua

Điểm tin tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông 24 giờ qua
(GDVN) - Lộ diện 12 tên chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974; Chân dung Vương Xương Thái - "con bài" Trung Quốc sử dụng tuyên truyền xuyên tạc sự thật lịch sử về Biển Đông; Dân Trung Quốc biểu tình chống Nhật Bản, một hành động "ngu xuẩn" theo tờ Thanh niên Trung Quốc....

Chân dung "con bài" TQ sử dụng tuyên truyền xuyên tạc về Biển Đông

Chân dung "con bài" TQ sử dụng tuyên truyền xuyên tạc về Biển Đông
(GDVN) - Trong bối cảnh Biển Đông liên tục căng thẳng vì những động thái leo thang từ phía Bắc Kinh, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc kết hợp với một số đơn vị thường xuyên tổ chức cho một số lính Trung Quốc tham gia đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 ra thăm chiến trường cũ, tuyên truyền xuyên tạc sự thật lịch sử. Trong số này, Vương Xương Thái, một lính Trung Quốc tham gia đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và đồng bọn thường xuyên đến các đơn vị quân đội nói chuyện, giao lưu với học sinh sinh viên, viết bài xuyên tạc đăng báo, viết blog nhằm tuyên truyền bóp méo sự thật nhằm cố gắng lấp liếm việc giới chức Bắc Kinh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Xin đăng tải hình ảnh hoạt động của Vương Xương Thái và đồng bọn để độc giả có thêm thông tin về các thủ đoạn truyền thông lừa bịp của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

12 viên chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

12 viên chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974
(GDVN) - Trong khi ngày 5/8 Tân Hoa Xã đưa tin, Mao Trạch Đông chính là người ra lệnh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 thì chỉ sau đó ít ngày, 9/8 tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc tiếp tục đăng bài thuật lại cuộc chiến này, trong đó điểm mặt 6 viên chỉ huy chóp bu ở Bắc Kinh trực tiếp hoạch định và chỉ đạo tác chiến lực lượng đánh chiếm Hoàng Sa. Hiện tại, một số lính Trung Quốc tham gia đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 như tên Vương Xương Thái thường xuyên được giới truyền thông nhà nước Trung Quốc và một số đơn vị quân đội mời đi nói chuyện, tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông và trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Chính Vương Xương Thái tiếp tục "điểm mặt, chỉ tên" 12 viên chỉ huy quân Trung Quốc trực tiếp tham gia đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Trong số đó, viên tổng chỉ huy đã chết năm 2007, số còn lại đều thăng quan tiến chức. Để rộng đường dư luận và góp phần vạch mặt âm mưu thâm độc của truyền thông Trung Quốc và cung cấp thêm tư liệu về những kẻ đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, xin đăng tải chân dung 12 tên chỉ huy quân Trung Quốc đã trực tiếp tham chiến.

Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua

Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua
(GDVN) - Ảnh hoạt động của quân Trung Quốc trên Đá Tư Nghĩa, Trường Sa; Thời báo Hoàn Cầu kêu gọi Mỹ "công bằng, không thiên vị" trong vấn đề Biển Đông; Khu trục hạm USS Milius Hoa Kỳ đến Philippines đúng lúc Biển Đông đang căng thẳng; Góp sức xây dựng Trường Sa...

Ảnh: Hoạt động của quân Trung Quốc trên Đá Tư Nghĩa, Trường Sa

Ảnh: Hoạt động của quân Trung Quốc trên Đá Tư Nghĩa, Trường Sa
(GDVN) - Đá Tư Nghĩa là một bãi san hô thuộc cụm Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1988. Sau khi chiếm đoạt phi pháp Đá Tư Nghĩa và một số bãi đá khác, Trung Quốc đã xây dựng công trình nhà nổi công sự kiên cố tại đây và phái lính ra chốt giữ nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền của cho lực lượng chốt giữ phi phép một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa, trong đó có Đá Tư Nghĩa. Thời gian gần đây, khi Biển Đông trở nên căng thẳng với một loạt động thái gây hấn từ phía Bắc Kinh, truyền thông Trung Quốc thường xuyên sử dụng những hình ảnh này tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật về Biển Đông.