Nếu có chuyện trốn thuế, siêu thị dám vứt Coca Cola khỏi kệ hàng?

16/05/2013 14:16
Hoàng Lực
(GDVN) - Trước làn sóng “tẩy chay” sản phẩm của các doanh nghiệp dính nghi án "chuyển giá, trốn thuế" như Coca Cola, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội đặt câu hỏi:Cho dù doanh nghiệp FDI chơi không đẹp nhưng liệu các siêu thị, điểm bán lẻ có dám bỏ đi sản phẩm của Coca Cola ra khỏi gian hàng?”.
Nói về nghi án chuyển giá của doanh nghiệp FDI như Coca-Cola, Pepsi ông Phú nhận định cái khó là việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào, kiểm soát giá gốc từ công ty mẹ nằm ở nước ngoài.

DN giải khát trong nước đang bị "bóp nghẹt"

Nhận định về thông tin hãng sản xuất bia lớn nhất thế giới Anheuser Busch InBev (AB InBev) sẽ vào Việt Nam trong năm 2014, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng: Đây sẽ là mối lo lớn cho doanh nghiệp giải khát trong nước.

Theo ông Phú, hiện nay thị phần nước giải khát trong nước (bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp FDI như Coca-Cola, Pesi…) tại các siêu thị chiếm 70%, thị trường ngoài ở mức 80% (thị phần còn lại là sản phẩm nhập khẩu)
. Trong đó, những thương hiệu thuần Việt như bia Phú Yên, Huda Huế, Tribeco… lần lượt bị lấn sân và bị doanh nghiệp ngoại thâu tóm.

Giải thích điều này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng có nhiều nguyên nhân khách quan như: doanh nghiệp ngành giải khát trong nước vốn ít, chi phí dành cho quảng cáo bị khống chế cùng với đó là việc doanh nghiệp FDI khai lỗ nhằm chuyển giá để trốn nguồn thuế lớn, qua đó có vốn mở rộng sản xuất khiến các doanh nghiệp nước giải khát trong nước bị “bóp nghẹt”.
Nhiều doanh nghiệp FDI khai lỗ chuyển giá để trốn nguồn thuế lớn qua đó có vốn mở rộng sản xuất khiến các doanh nghiệp nước giải khát trong nước bị “bóp nghẹt”.Ảnh: Thị trường tài chính.
Nhiều doanh nghiệp FDI khai lỗ chuyển giá để trốn nguồn thuế lớn qua đó có vốn mở rộng sản xuất khiến các doanh nghiệp nước giải khát trong nước bị “bóp nghẹt”.Ảnh: Thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, câu chuyện thu hút đầu tư cũng có nhiều sự mất công bằng. Thứ nhất về chính sách thảm đỏ, doanh nghiệp FDI nói chung và đồ uống liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nói riêng luôn nhận được nhiều sự ưu tiên hơn doanh nghiệp nội từ mặt bằng đất đến thủ tục hành chính… Những doanh nghiệp FDI cũng có thể tránh đóng thuế hàng nghìn tỷ đồng bằng "chiêu" khai lỗ như như nghi án chuyển giá của Coca-Cola, điều mà doanh nghiệp trong nước không bao giờ làm được.
Thứ hai, cùng với việc chuyển giá trốn thuế, không ít doanh nghiệp FDI thỏa sức chi tiền quảng cáo lấn át thị trường. Trong khi đó doanh nghiệp nội bị khống chế mức trần 10% cho chi phí quảng cáo, khuyến mại cùng nhiều chi phí triết khầu thanh toán dẫn đến thua thiệt. Để giải quyết vấn đề này, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú các cơ quan Bộ Tài chính, Cục quản lý cạnh tranh, Tổng cục thuế phải xây dựng ngay luật chuyển giá và áp dụng để kiểm soát tránh việc thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế từ doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó cần điều chỉnh nới lỏng hơn nữa trong dự thảo Luật thuế thu nhập DN. Trong đó cần điều chỉnh thay vì để mức khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mãi 10% như hiện nay chính phủ nên để thả nổi đồng thời bỏ các khoản chi phí chiết khấu thanh toán…Nếu có chuyển giá, siêu thị nào dám nói không với Coca Cola? Trở lại câu chuyện chuyển giá của doanh nghiệp FDI như Coca Cola, Pepsi ông Phú cho rằng, cái khó là việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào, kiểm soát giá gốc từ công ty mẹ nằm ở nước ngoài. Bày tỏ quan điểm của mình trước làn sóng “tẩy chay” sản phẩm của các doanh nghiệp dính nghi án chuyển giá như Coca Cola, ông Phú cho biết: “Theo tôi cần có chính sách cụ thể từ nhà nước không nên võ đoán ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, cho dù doanh nghiệp FDI chơi không đẹp nhưng liệu các siêu thị, điểm bán lẻ có dám bỏ đi sản phẩm của Coca Cola ra khỏi gian hàng?”.
"... cho dù doanh nghiệp FDI chơi không đẹp nhưng liệu các siêu thị, điểm bán lẻ có dám bỏ đi sản phẩm của Coca Cola ra khỏi gian hàng?", ông Phú đặt câu hỏi.
"... cho dù doanh nghiệp FDI chơi không đẹp nhưng liệu các siêu thị, điểm bán lẻ có dám bỏ đi sản phẩm của Coca Cola ra khỏi gian hàng?", ông Phú đặt câu hỏi.
Liên quan đến vấn đề chuyển giá trốn thuế của doanh nghiệp FDI, trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết, hiện nay chúng ta chúng ta đã có thêm biện pháp thỏa thuận giá trước bổ sung trong luật quản lý thuế có hiệu lực tử tháng 7 này. Cũng theo bà Cúc hiện nay, cơ quan thuế trong nước đang có sự hợp tác với cơ quan thuế các nước nơi có công ty mẹ của doanh nghiệp FDI để đưa ra con số giao dịch chính xác khi kê khai thuế từ đó chống tình trạng chuyển giá đi. Ông Nguyễn Khánh Toàn - thành viên Tổ quản lý thuế đối với hoạt động chống chuyển giá (Tổng cục Thuế), doanh nghiệp nước ngoài sản xuất với chi phí 10 USD nhưng chỉ bán 8 USD, dẫn đến doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh nổi. Bán thấp hơn giá thành cũng khiến doanh nghiệp nước ngoài có cớ khai báo thua lỗ để không phải nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Vị này cho biết, theo số liệu thống kê năm 2009, có tới 56% doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam kê khai lỗ. Tuy vậy, quá trình xử lý doanh nghiệp nước ngoài chuyển giá vẫn còn hạn chế vì "dấu hiệu chuyển giá rất dễ nhận thấy nhưng chứng minh là rất khó".
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hoàng Lực