Chủ tịch Sabeco lo ngại AB Inbev sẽ là Coca Cola thứ 2 tại VN

20/05/2013 07:03
Hân Ni
(GDVN) - Aneuser-Busch Inbev (AB Inbev) – một tập đoàn sở hữu khá nhiều thương hiệu bia lớn như Budweiser, Corona, Stella Artois, Beck’s và Brahma, nắm trong tay 25% thị trường bia trên toàn thế giới, khi vào VN, khả năng họ có thể trở thành một Coca Cola thứ 2, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
AB Inbev vào Việt Nam, tôi chưa biết điều gì sẽ xảy ra...!
“Chúng tôi đang nỗ lực đến mòn mỏi, còm cõi để khuếch trương hình ảnh của mình với mong muốn giữ thị phần. Trong điều kiện như hiện nay, cái đau đầu nhất của chúng tôi là chi marketing để giữ thị phần. Tôi sợ khi AB Inbev vào VN, với tiềm lực tài chính lớn, doanh thu năm 2011 là 40 tỷ đô la, khi gia nhập thị trường nước ta, tôi xin lỗi, tôi chưa biết điều gì sẽ xảy ra! Họ sẽ làm người VN không nhận ra bia nào ngoài bia ấy nữa cho mà xem!” – ông Tuất nhấn mạnh khi phóng viên Giáo dục VN nhắc tới cái tên AB Inbev. 
Aneuser-Busch Inbev (AB Inbev) – một tập đoàn sở hữu khá nhiều thương hiệu bia lớn như Budweiser, Corona, Stella Artois, Beck’s và Brahma, nắm trong tay 25% thị trường bia trên toàn thế giới, khi vào VN, người ta sẽ không còn nhận ra bia Việt nữa?!
Aneuser-Busch Inbev (AB Inbev) – một tập đoàn sở hữu khá nhiều thương hiệu bia lớn như Budweiser, Corona, Stella Artois, Beck’s và Brahma, nắm trong tay 25% thị trường bia trên toàn thế giới, khi vào VN, người ta sẽ không còn nhận ra bia Việt nữa?!
Theo ông Tuất, Aneuser-Busch Inbev (AB Inbev) – một tập đoàn sở hữu khá nhiều thương hiệu bia lớn như Budweiser, Corona, Stella Artois, Beck’s và Brahma, nắm trong tay 25% thị trường bia trên toàn thế giới, khi vào VN, khả năng họ có thể trở thành một Coca Cola thứ 2. 
Đứng ở khía cạnh là một nhà hoạch định chiến lược, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) khi chia sẻ với phóng viên Giáo dục Việt Nam đã nhận định: Các hãng bia Việt có lợi thế sân nhà, có thương hiệu được người Việt ưa chuộng nhưng kinh nghiệm sản xuất hay tính phát triển bền vững lâu dài còn rất hạn chế. 
Vì lý do đó nên ông Việt cho rằng: Các DN trong nước cần phấn đấu rất nhiều, nhất là trong thời kỳ hội nhập với sức mạnh của toàn cầu hóa hiện nay. 
AB Inbev là một tập đoàn hàng đầu thế giới, có nguồn gốc từ Bỉ nhưng hiện nay đã rất mạnh ở Châu Âu, Châu Mỹ và cả Nam Mỹ như Brazil, Trung Quốc,… họ giỏi về quản lý, mạnh về tài chính, có kinh nghiệm và phát triển ở hầu khắp các nước lớn nên các DN Việt phải hết sức lưu ý vì tương lai sẽ thuộc về những người làm ăn chân chính… Tôi không bao giờ có ý coi thường hay phân biệt, nhưng tôi nghĩ các DN trong nước dần dần sẽ bộc lộ những hạn chế của mình. Vì vậy, cần phải phấn đấu rất nhiều” – ông Việt nhắc lại.

Nhà nước có nên cân nhắc khi cho AB Inbev vào VN?

Việt Nam đang là quốc gia có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ bia bình quân đầu người: Mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi) đã tăng từ 10,04 lít bia năm 2000 lên 22 lít bia năm 2008. Hiện nay, mức tiêu thụ rượu, bia bình quân tại Việt Nam khoảng 1,07% cồn nguyên chất/người/năm đứng thứ 149 thế giới (bia là 27 lít/người/năm).

“Trong thời gian qua đã có nhiều hãng bia nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường VN nhiều năm rồi như : Asahi , Sapro (Nhật), Bitburger (Đức), Coopers (Úc), Corona Extra (Mexico), Leffe (Bỉ)... Tuy nhiên những hãng này hầu hết chọn Nhà phân phối nhập khẩu để bán thì không đáng ngại. Nhưng AB Inbev xây nhà máy tại VN thì đây là vấn đề rất quan trọng, bởi cũng giống như bia Sapporo, khi xây dựng nhà máy thì cơ hội phát triển sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ chọn một vài nhà phân phối nhập khẩu về VN”, bà Trần Thị Ngọc Bích - Tổng giám đốc Cty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Long Hưng, công ty thành viên của tập đoàn Hương Sen, chủ sở hữu nhãn hàng bia Đại Việt nhận xét.

Trao đổi với báo điện tử Giaoduc.net.vn, bà Bích cho biết: Xu thế tiêu dùng của giới trẻ hiện nay thường thích sản phẩm nhập ngoại và có thiết bị công nghệ hiện đại và luôn hướng tới cái mới... vì vậy  trong tương lai một số sản phẩm mới có cơ hội phát triển nếu đảm bảo được các tiêu chí này.  .

Chính vì vậy, AB Inbev vào VN có thể coi là một mối nguy, nỗi lo lắng của các hãng bia Việt. 

Mặc dù vậy, bà Bích cho rằng: “DN bia trong nước cần suy nghĩ đổi mới hơn, đừng nghĩ mình đang có vị trí cao thì sẽ không bao giờ mất, trong thời đại hiện nay, cái gì cũng có thể”.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bia cũng lên tiếng đề nghị Nhà nước hoặc Chính phủ cần có định hướng hoặc hoạch định về cơ cấu phát triển ngành hàng để hạn chế sự thâm nhập và thâu tóm những mặt hàng chiến lược của các DN nước ngoài khi vào VN.

“Lúc này là lúc cần chính sách. Ngành bia, rượu, nước giải khát cần quy hoạch nhằm mục đích đưa lượng cung cầu trong nước tương ứng, không vượt quá, vì vậy phải bám vào quy hoạch ấy để cấp phép. Tôi nhớ là quy mô sản xuất trên 30 triệu lít phải có cấp phép mới được sản xuất.

Ngoài ra, kèm theo quy hoạch ấy, cần có những điều kiện cho các DN ngoại khi tham gia thị trường đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Ví dụ, tại VN, các DN nội đang bị khống chế chi phí quảng cáo thì các DN nước ngoài cũng phải theo một sàn nhất định, chứ như Coca Cola tràn lan, chi hết cho truyền thông thì DN nội không thể đuổi theo kịp” – lãnh đạo một công ty bia nổi tiếng bộc bạch. 

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hân Ni