Hội Doanh nghiệp Đà Nẵng bác bỏ thông tin "tẩy chay" hàng Trung Quốc

13/05/2014 10:37
Phạm Liễu
(GDVN)- Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã ký thông báo kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tẩy chay hàng TQ vì đưa giàn khoan 981 vào biển Việt Nam.

 
Trước những thông tin được lan truyền trên mạng xã hội và nhiều tờ báo đăng tải cho biết, ông Lê Anh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã ký thông báo với nội dung nhằm kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn quận Hải Châu cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bằng cách chấm dứt các hợp đồng, giao dịch đã, đang hoặc sắp quan hệ mua bán hợp tác với Trung Quốc; kêu gọi các doanh nghiệp thực hiện việc tẩy chay và cương quyết không sử dụng các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Sáng nay (ngày 13/5) trao đổi với PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu (Đà Nẵng) khẳng định: Trong "Thư kêu gọi ủng hộ Quỹ tấm lòng vàng hướng về Hoàng Sa-Trường Sa" do ông Lê Anh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu ký không có nội dung kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Đó là do sơ xuất trong quá trình chuyển tải thông tin của Hội đến cơ quan báo chí.

Theo đó, nội dung bức thư chủ yếu "Tiếp tục phát động và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn quận Hải Châu hãy ủng hộ cho các lực lượng bảo vệ biển đảo và ngư dân Đà Nẵng đang anh dũng bám biển ra khơi thông qua BCH Hội doanh nghiệp Hải Châu".

Bức thư kêu gọi do ông Lê Anh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu ký không có nội dung kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc.
Bức thư kêu gọi do ông Lê Anh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu ký không có nội dung kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc.

Trước đó, thông tin Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc vừa được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh nhiều ý kiến ủng hộ việc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, nhiều ý kiến khác cho rằng Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu TP. Đà Nẵng cần ứng xử cẩn trọng.

Độc giả Bình Minh bày tỏ quan điểm: “Theo tôi, trong thời điểm này chúng ta nên có các hành xử khôn ngoan. Việc kêu gọi tẩy chay, hay nói không với hàng hóa và người Trung Quốc không văn minh. Trái lại, chúng ta nên xem những đối tác kinh doanh, những người dân Trung Quốc để tuyên truyền cho họ hiểu về hành động sai trái của chính phủ nước họ”.

Trước đó, độc giả Hoa Lai Pham nhận định: Trung Quốc là công xưởng của cả thế giới do vậy, không chỉ Việt Nam, mà rất, rất nhiều quốc gia khác đã và đang gắn chặt sinh mệnh kinh tế với Trung Quốc. Cho nên, không dễ dàng gì nói tẩy chay là tẩy chay... Trong khi đó, chúng ta chưa có một chính sách vĩ mô để điều tiết và chưa tạo được thế cân bằng, chủ động trong giao thương.

“Nên hướng về kêu gọi phải nâng cao quyền lực của chúng ta với tư cách là người mua, kêu gọi ý thức lựa chọn, tiêu dùng tỉnh táo của người Việt, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán người Việt. Cái gì trong nước có thể làm, có sản phẩm, thì hãy hướng về đó thay vì tham lam hàng giá rẻ của Trung Quốc bất chấp mọi hệ lụy...”, độc giả Hoa Lai Pham cho biết thêm.

Tham gia thảo luận quanh câu chuyện "tẩy chay hàng Trung Quốc", nhiều ý kiến cho rằng phải rất cẩn trọng. Theo độc giả Hoa Lai Pham, Trung Quốc đã là công xưởng của cả thế giới do vậy, không chỉ Việt Nam, mà rất, rất nhiều quốc gia khác đã và đang gắn chặt sinh mệnh kinh tế với Trung Quốc. Cho nên, không dễ dàng gì nói tẩy chay là tẩy chay...

“Mặt khác, Trung Quốc còn là thị trường lớn cho nông sản và nhiều loại hàng hóa khác của Việt Nam. Bạn có nhớ đã từng có lúc Trung Quốc đóng cửa đường biên trong phút chốc thôi mà hàng ngàn xe chở dưa hấu, vải, nhãn... của Việt Nam phải vất vưởng bên đường, người nông dân và thương lái phải than khóc không?...”, độc giả này cho biết.

Trong khi đó, chúng ta chưa có một chính sách vĩ mô để điều tiết và chưa tạo được thế cân bằng, chủ động trong giao thương.

“Nên hướng về kêu gọi phải nâng cao quyền lực của chúng ta với tư cách là người mua, kêu gọi ý thức lựa chọn, tiêu dùng tỉnh táo của người Việt, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán người Việt. Cái gì trong nước có thể làm, có sản phẩm, thì hãy hướng về đó thay vì tham lam hàng giá rẻ của Trung Quốc bất chấp mọi hệ lụy...”, độc giả Hoa Lai Pham cho biết thêm.

Bảy tỏ quan điểm về cách ứng xử với hàng hóa Trung Quốc trong thời điểm này, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng: Việc kêu gọi người tiêu dùng không dùng hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc không phải là dễ, bởi lẽ tại thị trường Việt Nam, hàng hóa Trung Quốc có mặt ở hầu hết các thị trường từ thành thị đến nông thôn và ở hầu hết các mặt hàng.

Hơn nữa, việc phản đối hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc phải dựa trên nguyên nhân như: Do chất lượng kém, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, có độc hại tới sức khỏe, hàng giả, hàng lậu…

“Ngay cả vấn đề giàn khoan, chúng ta kiên quyết bảo vệ lãnh thổ nhưng sử dụng biện pháp hòa bình đấu tranh dựa trên luật pháp quốc tế. Với vấn đề hàng hóa tiêu dùng, để nâng cao ý thức tiêu dùng người Việt trong việc sử dụng hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, theo tôi nên tuyên truyền người dân dựa trên vấn đề như chất lượng hàng hóa kém, vấn đề hàng lậu, gây độc hại… như vậy sẽ hợp lý hơn”, ông Phú nói.

Phạm Liễu