Kinh hoàng những vụ tra tấn osin dã man như thời trung cổ

07/01/2012 18:43
Thành Chung
(GDVN) - Không chỉ bị chửi bới, không ít osin còn bị chủ nhà sử dụng những hình cụ dã man như thời trung cổ hành hạ thân thể, thậm chí xăm lên mặt.
Liên tiếp các vụ việc cô osin Nguyễn Thị G vì bị bà chủ Nguyễn Trâm Anh nghi ngờ có "quan hệ với chồng" nên đã cạo trọc đầu, xăm 3 con rết vào người và mặt xảy ra tại Vũng Tàu và gần đây nhất vụ việc bà osin Phạm Thị Phương (sinh năm 1953, quê Ứng Hòa, Hà Nội) bị bà chủ M (ở ngõ 95, Ba Đình, Hà Nội) hành hạ, đánh đập, đổ nước sôi vào vùng kín, chiếm đoạt tiền riêng chỉ vì chậm chạp, nghi ngờ lấy cắp tiền đã tiếp tục làm dư luận bức xúc và nhớ lại những vụ việc đã xảy ra mà pháp luật đã xử lý nghiêm.13 năm làm osin "nhận" 424 vết sẹo Chắc hẳn nhiều người chưa quên câu chuyện của cô bé Nguyễn Thị Bình (quê Hải Dương), đến khi được một người dân giải cứu và giúp trình báo với cơ quan chức năng vào năm 2007, cô bé đã phải chịu cảnh 13 năm (1994 - 2007 - PV) làm "nô lệ" tại quán phở của vợ chồng Chu Minh Đức - Trịnh Thị Hạnh Phương  (số nhà 24, ngõ 108B, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội). Vụ hành hạ osin này từng làm chấn động dư luận xã hội lúc bấy giờ, bởi nó xảy ra ngay giữa trung tâm Hà Nội và không hề được một cơ quan chức năng nào của địa phương phát hiện.
Hàng trăm vết sẹo trên lưng cô bé Nguyễn Thị Bình (Ảnh: Tiền Phong).
Hàng trăm vết sẹo trên lưng cô bé Nguyễn Thị Bình (Ảnh: Tiền Phong).
Làm quần quật từ 4h30 sáng đến 10h30 tối, nhưng hầu như không ngày nào Bình không bị đánh. Có cả trăm lý do khiến em bị đánh: làm vỡ bát - đánh; quên khép cửa - đánh; chậm dọn bàn - đánh; thu tiền thiếu của khách - càng bị đánh. Theo kết luận điều tra, “hình cụ” của ông bà chủ Đức - Phương là bất cứ thứ gì vớ được trong tầm tay nhưng được thiết kế và thường dùng nhất là chiếc roi làm bằng 4 sợi dây điện bện lại, buộc một cục to ở đầu dây. Khi đánh, có lần cả hai vợ chồng bắt Bình cởi hết quần áo rồi thay nhau vụt lên cả ngực, cả chỗ kín. Bà chủ dùng chân đạp cả guốc cao gót vào miệng… Kết quả giám định đã kết luận, từ năm 2002 - 2007, Đức và Phương đã chửi bới, hành hạ tán ác đối với Bình khiến em bị tổn hại sức khỏe 34%. Với 424 vết sẹo, tình trung bình cứ 1cm trên cơ thể Bình lại có 1 vết sẹo. Vào ngày 28/1/2008, TAND Q. Thanh Xuân (Hà Nội) đã đưa ra xét xử vợ chồng chủ quán phở, với mức án 36 tháng tù dành cho chồng và 45 tháng tù dành cho vợ. Bẻ răng, kẹp sứt môi, bắt uống lại nước tiểu Vụ hành hạ dã man cháu bé Hào Anh, mới 14 tuổi, làm công tại trại tôm giống Minh Đức, do vợ chồng Huỳnh Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm (trú tại ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) làm chủ, cách đây hơn một năm từng làm chấn động dư luận cả nước.

Trên người Hào Anh chi chít những vết thương do vợ chồng Giang - Thơm tra tấn. (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)
Trên người Hào Anh chi chít những vết thương do vợ chồng Giang - Thơm tra tấn.
(Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)
 
Do nhà quá nghèo, mẹ Hào Anh phải gửi cậu bé vào trại giống tôm của Giang - Thanh để giúp việc từ tháng 9/2008. Mặc dù  lao động chăm chỉ, cật lực từ sáng đến tối nhưng Hào Anh lại liên tục bị hai vợ chồng chủ trại tôm và thậm chí cả hai người làm công ở đây hành hạ một cách dã man tới 22 lần. Với những "hình cụ" như: dùng kềm bẻ răng, dùng nước sôi đổ vào người, dùng dây nịt đánh đập, có khi lấy bàn ủi điện nóng hổi ủi, tưới nước sôi lên người. Rồi có lúc nướng sắt đỏ chúi vô háng hay cột tay, treo cậu bé lên cây xuyên trong trạị tôm, còn hai chân căng ra buộc vào trụ bê tông rồi đá vào ngực, vào sườn của Hào Anh như người ta luyện võ... Thậm chí Hào Anh còn bị Giang và hai người làm công trói, nhét bông gòn vào miệng, dán kín băng keo rồi dùng formol đổ vào những vết thương và kể cả dùng dao lam rạch vào lưng Hào Anh rồi mới đổ formol lên. Cậu bé cũng bị buộc uống lại nước tiểu của chính mình, ăn nhiều thứ khác như khi giặt đồ lỡ làm rách bao tay, cậu bé bị Thơm buộc phải cắt nhỏ cái bao tay ấy rồi tự nuốt vào bụng... Theo giám định sau đó, từ ngày làm thuê cho vợ chồng Giang - Thơm, Hào Anh bị tổn hại 66,83% sức khỏe. Tại phiên tòa xét xử ngày 29/6/2010, HĐXX đã tuyên phạt vợ chồng Giang - Thơm, tổng cộng 46 năm tù giam, đồng thời khắc phục hậu quả về mặt dân sự do mình gây ra. Cần phải có điều luật cụ thể bảo vệ người giúp việc Trao đổi với PV báo GDVN, TS Phạm Mạnh Hà, giảng viên khoa Tâm lí, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đánh giá, trong các vụ việc này, nét đặc trưng nhất là các nạn nhân đều có mối quan hệ tương đối gắn bó và lâu dài với gia đình. "Đây là mối quan hệ ngang bằng.Người lao động, người ta đi làm thì phải nhận được tiền lương và phải được ứng xử với tư cách là một con người. Khi mà có chuyện cho dù là lỗi của ai đi nữa, khi xảy ra bạo lực thì không chỉ vi phạm pháp luật mà nó còn ảnh hưởng đến các giá trị về văn hóa", TS Hà đánh giá. Ông Hà cũng cho rằng: "Cho dù người bị bạo hành kia có thể có lỗi đi chăng nữa thì người chủ cũng không có quyền được tự xử lý cả về pháp luật lẫn văn hóa". Từ thực tế các vụ việc xảy ra, TS Hà nhìn nhận: "Thực tế người lao động mang tính thời vụ, tự do đang bị bỏ rơi. Chúng ta có rất nhiều các đoàn hội khác nhau nhưng riêng những người làm osin - giúp việc, lao động ngoại tỉnh gần như không được bảo vệ về mặt pháp lý nên gần như người ta gọi họ là những người sống ngoài vòng pháp luật. Chính vì vậy, những trường hợp như thế rất dễ bị bạo hành, bóc lột. Thêm vào đó, chính từ sự bỏ rơi nên thường khi các cơ quan chức năng vào cuộc thì những vụ bạo hành với người giúp đã xảy ra rồi và có những hậu quả đáng tiếc"". Để có thể bảo vệ tốt những người osin - giúp việc, ông Hà đề xuất: "Cần phải có điều luật bảo vệ con người vì đây nó mang tính nhân quyền. Rõ ràng quyền lao động là bất khả xâm phạm, ai có sức khỏe thì được quyền trao đổi hàng hóa sức lao động và nhận lại giá trị tương ứng. Người lao động dù ở bất cứ hình thức nào cũng phải được tôn trọng nên phải có điều luật cho họ chứ đừng để khi có vụ việc xảy ra rồi mới lên tiếng như vậy là quá chậm và làm thiếu đi tính công bằng của xã hội Việt Nam".
Thành Chung