Nhâm Thìn với Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện

25/01/2012 09:02
Toàn Trung/Vnmedia
Tết đến,mỗi người con đất Việt thường tìm về với quê hương, với gia đình, nơi có những người thân yêu giang rộng vòng tay đón chờ.
Nhưng có những con người lầm lạc, họ phải trả giá cho tội lỗi của mình bởi sự phán xét phân minh của Pháp luật. Tết này, với họ là một sự trả giá.
Có những con người lầm lạc, họ phải trả giá cho tội lỗi của mình bởi sự phán xét phân minh của Pháp luật. Tết đến, không được hưởng niềm hạnh phúc sum họp cùng người thân trong gia đình, chắc hẳn đó là một sự trả giá đắt không kém những mức án tù.

Một giám thị trại giam từng chia sẻ với tôi, mỗi dịp Tết đến, tâm trạng của các phạm nhân xáo trộn lắm, họ nhớ nhà, nhớ không khí đầm ấm mà trước đó họ đã từng có. Thường thì ngày Tết, nơi trại giam cũng có bánh chưng, cũng có cành đào và khẩu phần ăn có phần tươi ngon hơn ngày thường, nhưng chừng ấy cũng chẳng đủ khiến lòng người nguôi ngoai nỗi khắc khoải. 

PHÁT HOẢNG VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH PHẢN CẢM VỀ LÊ VĂN LUYỆN

Một thái độ bình thản đến lạnh người!
Một thái độ bình thản đến lạnh người!

Xuân này, lần đầu tiên trong đời Lê Văn Luyện đón xuân ở một nơi đặc biệt, còn với Nguyễn Đức Nghĩa, rất có thể là mùa xuân cuối cùng của cuộc đời.

Bản án 18 năm tù

Ngày 11/1/2012, phiên Tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Văn Luyện về tội danh giết người, cướp tài sản đã khép lại với mức án được tuyên là 18 năm tù giam. Ngay sau khi bản án được tuyên, dư luận lại một phen “nổi sóng”. Người hiểu Luật thì ngậm ngùi chấp nhận bởi đó là khung hình phạt tối đa đối với tội phạm vị thành niên như Luyện, nhưng cũng không ít người “chưa thông”, tỏ ra phẫn nộ, đòi xử lại, những mong được nghe mức án tử hình đối với Luyện.

PHÁT HOẢNG VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH PHẢN CẢM VỀ LÊ VĂN LUYỆN


Ngay sau phiên sơ thẩm, đại diện gia đình bị hại đã tuyên bố sẽ có đơn kháng cáo. Chắc chắn, thời gian tới phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Lê Văn Luyện sẽ diễn ra. Chưa biết sẽ có diễn biến mới gì trong phiên xử tới nhưng có một điều chắc đến 99,99% rằng, mức án tù dành cho bị cáo Lê Văn Luyện chẳng thể thay đổi.

Bản án tù 18 năm dành cho Lê Văn Luyện được tuyên và đã có hiệu lực thi hành ngay, điều đó đồng nghĩa rằng Tết này, Luyện đang trải nghiệm mùa xuân đầu tiên nơi trại giam. Không nói đến những vật chất, tiện nghi nơi trại giam bởi đó là điều phi lý, trại giam đâu phải là thiên đường hưởng thụ mà là nơi những con người từng phạm lỗi lầm phải lao động, cải tạo, rèn luyện để nhận thức lại mình, trả giá bằng tự do cá nhân cho chính những lỗi lầm họ từng gây ra. Nói như vậy để thấy rằng, Tết Nhâm Thìn quả thực là cái Tết đặc biệt nhất Luyện trải qua, sẽ chẳng có người thân sum vầy, chẳng còn những chuyến du xuân chúc tụng họ hàng, bạn bè nữa.

LÊ VĂN LUYỆN: SÁT THỦ MÁU LẠNH

Không hiểu những ngày Tết này, ở nơi trại giam, Luyện có chút gì đó xao lòng không, nếu đúng như những gì tôi từng được chứng kiến ở phiên xét xử ít ngày trước đây thì quả thực phút xao lòng khó có thể xảy ra. Con người ấy đã rất lạnh lùng, vô tâm. Trước nỗi đau tột cùng của gia đình bị hại, Luyện chẳng nói một câu xin lỗi dù vị luật sư đã gợi ý.

Và dù vì những hành động đê hèn của Luyện mà những người sinh thành ra y đã phải lâm vào trốn tù tội nhưng tuyệt nhiên, y vẫn bình thản, chẳng chút xúc cảm nào, thậm chí cũng chẳng một lần ngoái lại để được nhìn cha mẹ, họ hàng ngồi ngay hàng ghế sau. Với tất cả thái độ của Luyện trong suốt phiên xét xử, như thể những người thân của y lâm vào cảnh này là tất yếu, chẳng can hệ gì đến y. Thái độ của Luyện khiến những người có mặt tại phiên xử cảm thấy bất bình, giá như y tỏ ra hối lỗi, cho dù là giả tạo một chút thôi cũng khiến mọi người bớt bức xúc.

PHÁT HOẢNG VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH PHẢN CẢM VỀ LÊ VĂN LUYỆN


Với những người bị dằn vặt bởi điều gì đó, với người luôn nặng trĩu những suy nghĩ, ám ảnh, chắc hẳn khó mà ăn ngon, ngủ kỹ được. Nhưng Luyện thì khác. Tôi không biết y có bị dằn vặt như lời y từng nói không, không hiểu y có cảm thấy hối hận thực sự không, chỉ biết rằng y béo tốt sau vài tháng trong trại tạm giam. Khi bị bắt, Luyện gầy và hốc hác lắm. Nhưng bất ngờ thay, khi xuất hiện ở phiên xử ít ngày trước, Luyện béo trắng, thậm chí là đẹp trai hơn nhiều so với thời điểm y bị bắt. Nhìn con người Luyện, thái độ của Luyện, nếu không chạm vào bộ quần áo tù và đôi còng số 8 thì tôi cứ ngỡ, đó là một thiếu gia con nhà khá giả, thảnh thơi lắm. Trong suốt phiên xử hôm ấy, tôi đã nhìn chằm chằm vào đôi mắt Luyện một hồi lâu, hy vọng tìm thấy ánh nhìn hối lỗi nào đó, nhưng tôi thất vọng, ở đôi mắt ấy, tôi chỉ cảm nhận được sự trống rỗng, vô cảm. Và giờ này ở trong tù, biết đâu y cũng vô cảm như thế.
Đợi chờ ngày thi hành án tử
Ngày 11/11/2010, TAND Tối cao đã mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa về tội danh giết người, cướp tài sản. Ở phiên phúc thẩm, HĐXX đã bác đơn kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa, tuyên y án tử hình. Chỉ 4 ngày sau phiên tòa phúc thẩm, vào ngày 15/11/2010, đơn xin ân giảm của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được Trại giam số 1 phê duyệt và gửi lên Chủ tịch nước. Song lá đơn này đã vừa bị Chủ tịch nước bác. Như vậy, theo quy định mới của luật Thi hành án hình sự, Nguyễn Đức Nghĩa sẽ bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. 
Ân hận muộn màng
Ân hận muộn màng

PHÁT HOẢNG VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH PHẢN CẢM VỀ LÊ VĂN LUYỆN


Trong Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự nêu rõ, trong thời hạn 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Nếu bị bác đơn, thông thường sau 4-6 tháng, bản án tử hình sẽ được thực thi. Chính xác ngày giờ nào Nguyễn Đức Nghĩa sẽ phải thi hành án tử hình, điều này bản thân Nghĩa không biết và tất nhiên không được công bố. Chỉ biết rằng, có thể đây sẽ là cái Tết cuối cùng của người tử tù Nguyễn Đức  Nghĩa.

Bản án dành cho Nguyễn Đức Nghĩa được dư luận đồng thuận bởi mức án nghiêm minh, xét xử đúng người, đúng tội. Trong suốt thời gian chờ thi hành án, Nghĩa đã trải qua một cái Tết trong tù, một cái Tết biệt giam. Nghĩa đã khóc, khóc rất nhiều thời khắc ấy, nhất là khi được mẹ và chị gái thăm nuôi. Theo suốt quá trình của vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, từng đối diện với Nghĩa trong cả hai phiên xét xử, tôi đã không ít lần thấy Nghĩa khóc, những giọt nước mắt ân hận muộn màng.

Nếu như trong phiên xét xử Lê Văn Luyện, y trả lời nhạt gừng, lí nhí và thái độ luôn bình thản, chẳng chút ân hận, thậm chí là “cười ruồi” thì Nguyễn Đức Nghĩa lại trái ngược hẳn. Nghĩa khóc nhiều khi thấy người thân tới dự Tòa, Nghĩa trả lời mọi câu hỏi một cách chủ động và khẩn thiết xin tha thứ. Nghĩa gầy sọp, hốc hác sau mỗi lần xuất hiện. Y đã từng tâm sự rằng, những dằn vặt, ám ảnh bám riết khiến y chẳng đêm nào được yên giấc. 
Thái độ trước Tòa của hai kẻ phạm tội ấy phần nào có thể lý giải được. Nghĩa đã đủ tuổi phải chịu trách nhiệm đến cùng về hành động tội lỗi của mình, thậm chí là phải trả giá bằng chính mạng sống của y. Nghĩa hiểu điều đó và y thực sự sợ hãi, ân hận - một bản năng của con người.

Còn với Luyện, y hầu Tòa khi biết rằng mức án cao nhất với y chỉ có thể là 18 năm, y vẫn có thể sống. Tết này, với Luyện là lần đầu nơi trại giam, còn với Nghĩa, có thể là lần cuối cùng trong cuộc đời. Chừng ấy thôi cũng đủ thấy, hai con người ấy sẽ có những thái độ ứng xử rất khác. Có thể lúc này đây trong tù, Nguyễn Đức Nghĩa đang tận hưởng những ngày tháng cuối cùng trong tâm trạng hoang mang và đầy tiếc nuối. 
Nhưng dù tiếc nuối, ân hận thì tất cả cũng đã muộn màng. Mức án của hai kẻ giết người tuy khác nhau nhưng họ thực sự đã phải trả giá, trả giá bằng chính tự do của mình. Ngày xuân nhắc lại câu chuyện buồn, để mỗi người có thêm những khoảng lặng, khoảng lặng để nhìn nhận và bước đi đúng hướng.
Toàn Trung/Vnmedia