Ảnh: Chim cánh cụt trắng cực hiếm thấy xuất hiện tại Nam Cực

27/01/2012 20:32
Nguyễn Hường (theo Daily Mail)
(GDVN) - Trong chuyến thăm quần đảo Aitcho hồi giữa tháng 1/2012, nhà tự nhiên học David Stephens đã vô tình phát hiện ra một con chim cánh cụt Chinstrap trắng hiếm thấy lạc lõng giữa đồng loại màu đen của mình.
Theo tìm hiểu của nhà tự nhiên học trên tàu thám hiểm Lindblad Expeditions của Hội địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic), đây là một con chim cánh cụt trắng khiếm khuyết toàn sắc (leucistic penguin) chứ không phải một con chim cánh cụt bị bạch tạng vì màu mắt của nó vẫn bình thường.
Theo tìm hiểu của nhà tự nhiên học trên tàu thám hiểm Lindblad Expeditions của Hội địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic), đây là một con chim cánh cụt trắng khiếm khuyết toàn sắc (leucistic penguin) chứ không phải một con chim cánh cụt bị bạch tạng vì màu mắt của nó vẫn bình thường.
Dyan deNapoli, một chuyên gia về chim cánh cụt và tác giả của cuốn "The Great Penguin Rescue" cho biết, tỷ lệ xuất hiện một con chim cánh cụt trắng như thế này trong tự nhiên là 1/146.000 con.
Dyan deNapoli, một chuyên gia về chim cánh cụt và tác giả của cuốn "The Great Penguin Rescue" cho biết, tỷ lệ xuất hiện một con chim cánh cụt trắng như thế này trong tự nhiên là 1/146.000 con.
Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm thấy.
Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm thấy.
Chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc, đôi khi được gọi là chim cánh cụt mang chứng bạch tạng, có mức độ hình thành sắc tố bị suy giảm nhưng được tách biệt so với loài bạch tạng vì mắt chúng có màu sắc.
Chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc, đôi khi được gọi là chim cánh cụt mang chứng bạch tạng, có mức độ hình thành sắc tố bị suy giảm nhưng được tách biệt so với loài bạch tạng vì mắt chúng có màu sắc.
Ông Stephens lưu ý rằng việc tìm thấy những con chim cánh cụt có bộ lông gần như trắng hoàn toàn là điều hiếm có, vì bộ lông mang màu trắng đen của chim cánh cụt đóng vai trò quan trọng giúp chúng ngụy trang khi lặn xuống biển để bắt cá.
Ông Stephens lưu ý rằng việc tìm thấy những con chim cánh cụt có bộ lông gần như trắng hoàn toàn là điều hiếm có, vì bộ lông mang màu trắng đen của chim cánh cụt đóng vai trò quan trọng giúp chúng ngụy trang khi lặn xuống biển để bắt cá.
Nguyễn Hường (theo Daily Mail)