Vụ tranh chấp nhà ở Xa La:Khách hàng có thể kiện ra Tòa đòi bồi thường

17/06/2012 06:00
Hân Ni
(GDVN) - Liên quan tới tranh chấp nhà tại Xa la, theo luật sư Phạm Thanh Sơn - Trưởng văn phòng Luật sư Nam Hà Nội: Bất kể việc bàn giao nhầm căn hộ cho người khác của Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (đổi tên từ Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1) là vô tình hay cố ý thì khách hàng hoàn toàn có thể kiện ra Tòa án “đòi” lại nhà và yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Như báo Giáo Dục Việt Nam đã đưa tin về việc tranh chấp căn hộ tại tầng 9 tòa nhà chung cư CT1B1 thuộc dự án nhà ở Xa La (Hà Đông, Hà Nội) của chủ đầu tư Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (đổi tên từ Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1) do ông Lê Thanh Thản làm giám đốc.

Ngày 05/03/2008, ông Sơn đã trực tiếp đứng ra ký hợp đồng mua bán, đến thời điểm 19/03/2009, ông đã đóng tiền được 2 đợt (chiếm 60% giá trị hợp đồng). Sau khi đóng xong tiền đợt 2, ông T.T.Sơn cho biết, ông không nhận được bất cứ thông tin nào về căn hộ của mình, hỏi ra mới biết chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở cho vợ của ông – bà P.V.T.Nhi với tư cách là đại diện cho chồng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, 2 người đã ly hôn vào ngày 15/01/2010.  


Hợp đồng mua bán căn hộ tại tầng 9 chung cư Xa La đứng tên ông T.T.Sơn nhưng đã được chủ đầu tư bàn giao cho người khác (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Hợp đồng mua bán căn hộ tại tầng 9 chung cư Xa La đứng tên ông T.T.Sơn nhưng đã được chủ đầu tư bàn giao cho người khác (Ảnh do nhân vật cung cấp).


Trao đổi về vấn đề này, luật sư Phạm Thanh Sơn - Trưởng văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, đơn vị ủy quyền về pháp lý của ông T.T.Sơn cho rằng: Việc ông T.T.Sơn ký hợp đồng mua nhà với Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 nhưng Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 lại bàn giao nhà cho bà P.V.T.Nhi là hoàn toàn sai các quy định của pháp luật.

"Chủ đầu tư đã giao nhà sai chủ thể".

Luật sư Phạm Thanh Sơn phân tích: Thứ nhất là sai về chủ thể vì bà Nhi không phải là chủ thể ký kết và đứng tên hợp đồng, bà Nhi cũng không phải là người được ủy quyền hợp pháp theo quy định pháp luật. Bằng chứng là ông Sơn chưa từng ký giấy ủy quyền nào cho bà Nhi về việc thay mặt nhận bàn giao nhà.

Trong khi đó, điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về đại diện cho nhau giữa vợ, chồng đã chỉ rõ: “Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập,thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”. Do vậy, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên không thể xuất trình bất cứ văn bản ủy quyền hợp pháp nào (có công chứng) của ông T.T.Sơn cho bà Nhi.

Bà Nhi cũng không phải là người nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế.. hay bất kỳ chuyển dịch nào liên quan đến căn hộ nêu trên từ ông Sơn.

“Tóm lại, theo các tình tiết vụ việc ông Sơn cung cấp, chúng tôi khẳng định không có bất kỳ một căn cứ nào khẳng định rằng bà Nhi được quyền thay mặt ông Sơn đứng ra nhận nhà và cũng không có căn cứ nào cho phép Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 được giao nhà cho bà Nhi” - luật sư của Trưởng văn phòng Luật sư Nam Hà Nội nhấn mạnh.

Sai về trình tự thủ tục

Cũng theo luật sư Phạm Thanh Sơn - Trưởng văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, khi bàn giao nhà, chủ đầu tư phải xác định chính xác người nhận bàn giao nhà có phải là chính chủ theo hợp đồng hoặc người được chính chủ ủy quyền hợp pháp (bằng văn bản có công chứng) hay không.

Người nhận bàn giao phải mang theo các giấy tờ kèm theo: CMND (chứng minh tư cách chủ thể hợp pháp của người mua nhà), hợp đồng mua nhà gốc; các biên nhận chứng minh việc đã nộp tiền… và các giấy tờ có liên quan. Khi đến nhận nhà người mua nhà phải mang đầy đủ các giấy tờ trên mới là cơ sở để chủ đầu tư (bên bán nhà ) làm thủ tục giao nhà.    

theo luật sư Phạm Thanh Sơn - Trưởng văn phòng Luật sư Nam Hà Nội: Bất kể việc bàn giao nhầm căn hộ cho người khác của Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (đổi tên từ Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1) là vô tình hay cố ý thì khách hàng hoàn toàn có thể kiện ra Tòa án “đòi” lại nhà và yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
theo luật sư Phạm Thanh Sơn - Trưởng văn phòng Luật sư Nam Hà Nội: Bất kể việc bàn giao nhầm căn hộ cho người khác của Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (đổi tên từ Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1) là vô tình hay cố ý thì khách hàng hoàn toàn có thể kiện ra Tòa án “đòi” lại nhà và yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Ngoài ra, theo luật sư Phạm Thanh Sơn, việc Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên giao nhà cho người khác đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà, hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa án.

Bởi lẽ theo căn cứ Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005:  Bên mua được nhận nhà theo đúng nội dung hợp đồng mua bán các bên đã ký kết. Tại Khoản 3, khoản 4 điều 451 Bộ Luật Dân sự quy định về nghĩa vụ của bên bán nhà ở: “ ….giao nhà ở đúng tình trạng đã ghi trong hợp đồng kèm theo hồ sơ về nhà cho bên mua; Thực hiện đúng các thủ tục mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật”.

“Bất kể quyết định bàn giao nhà cho bà Nhi của Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên là nhầm lẫn hay cố ý thì hành vi vi phạm nghiêm trọng hợp đồng của bên bán đã khiến cho mục đích thực hiện hợp đồng của bên mua không đạt được. Do vậy, theo quy định pháp luật, ông T.T.Sơn ngoài việc yêu cầu bên bán phải thực hiện hợp đồng còn được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng” – luật sư Phạm Thanh Sơn nhấn mạnh.

* Tên của nhân vật đã được thay đổi.


Báo Giáo Dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này tới độc giả. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn. Trân trọng cảm ơn!


Có thể bạn quan tâm:

Thú chơi khuyển của các đại gia

Choáng với thú chơi của đại gia Việt

Những dịch vụ "Đệ nhất Hà thành"

Bảo vệ Người tiêu dùng

Clip - Ảnh ấn tượng

Kinh hoàng "công nghệ" thực phẩm bẩn

Lình xình ở nhà N05 Vinaconex

Giá vàng - ngoại tệ theo ngày



Hân Ni