LA VIỆN:

Tranh chấp đảo Senkaku, biển Đông: La Viện hung hăng, đầu gấu nhất

21/08/2012 06:51
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Tướng La Viện TQ quả thực đang lợi dụng tư cách "mềm" - 1 chuyên gia nghiên cứu để bày đặt các loại giải pháp quân sự hòng chiếm đoạt đảo, đá nước khác.
Người Nhật đến đảo Senkaku khẳng định chủ quyền.
Người Nhật đến đảo Senkaku khẳng định chủ quyền.
La Viện, thiếu tướng, "chuyên gia" phân tích các vấn đề biển Đông
La Viện, thiếu tướng, "chuyên gia" phân tích các vấn đề biển Đông


Tờ “Hoàn Cầu” ngày 20/8 cho rằng, đến ngày 30/7/2012, tàu sân bay Trung Quốc đã kết thúc chạy thử lần thứ 9, theo tiết lộ của Lý Kiệt, nhà nghiên cứu học thuật quân sự hải quân, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay.

Về việc đặt tên cho tàu sân bay này, Lý Kiệt cho rằng “khả năng đặt tên người không lớn lắm”, còn đặt tên thành phố trực thuộc Trung ương thì cũng có một số vấn đề. Do tàu sân bay Varyag sắp đưa vào hoạt động, nên dư luận đang tập trung chú ý đến vấn đề đặt tên cho con tàu này.

Ngày 19/8, trả lời phỏng vấn báo Hoàn Cầu, Phó Tổng Thư ký Học hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, Phó Hội trưởng thường trực Hội Thúc đẩy Văn hóa Chiến lược Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có thể đặt tên là “Đảo Điếu Ngư” để tuyên bố “chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Điếu Ngư” – hòn đảo hiện đang do Nhật kiểm soát thực tế và gọi là đảo Senkaku.

La Viện dẫn chứng cho rằng, Hàn Quốc cũng đặt tên cho tàu đổ bộ lớn nhất của họ là Dokdo, khi đi thăm nước ngoài, tàu này tuyên bố với thế giới rằng, đảo Dokdo là lãnh thổ của Hàn Quốc.

Tàu 137 của Hạm đội Đông Hải phóng tên lửa đối không.
Tàu 137 của Hạm đội Đông Hải phóng tên lửa đối không.


Về vấn đề tranh chấp đảo, đá ở biển Hoa Đông, biển Đông hiện nay, tướng La Viện của Trung Quốc tỏ ra hết sức hung hăng, “đầu gấu”. Ông này lớn tiếng dọa nạt cho rằng, ván bài lật ngửa cuối cùng là cuộc đọ sức về sức mạnh, hiện nay, lật bài ngửa hoàn toàn chưa phải là lúc, thời cơ để hoàn toàn sử dụng vũ lực chiếm đoạt các đảo, đá (trong tay nước khác) còn chưa chín muồi.

La Viện nói theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” (mang tính thực dân, đế quốc và bất văn minh tí, không hề đếm xỉa đến căn cứ pháp lý và tình hình thực tiễn), cho rằng “khi đôi bên thù địch thì người dũng cảm sẽ chiến thắng, khi đôi bên thù địch thì người có trí tuệ, mưu lược sẽ giành thắng lợi”.

Theo La Viện, Trung Quốc cần “vẽ, cảnh báo, ra tay”. Trong vấn đề đảo Senkaku, Trung Quốc cần vạch ra “đường cảnh giới không thể vượt qua” (phải lượng hóa, không thể chỉ nói khẩu hiệu suông)

Đồng thời, La Viện nhấn mạnh đến điều mà các nước nên hết sức cảnh giác, đó là: “Trung Quốc phải có thủ đoạn báo thù, phải có thủ đoạn báo thù bất đối xứng, áp dụng thủ đoạn mạnh hơn chứ không chỉ là ngang nhau, khi cần ra tay thì phải ra tay”.

La Viện tiếp tục đe dọa vũ lực, đề xuất: Trung Quốc có thể thiết lập khu diễn tập quân sự, khu thử tên lửa, khu vực bắn của không quân ở đảo Senkaku, hơn nữa có thể áp dụng thủ đoạn bố trí ngư lôi, thiết lập khu phong tỏa 12 hải lý ở đảo Senkaku.

Khả năng tác chiến ngư lôi của Trung Quốc được cho là rất mạnh
Khả năng tác chiến ngư lôi của Trung Quốc được cho là rất mạnh
Tàu bố trí ngư lôi của Hải quân Trung Quốc.
Tàu bố trí ngư lôi của Hải quân Trung Quốc.
Nhưng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản nổi tiếng là có khả năng quét mìn mạnh. Trong khi đó, sau khi bố trí ngư lôi, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân, đồng thời công việc quét mìn trở nên rất khó khăn.
Nhưng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản nổi tiếng là có khả năng quét mìn mạnh. Trong khi đó, sau khi bố trí ngư lôi, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân, đồng thời công việc quét mìn trở nên rất khó khăn.


La Viện cho rằng, trong vấn đề đảo Senkaku, Trung Quốc còn cần đấu trí. La Viện dẫn “Binh pháp Tôn Tử” và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “tạo thế”. Ông này nói, trong vấn đề biển Hoa Đông, biển Đông, ở cấp độ quốc gia cần có trù tính ở đỉnh cao, đưa ra chiến lược biển quốc gia rõ ràng, nhanh chóng thành lập “Ủy ban Hải dương Quốc gia”, cần có quyết tâm như nghiên cứu phát triển “1 tên lửa đẩy phóng 2 vệ tinh” như trước đây.

La Viện tiếp tục nhấn mạnh: Cần thành lập Lực lượng Phòng thủ Bờ biển Quốc gia, với tính chất là một lực lượng bán quân sự, trọng tải tàu chiến có thể lớn hơn, có thể trang bị vũ khí (Như vậy, nếu lực lượng này ra đời, rõ ràng sẽ mang tính chất “đe dọa vũ lực, sẵn sàng sử dụng vũ lực” trong tranh chấp).

Tướng La Viện cho rằng, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản có 40 tàu tuần tra lớn, 46 tàu cỡ trung bình, 20 tàu cỡ nhỏ, trong đó có 13 tàu có thể mang theo trực thăng. Ông tiếp tục nêu giải pháp: “Trung Quốc cần triển khai “chiến tranh du kích trên biển”, thật thật giả giả, hư hư thực thực. Hai bờ bắt tay bảo vệ đảo Điếu Ngư, chẳng hạn, lần này Hồng Kông điều đi, lần sau có thể Đài Loan điều đi; lần sau nữa có thể Trung Quốc điều đi, luân phiên ra tay, khiến cho Nhật Bản mệt nhoài.

Triển khai “chiến tranh nhân dân trên biển”, hình thành đội tàu bảo vệ đảo Điếu Ngư gồm vài chục chiếc, 30-50 chiếc, thậm chí hàng trăm chiếc tàu để hoạt động, khi cần thiết những cơ quan có liên quan có thể bảo vệ ngư dân, hộ tống”.

Một đại đội tàu săn ngầm của Hạm đội Đông Hải diễn tập hiệp đồng với máy bay trực thăng.
Một đại đội tàu săn ngầm của Hạm đội Đông Hải diễn tập hiệp đồng với máy bay trực thăng.


Về mặt hợp tác quốc tế, La Viện chỉ ra cần hợp tác với Nga và Hàn Quốc trong vấn đề đảo Senkaku. Ông này gcho rằng: “Phải kết thành chiến tuyến thống nhất bảo vệ kết quả thắng lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai, không ngại phối hợp chặt chẽ với Nga (quần đảo Nam Kuril) và Hàn Quốc (đảo Dokdo), cùng bảo vệ hệ thống Yalta trừng phạt nước thua trận phát-xít sau chiến tranh”.

La Viện nhắc nhở giới truyền thông, cho rằng: Trong vấn đề tranh chấp đảo, khi truyền thông đưa tin phải chú ý sử dụng tên gọi thống nhất với nguyên tắc hệ thống Yalta, chẳng hạn gọi “quần đảo Nam Kuril”, chứ không phải sử dụng tên gọi “Bốn hòn đảo phương Bắc”, gọi “đảo Dokdo” chứ không phải dùng tên gọi “Takeshima” của Nhật Bản.

La Viện còn muốn đoạt được lợi ích kinh tế, nên cho rằng: Cần khuyến khích Trung Quốc đầu tư khai thác những hòn đảo nêu trên (như quần đảo Nam Kuril...). Ngoài ra, Trung Quốc có thể tham gia giải đua thuyền buồm quốc tế vòng quanh đảo Dokdo do Hải quân Hàn Quốc tổ chức vào tháng 5 hàng năm.

Tàu công vụ Nhật Bản bố trí nhiều tầng kiểm soát, ngăn chặn công dân Trung Quốc đến đảo Senkaku.
Tàu công vụ Nhật Bản bố trí nhiều tầng kiểm soát, ngăn chặn công dân Trung Quốc đến đảo Senkaku.
5 tàu Hải tuần Trung Quốc và 3 tàu chiến Nhật Bản va chạm trên biển.
5 tàu Hải tuần Trung Quốc và 3 tàu chiến Nhật Bản va chạm trên biển.
Tàu khu trục phòng không lớp Atago mới nhất của Nhật Bản.
Tàu khu trục phòng không lớp Atago mới nhất của Nhật Bản.
Tàu sân bay hạng nhẹ Hyuga Nhật Bản.
Tàu sân bay hạng nhẹ Hyuga Nhật Bản.
Tính năng tàu ngầm động cơ thông thường Nhật Bản dẫn đầu thế giới.
Tính năng tàu ngầm động cơ thông thường Nhật Bản dẫn đầu thế giới.
Biên đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Biên đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Chi đội tàu hộ vệ 1 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tại bến cảng.
Chi đội tàu hộ vệ 1 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tại bến cảng.
Tàu khu trục Akizuki mới nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu khu trục Akizuki mới nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)