Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ireland

04/09/2012 14:10
Theo TTVN
(GDVN) - Tăng trưởng kinh tế ở mức cao hàng đầu thế giới trong thời gian dài đã đưa Ireland từ một nước có thu nhập thấp của châu Âu trở thành một nước công nghiệp phát triển; được xem là Con hổ Celtic của Châu Âu, là hình mẫu cho các nước đang phát triển nghiên cứu, học hỏi. Việt Nam và Ireland là hai nền kinh tế năng động, có nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư.
I. Khái quát chung: Tên nước: Ai-len (Ireland) Thủ đô: Dublin Ngày Quốc khánh: 17/3 (Ngày Thánh Patrick) Vị trí địa lý: Ai - len là quốc đảo, nằm trong biển Bắc Băng Dương, ở cực Tây – Bắc Châu Âu, phía đông giáp biển nằm giữa Ai - len và nước Anh, phía Tây giáp Bắc Băng Dương. Diện tích: 70,282 km2 Khí hậu: Do ảnh hưởng dòng hải lưu Gulf Stream, nên có nhiều gió mạnh thổi theo hướng Tây Nam và nhiệt độ toàn quốc không khác nhau. Tháng lạnh nhất là tháng Giêng và tháng hai từ 4-70 C. Tháng ấm nhất là 7 và 8, nhiệt độ 14-160C. Hòn đảo Ai-len bị tách khỏi châu Âu vào thời kỳ cuối của kỷ nguyên Băng hà, do đó các loại động thực vật ít hơn châu Âu. Dân số: 4,6 triệu người Ngôn ngữ: Tiếng Anh và tiếng Ai-len Đơn vị tiền tệ: Euro Tôn giáo: Thiên chúa 87,4%; không tôn giáo 4,2%; còn lại là tôn giáo khác II. Thể chế nhà nước, chế độ chính trị, đảng phái chính trị, Lãnh đạo chủ chốt (thuộc đảng phái nào):1. Tổng thống: được dân bầu trực tiếp, tuổi phải từ 35 trở lên, nhiệm kỳ 7 năm và chỉ được bầu lại 1 lần. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, Tổng tư lệnh các lực lượng quốc phòng, không có quyền hành pháp, có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, bổ nhiệm và mãn nhiệm thành viên Chính phủ (qua đề nghị của Quốc hội). Từ năm 1937 đến nay, Ai-len có 9 Tổng thống, 3 người đã cầm quyền 2 nhiệm kỳ liền. Tổng thống hiện nay là Ông Michael D. Higgins đắc cử năm 2011.
Tổng thống Ireland - Michael D. Higgins
Tổng thống Ireland - Michael D. Higgins
2. Chính phủ: Hiến pháp quy định thành viên Chính phủ không ít hơn 7 và không nhiều hơn 15 Bộ trưởng. Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính phải là thành viên Quốc hội, các thành viên khác có thể là nghị sỹ trong Hạ viện hay Thượng viện và không nhiều hơn 2 thành viên thuộc Thượng viện. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Hạ viện, Thủ tướng phải từ chức nếu không được đa số ủng hộ của Hạ viện. Bộ trưởng có thể đứng đầu hơn 1 Bộ. 3. Quốc hội (Oireachtas) được chia làm 2 Viện.Thượng viện (Seanad Eireann): 60 thượng nghị sỹ trong đó 11 do Thủ tướng đề cử, 43 bầu từ 5 Ban chuyên trách (Văn hoá; Giáo dục; Nông nghiệp; Lao động, công nghiệp và thương mại; Hành chính), còn 6 thượng nghị sỹ do các trường đại học bầu (3 trường đại học quốc gia Ai-len và đại học Dublin). Thượng viện có ít quyền lực, chỉ có thể lùi thời gian thông qua các luật chứ không thể phủ quyết các dự luật. Tỷ lệ số thượng nghị sĩ phản ánh tỷ lệ thắng cử của các đảng tại bầu cử Hạ viện.Hạ Viện (Dail Eireann): có 166 hạ nghị sĩ, được bầu từ 41 đơn vị bầu cử (12 đơn vị bầu 3, 15 đơn vị bầu 4, 14 đơn vị bầu 5 nghị sỹ), mỗi nghị sỹ đại diện cho 30 nghìn dân hay không quá 1 nghị sỹ cho 20 nghìn dân, nhiệm kỳ 5 năm.  Hạ viện là cơ quan lập pháp chủ yếu, bầu Thủ tướng và Chính phủ.III. Kinh tế: -  Kinh tế Ai-len trong những năm gần đây đã chuyển đổi đáng kể từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ tập trung xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế Ai-len đạt mức cao bậc nhất thế giới 10% trong giai đoạn 1995 -2000 và 7% 2001-04.  Từ một nước nông nghiệp lạc hậu của châu Âu với mức sống theo đầu người của Ai-len chỉ bằng 60% mức trung bình của châu Âu, GDP/đầu người của Ai-len ngày nay đứng thứ 16 trên thế giới. Do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tăng trưởng của Ai-len giảm dần và năm 2010 ở mức    -1.6%. - Chính sách kinh tế của chính phủ Ai-len tập trung vào xuất khẩu và khuyến khích đầu tư nước ngoài đã đem lại sự tăng trưởng vượt bậc cho Ai-len trong suốt thập kỷ 90. Ai-len xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng chế biến  thực phẩm, đồ uống, quần áo, đồ thủ công, hoá chất, dược, máy điện tử, thiết bị thông tin. Ai-len gia nhập Liên minh tiền tệ châu Âu năm 2002. Hiện nay có hơn 1000 công ty đa quốc gia đang hoạt động chính của mình tại Ai-len, hầu hết trong số đó là công ty của Mỹ. - Trong năm 2010, Ai-len bị chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, tạo ra một lỗ hổng lớn trong nền tài chính công nước này, đẩy tỉ lệ thâm hụt ngân sách lên mức cao kỷ lục. Tháng 11/2010, Ai-len đã phải chấp nhận gói cứu trợ gần 100 tỉ Euro từ các nước Eurozone.IV. Quan hệ với Việt Nam : Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao : 5/4/1996.            1. Thương mại: -  Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ai-len còn khiêm tốn, tổng kim ngạch hai chiều khoảng hơn 100 triệu USD. -  Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam: giầy dép (70%) và đồ dùng trong nhà (11%). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ai-len: máy móc thiết bị (42%), sản phẩm trứng sữa (21%), dược phẩm (8%).2. Đầu tư: - Tính đến tháng 11/2010, Ai-len có 6 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,64 triệu USD, đứng thứ 70/93 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Ai-len tập trung trong lĩnh vực dịch vụ với 3 dự án bao gồm 1 dự án liên quan đến bất động sản tại Tp. Hồ Chí Minh, 2 dự án trong lĩnh vực đầu tư nhà hàng và cho thuê dụng cụ thể thao tại Bình Thuận; chỉ có 1 dự án trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ sản xuất dụng cụ thể dục thể thao, nhưng chiếm tới 87% vốn đăng ký. Các dự án FDI đều theo hình thức 100% vốn nước ngoài. - Hiệp hội kinh doanh Ai-len - Việt Nam được thành lập tháng 10/1995, hiện có 27 hội viên. - Một số công ty Ai-len có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 1990. Có mặt sớm nhất là  EBS International của ngành điện lực Ai-len, tham gia tư vấn cho các dự án tuốc-bin khí hỗn hợp tại Bà Rịa (vốn của WB), nhà máy Phú Mỹ 2 (giai đoạn 1 bằng vốn Ai-len, giai đoạn 2 bằng vốn WB); trường đào tạo tại Công ty điện lực 2 (miền Nam - vốn WB); dự án Nâng cao năng lực thể chế và tổ chức ngành điện Việt Nam (vốn WB và 50.000 USD tài trợ của Chính phủ Ai-len). Tổng số vốn các dự án nói trên khoảng 5 triệu USD. Đến nay, Ai-len có quan hệ hợp tác phát triển mạnh nhất với ngành năng lượng, điện lực của ta. Chuyến thăm Ai-len của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải tháng 8/2005 đã đặt nền móng thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này và có khoảng 200 lãnh đạo và chuyên viên trong lĩnh vực này đã thăm Ai-len.
Hợp tác chiến lược giữa 2 nước Việt Nam - Ireland (Ảnh GDTT)
Hợp tác chiến lược giữa 2 nước Việt Nam - Ireland (Ảnh GDTT)
3. Hợp tác phát triển: -  Trước đây, Ai-len đã cung cấp ODA cho Việt Nam nhưng chỉ dừng ở mức nhỏ, lẻ như khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 400.000 USD cho dự án điện khí hoá nông thôn ở Trà Vinh năm 1998. -  Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phan Văn Khải bên lề Hội nghị cấp cao ASEM 5 (Hà Nội, tháng 10/2004), Thủ tướng Ai-len Bertie Ahern đã thông báo Chính phủ Ai-len chính thức cấp ODA cho Việt Nam từ năm 2005. Nguồn ODA cam kết cho năm 2005 là 3,5 triệu Euro; năm 2006 tăng lên 7 triệu Euro. -  Năm 2007, Chính phủ Ai-len đã thông qua Chiến lược quốc gia Ailen-Việt Nam (CSP) giai đoạn 2007-2010 với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương ở Việt Nam. Ngân sách dành cho các chương trình/dự án hợp tác trong giai đoạn này là 85,5 triệu Euro (120 triệu USD) dành cho các chương trình hợp tác phát triển sau: Đồng tài trợ với WB trong chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghốo (PRSC); Chương trình 135 giai đoạn II; Hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ; Phát triển khu vực tư nhân Mekong (MPDF) theo sáng kiến của Công ty Tài chính Quốc tế IFC; Hỗ trợ chuyển đổi kinh tế và phát triển khu vực tư nhân (Celtic Tiger); Tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử; Triển khai sáng kiến “Một Liên Hợp Quốc” tại Việt Nam; Hỗ trợ các chương trình, dự án thực hiện tại các địa phương. Để cụ thể hóa các chương trình hợp tác và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác phát triển của Ai-len tại Việt Nam, hai Bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nhân chuyến thăm chính thức Ai-len của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 3/2008). -  Việt Nam là 1 trong 9 nước nhận viện trợ phát triển của Ai-len (2 nước ở châu Á và 7 nước ở châu Phi). Năm 2005, Ai-len cam kết cung cấp cho Việt Nam 3,5 triệu Euro vốn ODA; năm 2006 tăng lên 7 triệu Euro và năm 2007 tăng lên 120 triệu USD cho giai đoạn 2007 - 2010, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam là xóa đói giảm nghèo, y tế, nâng cao năng lực thể chế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải cách hành chính, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ai-len đã lập Văn phòng điều phối ODA tại Hà Nội để điều phối viện trợ ODA ở khu vực Đông Nam Á.. - Phát triển Mô hình Đối tác Công - Tư (PPP) trong huy động nguồn tài chính cho các dự án lớn, dài hạn trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở và dịch vụ công ích là một trong những ưu tiên của ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, nguồn vốn lớn, ta cần thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm để có cơ sở áp dung mở rộng tiếp theo. Các trung tâm tài chính lớn của thế giới trong đó có London tỏ quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ ta trong phát triển các dự án theo mô hình này. Ta cần tranh thủ kinh nghiệm và kỹ năng của Bạn để triển khai xây dựng 1 dự án thí điểm theo mô hình PPP, trước hết trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông.     - Văn phòng điều phối ODA được thành lập trong Đại sứ quán Ai-len và phụ trách cả quan hệ với Lào và Cam-pu-chia.4. Giáo dục đào tạo: -  Hợp tác giáo dục – đào tạo giữa hai nước mới ở giai đoạn khởi đầu. -  Ai-len đã cung cấp một số suất đào tạo học bổng sau đại học cho Việt Nam. Tuy nhiên, số học bổng này không nhiều, từ 5-10 suất/năm. Hiện nay, Công ty Phát triển Quốc tế Ai-len (IDI) có kế hoạch tiến hành các thủ tục xin mở một trường đại học chất lượng cao 100% vốn của Ai-len tại Việt Nam5. Quốc phòng: Quan hệ quốc phòng giữa hai nước còn ở mức hạn chế, hai bên chưa trao đổi Tuỳ viên Quốc phòng. Tháng 4/2009, đoàn cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thăm và làm việc tại Ai-len, mở ra hướng hợp tác về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, hợp tác xử lý hậu quả chất độc da cam, tìm kiếm cứu nạn.THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU IRELAND ĐỂ NHẬN GIẢI THƯỞNG LỚN

Nhận bài dự thi từ 10/7/2012 đến hết 10/10/2012. BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài dự thi Tìm hiểu về đất nước, con người và nền giáo dục Ireland hoặc gửi về địa chỉ mail toasoan@giaoduc.net.vn (Số điện thoại hỗ trợ thông tin: 0904.062258).

Điểm nóng

Top 10 ĐH đứng đầu thế giới trong lĩnh vực Toán học

Khám phá trường ĐH đẹp như TTHNQG tại đảo quốc sư tử
Ngành Mỏ địa chất: Cơ hội làm việc ở nước ngoài với thu nhập "khủng" Bài dự thi số 50: Hẹn gặp ở Dublin, Ireland.

Nơi “khai sinh” ra lễ hội Halloween - Ireland.

"Cổ tích" về cỏ 4 lá may mắn.


Theo TTVN