Cảnh sát Nam Phi nổ súng trấn áp biểu tình 36 người chết

Cảnh sát Nam Phi nổ súng trấn áp biểu tình 36 người chết
(GDVN) - Con số thương vong mới nhất trong vụ đối đầu giữa 3000 người biểu tình với cảnh sát bên ngoài mỏ khai thác bạch kim Marikana nằm cách thủ đô Johannesburg của Nam Phi hôm 16/8 đã tăng lên 36 người chết, 78 người bị thương. Cảnh sát Nam Phi đã nổ súng vào đám khoảng 3.000 người biểu tình khi họ mang theo gậy gộc và dao chọc thủng hàng rào dây thép gai đang được dựng bởi các nhân viên an ninh. Trước đó, phát biểu trên tuyền hình, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma nói rằng ông cảm thấy "sốc" về những gì đã xảy ra và các cơ quan thực thi pháp luật Nam Phi sẽ làm tất cả những gì có thể để kiểm soát tình hình, mang lại công lý cho các nạn nhân của cuộc đụng độ bạo lực. Vụ biểu tình nổ ra từ hôm 10/8, các công nhân đã chiếm 1 quả đồi cố thủ trong những ngày qua và kiên quyết không rút lui.

Video: Ca sĩ Hàn bơi ra đảo Dokdo khẳng định chủ quyền

Video: Ca sĩ Hàn bơi ra đảo Dokdo khẳng định chủ quyền
(GDVN) - Ngày 13/8, một nhóm người Hàn Quốc do ca sĩ Kim Jang-Hoon khởi xướng đã bắt đầu chặng đường bơi tiếp sức 230km xuất phát từ một cảng phía đông đến nhóm đảo Dokdo/Takeshima, trong một hành động khẳng định chủ quyền kiên quyết mới nhất của Seoul. Sinh nhật tuổi 45 của ca sĩ Kim Jang-Hoon sẽ rơi vào thứ Ba này khi anh đang ở giữa biển khơi.

Ảnh: Hoạt động của cái gọi là "thành phố Tam Sa"

Ảnh: Hoạt động của cái gọi là "thành phố Tam Sa"
(GDVN) - Sau khi thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" và "khu phòng thủ Tam Sa", lực lượng biên phòng Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa đã bắt đầu "huấn luyện chi đội biên phòng Tam Sa" để hỗ trợ lực lượng ngư dân bị Trung Quốc đưa ra đảo. Ngày 16/8, Tiêu Kiệt - Thị trưởng của cái gọi là "thành phố Tam Sa" tới Bắc Kinh gặp Cục trưởng Cục Hải dương Trung Quốc để bàn nhau cách thức tăng cường các hoạt động (phi pháp) trên Biển Đông mà phía Trung Quốc gọi bằng cái tên "ngư trường Tam Sa". Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động trái phép của Bắc Kinh trên Biển Đông hậu "Tam Sa".

Trung Quốc: Bảo vệ leo nóc nhà cố thủ, nông dân sai con đi đòi lương

Trung Quốc: Bảo vệ leo nóc nhà cố thủ, nông dân sai con đi đòi lương
(GDVN) - Truyền thông Trung Quốc ngày hôm nay 17/8 đưa tin, 43 nhân viên bảo vệ của tập đoàn Chế tạo thiết bị điện Sùng Quang ở Sa Tỉnh, Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc đã leo lên nóc nhà hai tầng cố thủ 2 ngày nay. Những nhân viên này giăng biểu ngữ yêu cầu giải quyết chế độ theo hợp đồng và bồi thường thiệt hại kinh tế 2 tháng lương cho những lao động trên 1 năm bị sa thải đợt này. Chừng nào chủ doanh nghiệp chưa đồng ý, họ sẽ không xuống. Trong một diễn biến khác, 13 đứa trẻ con em nông dân ở Đại Lý, Vân Nam đã thay cha mẹ đi biểu tình đòi tiền lương. Những cô bé cậu bé này nhỏ mới 5 tuổi, lớn chừng 20 tuổi mang theo các biểu ngữ viết tay: "Cháu cần uống sữa, cháu cần đi học, hãy trả bố mẹ cháu tiền lương mồ hôi nước mắt. Cháu là Lưu Cường"...Những người nông dân này khi làm thuê cho dự án Nam Quốc Thành ở Đại Lý, Vân Nam, chủ đầu tư đã quỵt lương của họ.

Video: Tàu cá Trung Quốc manh động lao vào Senkaku trên biển Hoa Đông

Video: Tàu cá Trung Quốc manh động lao vào Senkaku trên biển Hoa Đông
(GDVN) - Ngày 15/8, 12 tàu tuần tra, gồm cả tàu 3.000 tấn, cùng 1 trực thăng của lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đã được huy động để ngăn cản chiếc tàu cá Trung Quốc chở 14 người Hồng Kông đang lao về phía đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Mặc dù 12 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản nhiều lần cảnh báo yêu cầu tàu cá Trung Quốc rời khỏi vùng biển này, thậm chí dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu cá Trung Quốc nhưng nhóm người Hồng Kông vẫn liều lĩnh lao tới, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của mình và đối phương.

Trung Quốc: mặt đường sụt bất ngờ sâu hơn 10m "nuốt chửng" 4 người

Trung Quốc: mặt đường sụt bất ngờ sâu hơn 10m "nuốt chửng" 4 người
(GDVN) - Giới truyền thông Trung Quốc hôm nay đưa tin, 4 giờ chiều hôm qua 14/8 đại lộ Liêu Dương thuộc khu Nam Cương thành phố Cáp Nhĩ Tân thủ phủ tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc bất ngờ bị sụt. Sự cố tạo thành một hố rộng 10m sâu 10m đã "nuốt chửng" 4 người đang đi đường, trong đó 1 người bế 1 em bé 14 tháng tuổi. 2 nạn nhân đã tử vong, 2 người khác đang được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Nguyên nhân vụ sụt đường đang được điều tra, làm rõ.

Ảnh: Trung Quốc xuất hiện thương hiệu "bánh đa cử nhân chính quy"

Ảnh: Trung Quốc xuất hiện thương hiệu "bánh đa cử nhân chính quy"
(GDVN) - Trong khi hầu hết phụ huynh và học sinh Trung Quốc hiện nay đều cho rằng đại học là cánh cửa tốt nhất để giúp con em họ vào đời và "cầm chắc 1 vé" để bước lên chuyến tàu tương lai, nhưng thực tế lại phũ phàng hơn nhiều so với họ nghĩ. Có rất nhiều sinh viên Trung Quốc ra trường không tìm được việc làm, họ phải tự vật lộn mưu sinh với những công việc lao động tay chân không cần đến cái bằng cử nhân chính quy, thậm chí là bằng cử nhân loại giỏi của họ. Dương Ngọc Long, một cử nhân chính quy ở Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc đã tự tìm lối thoát cho mình bằng việc đội mũ áo cử nhân đi bán bánh đa dạo, xây dựng thương hiệu "bánh đa cử nhân chính quy".

Ảnh: nhà nổi quân Trung Quốc xây trộm trên Đá Châu Viên, Trường Sa

Ảnh: nhà nổi quân Trung Quốc xây trộm trên Đá Châu Viên, Trường  Sa
(GDVN) - Đá Châu Viên là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa, quần đảo Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1988. Sau khi chiếm đoạt, Trung Quốc đã phái quân đồn trú trái phép và xây dựng nhà nổi kiên cố tại đây. Theo tài liệu từ phía Trung Quốc, hiện tại Đá Châu Viên đã trải qua 3 thời kỳ xây dựng với 3 "thế hệ" nhà nổi. Để vạch trần âm mưu thâm độc và thủ đoạn nham hiểm của Bắc Kinh muốn chiếm trọn Biển Đông thành ao nhà và cũng để cung cấp tới độc giả thông tin đa chiều về các hoạt động phi pháp, dã tâm của quân Trung Quốc ở Trường Sa, xin trân trọng đăng tải những hình ảnh này.

Ảnh: quân TQ xây trộm 9 trạm phát sóng di động ở Trường Sa

Ảnh: quân TQ xây trộm 9 trạm phát sóng di động ở Trường Sa
(GDVN) - Sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng trái phép hệ thống nhà nổi bê tông cốt thép kiên cố để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông. Trong lúc tình hình Biển Đông đang liên tục căng thẳng bởi những động thái leo thang của Bắc Kinh trên thực địa, trên lĩnh vực truyền thông, đối ngoại Trung Quốc cũng đang dồn dập tung tin bóp méo sự thật, tuyên truyền xuyên tạc về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhiều kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh 9 trạm thu phát sóng di động mà quân Trung Quốc xây trộm ở Trường Sa. Để bóc trần âm mưu thâm độc ấy, đồng thời cung cấp tới độc giả những thông tin mới nhất về hoạt động phi pháp của quân Trung Quốc ở Trường Sa, xin trân trọng giới thiệu đến độc giả chùm ảnh này.