PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: “May ra chúng ta sẽ thay đổi được nền giáo dục”

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: “May ra chúng ta sẽ thay đổi được nền giáo dục”
(GDVN) - "Một công ty sản xuất sắt mà có hàng nghìn tấn sắt vứt gỉ ở trong kho thì là sắt tồi; công ty xi măng có hàng nghìn tấn xi măng mà để vón cục ở trong kho thì là sản phẩm vớ vẩn. Vậy hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường, thậm chí có cả bằng khá, giỏi cũng không tìm được công ăn việc làm thì đó có phải sản phẩm tồi không?".

GS Nguyễn Minh Thuyết bàn chuyện HS Hà Nội không biết tên Thủ đô

GS Nguyễn Minh Thuyết bàn chuyện HS Hà Nội không biết tên Thủ đô
(GDVN) - “Bánh chưng được gói bằng lá gì, có thể nhiều học sinh Hà Nội không biết, bởi lâu nay tục gói bánh chưng đã bị mai một. Trẻ em thành phố có thể nhận biết con trâu, con bò trên tranh ảnh nhưng miêu tả sự khác nhau giữa chúng bằng lời chắc là khó. Điều này do các em thiếu kiến thức thực tế. Thế nhưng, học sinh lớp 4, lớp 5 không biết Thủ đô nước Việt Nam tên là gì, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hồ Tây ở đâu, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đánh giặc nào là điều đáng ngạc nhiên”.

Nghiên cứu khoa học Việt Nam yếu hơn Thái Lan, Malaysia, Singapore

Nghiên cứu khoa học Việt Nam yếu hơn Thái Lan, Malaysia, Singapore
Trong thời gian 41 năm (từ 1970 - 2011), Việt Nam công bố được 10.745 bài báo khoa học trên các tạp san khoa học quốc tế. Con số này chỉ bằng 22% của Thái Lan, 27% của Malaysia và 11% của Singapore. Tầm ảnh hưởng của các công trình NCKH của Việt Nam cũng thấp nhất trong các nước được đề cập trên.

GS Nguyễn Xuân Hãn "bóc" chuyện lãng phí tiền tỷ từ sách giáo khoa

GS Nguyễn Xuân Hãn "bóc" chuyện lãng phí tiền tỷ từ sách giáo khoa
(GDVN) - "Chỉ nói riêng về việc viết, in, bán sách giáo khoa, chúng ta đã lãng phí tiền của một cách khủng khiếp. Toàn quốc có 55 nhà xuất bản, và 6.200 doanh nghiệp và cơ sở in ấn của Nhà nước và tư nhân, với doanh thu 1 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng doanh thu trung bình 100 triệu USD đến 150 triệu USD/năm. Riêng giấy in sách giáo dục cần khoảng 2 triệu tấn/năm, trong nước chỉ cung cấp được 40% còn lại 60% phải nhập ngoại".

Lá thư từ Pháp: 15 điểm "cốt tử" cần đổi mới của giáo dục Việt Nam

 Lá thư từ Pháp: 15 điểm "cốt tử" cần đổi mới của giáo dục Việt Nam
(GDVN) - Tổ chức thi phân luồng học sinh vào các trường phổ thông dạy nghề ngay sau lớp 9; Rút ngắn thời gian đào tạo đại học xuống còn 3 năm, cao đẳng còn 2 năm; Đào tạo kỹ sư chuyên sâu 5 năm và phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu 700 - 750 điểm TOEIC; Khuyến khích cạnh tranh chất lượng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục... để có thể đầu tư vào giáo dục - đào tạo hợp lý và có hiệu quả cao, gắn giáo dục - đào tạo với thị trường lao động, tạo thuận lợi trao đổi sinh viên, trao đổi và sử dụng lao động bậc cao trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu.

Cần thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách giáo dục

Cần thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách giáo dục
Trước thực trạng còn nhiều bất cập, yếu kém và nhu cầu cấp thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Giáo sư - TSKH, NGND Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT đã chia sẻ một số ý kiến, tâm tư của mình cùng Dân trí.

Loạn học viện

Loạn học viện
Hiện nay khái niệm viện hay học viện chưa được hiểu đúng hoặc đang bị lợi dụng để thực hiện các dịch vụ thu lợi nhuận chứ không tập trung vào những hoạt động nghiên cứu khoa học như được quy định.

GS Hoàng Tụy: Lương thấp, ngành giáo dục không thể hết bệnh

GS Hoàng Tụy: Lương thấp, ngành giáo dục không thể hết bệnh
Kiến nghị của GS Hoàng Tụy về cải cách giáo dục (CCGD) nêu vấn đề cấp bách số 1 cần giải quyết là cần cải thiện chính sách đối với người thầy. Theo ông, lương thấp đương nhiên nhà giáo phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc làm trầm trọng thêm hầu hết các căn bệnh trầm kha đã ra sức tàn phá giáo dục.

GS Hoàng Xuân Sính: "Nếu không có tiền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối"

GS Hoàng Xuân Sính: "Nếu không có tiền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối"
(GDVN) - "Tôi cam đoan trong lần này đổi mới căn bản giáo dục, nếu không giải quyết được vấn đề gốc đó là tiền thì 30 năm nữa sẽ càng rối. Chẳng phải cứ cho bao nhiêu từ tốt đẹp vào đổi mới mà nó sẽ đổi mới được, không có đâu. Tôi vẫn đề nghị, tiền không thể bới ở đâu ra được, nước thì nghèo cho nên chúng ta phải tiết kiệm, đầu tư vào chỗ nào cho đúng, chứ đừng đổ tiền ra tràn lan".

Với nền giáo dục hiện tại, đất nước sẽ hiếm nhân tài?

Với nền giáo dục hiện tại, đất nước sẽ hiếm nhân tài?
(GDVN) - Yêu cầu “Học đi đôi với hành”, “Tiên học lễ hậu học văn” cũng mới chỉ là những khẩu hiệu đẹp được treo lên tường. Nếu cứ với nội dung, cách dạy, cách học hiện nay, Việt Nam ta rồi sẽ được thay thế bằng một thế hệ mới với những con người mà phần lớn là thiếu văn hóa, thiếu trung thực, đất nước sẽ hiếm nhân tài.

Xếp hạng đại học thế giới: Bài học từ Pháp và Trung Quốc

Xếp hạng đại học thế giới: Bài học từ Pháp và Trung Quốc
(GDVN) - Pháp chỉ đầu tư cho khoảng 10 trường đại học để cạnh tranh với các trường đại học hàng đầu thế giới. Còn tại Trung Quốc, ngay từ những năm 1992 đã có hai chương trình với mục tiêu một số trường đại học có thể lọt vào top các trường đẳng cấp quốc tế.

TBT Nguyễn Phú Trọng nói về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

TBT Nguyễn Phú Trọng nói về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
(GDVN) - "Có một loạt câu hỏi đặt ra cần được thảo luận, làm rõ như: Vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ? Phạm vi, mục tiêu, yêu cầu của mỗi Đề án thế nào? Đổi mới căn bản là gì, toàn diện là gì? Nội hàm phát triển khoa học và công nghệ? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ?...".

Tham nhũng trong giáo dục gây hậu quả nghiêm trọng với người nghèo

Tham nhũng trong giáo dục gây hậu quả nghiêm trọng với người nghèo
(GDVN) - TS Mark Ashwill: "Trong một điều tra gần đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - VIES, 526 giáo viên các bậc tiểu học, THCS, THPT từ 27 trường của 5 tỉnh được hỏi một câu đơn giản: Nếu được quyết định lại một lần nữa, bạn có chọn nghề giáo không? Thật buồn nhưng cũng không ngạc nhiên khi 40,9% GV bậc tiểu học, 59% GV bậc THCS và 52,4% GV bậc THPT đã trả lời là không”.

Cải cách giáo dục nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục

Cải cách giáo dục nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục
Vấn đề "cải cách giáo dục (CCGD) được đặt ra tại buổi đàm "Đông kinh nghĩa thục (ĐKNT). Ngoài giới tri thức, giảng viên, sinh viên các trường ĐH còn có hậu duệ của ĐKNT. Số đông người tham gia đều trầm trồ, thán phục "tư tưởng giáo dục đi trước thời đại" của cha ông cách đây 105 năm.

Không dạy thêm, giáo viên nghèo sống bằng gì?

Không dạy thêm, giáo viên nghèo sống bằng gì?
Nhiều phụ huynh cho rằng họ có nhu cầu cho con đi học thêm để bồi dưỡng thêm kiến thức. Và xã hội cũng không lên án việc dạy thêm - học thêm. Nhưng thời gian qua, việc dạy thêm - học thêm đã có những tiêu cực nên bị xã hội phản ứng.