GÓC NHÌN:

5 tình huống khi xảy ra chiến tranh hạt nhân Trung Quốc - Mỹ

08/11/2011 08:28
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Xung đột biển Đông, xung đột hai miền Triều Tiên, xung đột Trung-Nhật, Trung-Ấn... đều có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân Trung-Mỹ.

Trang mạng “Tuần san Đại Tây Dương” đăng bài “5 tình huống có thể gây ra chiến tranh hạt nhân ngoài ý muốn giữa Mỹ-Trung” của tác giả Marx Fisher, phó tổng biên tập của tạp chí.

Một bản báo cáo của Hãng An ninh Hoàn cầu và Tổ chức “Sáng kiến vũ khí hạt nhân” cho biết, sau nhiều năm đối thoại bí mật nhưng không có kết quả, Mỹ và Trung Quốc vẫn không thể hiểu được chính sách vũ khí hạt nhân của nhau.

Mỹ và Trung Quốc đều không có bất cứ sự hứng thú nào đối với các cuộc chiến tranh tấn công lẫn nhau với bất kỳ loại hình nào (chiến tranh hạt nhân hoặc chiến tranh phi hạt nhân). Ngược lại, nguy cơ lớn hơn là bùng phát chiến tranh ngoài ý muốn.

Năm 1952, Mỹ thử nghiệm bom khinh khí (bom hy-đrô) đầu tiên ở Eniwetok khu vực tây bắc quần đảo Marshall ở Tây Thái Bình Dương. Trong hình là đám mây hình nấm do bom khinh khí nổ.
Năm 1952, Mỹ thử nghiệm bom khinh khí (bom hy-đrô) đầu tiên ở Eniwetok khu vực tây bắc quần đảo Marshall ở Tây Thái Bình Dương. Trong hình là đám mây hình nấm do bom khinh khí nổ.

Mỹ và Trung Quốc bị cuốn vào cuộc chiến tranh mang tính ác mộng ngoài ý muốn có thể xảy ra với nhiều tình huống khác nhau, dưới đây là 5 tình huống dễ xảy ra nhất:

1. Trung Quốc hoặc Philippines chiếm đóng một hòn đảo tranh chấp nào đó

Ở đây có rất nhiều hòn đảo hoặc có tài nguyên phong phú, hoặc có ý nghĩa to lớn trong việc kiểm soát biển Đông (một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới), hoặc có hai tác dụng trên. Cuối cùng ai sở hữu những hòn đảo nào cũng hoàn toàn không rõ ràng.

Mỹ nỗ lực xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp để các nước khu vực xung quanh Thái Bình Dương có thể giải quyết hòa bình xung đột các đảo tranh chấp. Nhưng, sự bất ổn, lòng tham hoặc chính trị nội bộ luôn có thể thúc đẩy một trong 3 nước Trung Quốc, Mỹ, Philippinese hành động liều lĩnh.

Nếu xung đột Trung Quốc-Philippinese leo thang một cách nhanh chóng và không thể dự đoán, Philippinese có thể sẽ nhắc nhở Mỹ, giữa họ đã ký hiệp ước phòng thủ chung. Mối đe dọa của chiến tranh Trung Quốc-Philippinese cũng do đó có thể biến thành mối đe dọa của chiến tranh Trung-Mỹ.

2. Chiến tranh hai miền Triều Tiên

Mặc dù tất cả bắt đầu như thế nào, Trung Quốc có khả năng cảm thấy mình cần can thiệp. Cho dù thế nào, Trung Quốc đột nhiên triển khai hàng trăm nghìn quân ở hướng bán đảo Triều Tiên sẽ làm cho Seoul và Tokyo hoảng sợ, không thể dự đoán những gì có thể xảy ra tiếp theo.

Điều này hầu như cũng tương tự như chiến tranh hai miền Triều Tiên trong thập niên 50 của thế kỷ trước đã diễn biến thành chiến tranh Mỹ-Trung.

Nếu tình hình này tiếp tục xảy ra, vũ khí hạt nhân và sự tồn tại bất định của hạt nhân (Mỹ đã đưa Hàn Quốc vào cái “ô bảo vệ” hạt nhân của họ) sẽ chỉ làm cho tình hình càng thêm rối ren.

Nếu căng thẳng biển Đông mất kiểm soát dẫn đến xung đột, Mỹ có thể dùng tư cách trọng tài để can thiệp
Nếu căng thẳng biển Đông mất kiểm soát dẫn đến xung đột, Mỹ có thể dùng tư cách trọng tài để can thiệp

3. Xung đột trên biển Trung - Nhật leo thang

Năm 2010, Nhật Bản đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc tiến quá gần Nhật Bản. Phản ứng đối với vấn đề này của Trung Quốc rất kịch liệt, đến nỗi Nhật Bản sau đó đã tổ chức tập trận quy mô lớn, giả định trường hợp Trung Quốc có khả năng xâm phạm các hòn đảo tây nam.

Không khó tưởng tượng, những sự cố tương tự có thể từng bước leo thang và cuối cùng mất kiểm soát. Mà Nhật Bản giống với Hàn Quốc, đã chính thức đặt dưới cái ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ. Phải chăng Nhật Bản cho rằng họ có vũ khí hạt nhân của Mỹ làm hậu thuẫn? Phải chăng Mỹ sẽ thổi phồng mong muốn vì Nhật Bản mà sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn Trung Quốc?

4. Trung Quốc hoặc Ấn Độ chiếm đóng vùng lãnh thổ tranh chấp

Chính trị nội bộ Ấn Độ ngày càng bị ảnh hưởng bởi tình cảm dân tộc chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo của họ cảm thấy bất an trước sự trỗi dậy của sức mạnh Trung Quốc.

Không khó tưởng tượng, các nhà chính trị quân sự bảo thủ muốn “đánh đòn phủ đầu”, ngăn chặn khả năng Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh thổ tranh chấp. Là đồng minh thân cận của Ấn Độ, Mỹ buộc phải can thiệp, giống như họ từng can thiệp vào xung đột Ấn Độ-Pakistan. Nhưng, có lẽ tình hình rối ren trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ mất kiểm soát tình hình lớn hơn.

5. Xung đột Đông Nam Á leo thang

Bản báo cáo của Marx Fisher nhận xét: nhìn vào tình hình hiện nay ở ĐNA, không có nước nào có tâm thế chuẩn bị gây chiến, nhưng với sự phát triển kinh tế và chính trị của họ trong mấy chục năm tới, tình hình này có thể cũng sẽ thay đổi.

Nếu một số cạnh tranh nhỏ diễn biến thành chiến tranh, Trung Quốc có lẽ cảm thấy buộc phải can thiệp. Mỹ muốn xây dựng vị thế trọng tài tranh chấp Đông Nam Á, họ có lẽ sẽ lựa chọn can thiệp. Nếu khu vực này bùng phát chiến tranh toàn diện, Trung Quốc và Mỹ đều có thể rơi vào cuộc chiến.

Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tàu sân bay USS George Washington vừa có cuộc tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, giả định Nhật Bản bị nước khác tấn công quân sự bất ngờ
Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tàu sân bay USS George Washington vừa có cuộc tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, giả định Nhật Bản bị nước khác tấn công quân sự bất ngờ

Nếu hai nước Mỹ-Trung muốn tránh chiến tranh hạt nhân, họ cần tăng cường thể hiện lập trường rõ ràng, hiểu biết lẫn nhau, nếu không tin tưởng lẫn nhau thì ít ra có động cơ và ý nguyện tin cậy lẫn nhau.

Trong mấy chục năm tới, một trong 5 tình huống trên có thể xảy ra. Tình hình diễn biến thế nào, ở mức độ rất lớn sẽ quyết định ở việc hai nước Trung-Mỹ có thể tạo dựng nền tảng như thế nào.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)