Nghe những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp (P1)

10/01/2013 07:29
Long Hy
(GDVN) - Hoàng Hiệp, vị nhạc sĩ tài hoa gắn liền với các nhạc phẩm đã đi vào lòng công chúng như Lá đỏ, Cô gái vót chông, Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Ngọn đèn đứng gác… đã từ giã người yêu nhạc Việt Nam nhưng những nhạc phẩm bất hủ của ông thì vẫn còn sống mãi.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp - tên thật là Lưu Trần Nghiệp (1931 -2013) quê tỉnh An Giang. Ông tham gia cách mạng năm 1945, tham gia vào đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà.

Thời gian nhạc sĩ Hoàng Hiệp tập kết ra miền Bắc mà cụ thể là 20 năm sinh sống ở Hà Nội (từ1955 - 1975) đã trở thành thời kỳ khởi điểm cho cảm hứng của người nhạc sĩ Nam bộ để viết nên hơn 100 ca khúc, trong đó nổi bật với 2 mảng đề tài chính, bao gồm những ca khúc viết về cách mạng: Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi), Ngọn đèn đứng gác, Đồng đội (Chính Hữu), Cô gái vót chông (Moli Clavy), Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây (Phạm Tiến Duật)...
Chân dung nhạc sĩ Hoàng Hiệp.
Chân dung nhạc sĩ Hoàng Hiệp.

Thứ hai là những ca khúc trữ tình mang đậm tình yêu quê hương trong bối cảnh đất nước thanh bình như: Đất mũi Cà Mau, Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Nhớ về Hà Nội (Lê Giang), Thành phố tôi yêu, Thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa), Trở về dòng sông tuổi thơ, Em vẫn đợi anh về, Mùa chim én bay (Diệp Minh Tuyền), Nơi gặp gỡ tình yêu, Hoa hồng (Hoàng Phủ Ngọc Tường)...Khoảng 85% các ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp được phổ lời thơ của những thi nhân nổi tiếng. 

Năm 1957, trong một buổi chiều đứng cùng người gác đèn biển ở Cửa Tùng, một người miền Nam vốn là bộ đội ra Bắc tập kết và không hiểu sao anh này xung phong nhận nhiệm vụ chiều chiều leo lên cây đa ngay đầu làng và gần bờ sông Hiền Lương để “a lô” mọi chuyện của hợp tác xã nông nghiệp cho bà con nghe. ngay bên bờ con sông chia cắt đất nước đó là gia đình anh, trước khi sang bờ bên này tập kết, lũ giặc dã man đã giết chết cả cha mẹ của cô vợ trẻ của anh. Vì thế, mỗi khi trèo lên cây cao, anh hy vọng có thể nhìn thấy rõ hơn vợ con mình. Có hôm anh nhìn thấy con trai anh đang chạy đi chạy lại mà rơi nước mắt mong ngày thống nhất… cảm tác này là nguồn cảm hứng cho ca khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương ra đời sau khi đọc bài thơ của Đằng Giao.

Nghệ sĩ Văn Hanh, người đầu tiên thể hiện Câu hò bên bờ Hiền Lương của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.
Nghệ sĩ Văn Hanh, người đầu tiên thể hiện Câu hò bên bờ Hiền Lương của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.

Câu đò bên bờ Hiền Lương qua giọng hát nghệ sĩ Văn Hanh.

Lâu nay, mỗi lần nhắc đến bài hát “Câu hò bên bờ Hiền Lương” là người ta nghĩ ngay đến giọng hát ngọt ngào, trong trẻo của nữ NSND Thu Hiền. Thế nhưng ít ai biết được, người đầu tiên hát ca khúc này lúc bài hát vừa “ra lò”, trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt lại là nam ca sỹ Văn Hanh – một trong những nam ca sỹ khá nổi tiếng của Đài Tiếng nói Việt Nam lúc bấy giờ: “Lúc đó, tôi có cảm tưởng như bài hát này nhạc sỹ Hoàng Hiệp sáng tác để dành cho riêng tôi hát vậy. Bài hát mang âm hưởng dân ca đồng thời lại nuột nà, tình cảm, nó rất phù hợp với khả năng thể hiện của mình. Ngay sáng hôm đó, tôi đã đề nghị với đồng chí phụ trách đoàn ca nhạc của đài cho tôi được hát thu âm bài hát và đã được đồng chí trưởng đoàn đồng ý. Tôi mừng đến nỗi rơi cả nước mắt”, nghệ sĩ Văn Hanh nhớ lại.

Nghệ sĩ Tân Nhân cũng gắn tên mình với Câu đò bên bờ Hiền Lương.
Nghệ sĩ Tân Nhân cũng gắn tên mình với Câu đò bên bờ Hiền Lương.

Câu đò bên bờ Hiền Lương qua sự thể hiện của nghệ sĩ Tân Nhân.


NSND Thu Hiền.
NSND Thu Hiền.



Giọng hát NSND Thu Hiền với Câu hò bên bờ Hiền Lương.


Cô gái vót chông được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ thơ của nhà thơ người Ê Đê là Mô lô Y Choi trò chuyện. Khoảng năm 1964 – 1965, Mô lô Y Choi nghe đài, biết đồng bào ta đang vót chông rào làng đánh Mỹ thì nghĩ tới các cô gái trong buôn và viết nên bài thơ rồi được in báo sau được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ thành bài hát.

Cô gái vót chông với lối kỹ thuật diễn xướng của nghệ sĩ Tường Vy khi bắt chước tiếng chim đã mở đầu và được phổ biến ở Việt Nam, sau Cô gái vót chông thì rõ nhất là Cánh chim báo tin vui (Đàm Thanh), thậm chí cách hát ấy đã trở nên một xu hướng biểu diễn của giới ca sĩ.


NSND Tường Vy mở đầu với lối biểu diễn tiếng chim hót qua ca khúc Cô gái vót chông.
NSND Tường Vy mở đầu với lối biểu diễn tiếng chim hót qua ca khúc Cô gái vót chông.



Cô gái vót chông qua tiếng hát NSND Tường Vy thời kỳ đầu.

Cô gái vót chông được NSND Tường Vy thể hiện trong thời gian gần đây.

Điều đặc biệt là ca khúc Cô gái vót chông đạt kỷ lục về số lượng ca sĩ sử dụng và đã biểu diễn thành công, đó là Tường Vy, Lê Dung, Anh Thơ, Hoàng Tùng, Thu Giang, Bích Việt, Hồng Vy, Quang Linh, Phương Thảo.




Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây qua sự thể hiện của hai NSND Thu Hiền và Trung Đức.




Lá đỏ qua tiếng hát NSND Quang Thọ.


Việt Hoàn, Đăng Dương và Trọng Tấn với ca khúc Đồng đội.
Việt Hoàn, Đăng Dương và Trọng Tấn với ca khúc Đồng đội.




Đồng đội qua giọng ca của tam ca Đăng Dương, Trọng Tấn và Việt Hoàn.

Long Hy