Thí sinh Nguyễn Thị Mỹ Trinh, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh - MS 12

15/12/2012 03:55
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Nguyễn Thị Mỹ Trinh, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh với món "Bún bò Huế".
Tôi nhớ da diết, tha thiết hương thơm ngọt ngào và vị ngon đậm đà khó cưỡng lại của món bún bò quê hương Huế thân yêu mà ngày trước ba thường nấu cho cả nhà thưởng thức. Vị ngọt dìu dịu trong tô bún bò của ba đã trở thành kí ức khó quên trong lòng tôi, gắn liền với hình ảnh của ba, của quê hương. Gần đây, tôi mới được biết đó chính là vị Umami. Vị này do một giáo sư người Nhật phát hiện ra, và ông đặt tên theo tiếng Nhật, Umami có nghĩa là Vị Ngon. Thật đúng như tên gọi, vị umami, khi được kết hợp khéo léo với các vị khác làm cho món ăn hài hòa, thơm ngon hơn bội phần. Có lẽ vì vậy vị umami lúc nào cũng được nâng niu trong mỗi món ăn của gia đình người Việt, bên cạnh vị mặn đậm đà của miền Bắc, vị cay xè của miền Trung và vị ngọt thanh thanh của miền Nam. Umami cũng là đặc trưng ẩm thực của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam với các món ăn có nước dùng. Từ xưa đến nay, vị umami như một sợi dây vô hình gắn kết các thế hệ trong mỗi gia đình, gắn kết nền ẩm thực các miền, các nước lại với nhau, đưa những nét văn hóa đặc trưng riêng hòa vào nền văn hóa chung. Bún bò Huế của ba làm mang đậm chất ẩm thực Huế, nước dùng có vị umami của giò heo hòa quyện với vị umami của thịt thăn bò, của nước cốt ruốc và đậm đà hơn khi nêm thêm tinh chất umami có trong bột ngọt Ajinomoto. Thêm vào đó, vị sa tế cay nồng đặc trưng của xứ Huế góp phần tạo nên món ăn vô cùng đậm đà, hấp dẫn cả gia đình những khi quây quần bên nhau. Mỗi lần nghe thoang thoảng hương thơm đặc trưng bún bò Huế, những hình ảnh gia đình lại sống dậy như tôi đang thật sự trở về quê hương Huế mộng mơ, với sông Hương, núi Ngự, với tất cả những ký ức khó quên ngày nào. Trong vô thức, tôi ngân nga câu hát ngày nhỏ vẫn thường nghe những lúc ngồi trước tivi dụi đầu vào lòng ba: “Mái ấm gia đình, Ajinomoto…”
Tôi nhớ da diết, tha thiết hương thơm ngọt ngào và vị ngon đậm đà khó cưỡng lại của món bún bò quê hương Huế thân yêu mà ngày trước ba thường nấu cho cả nhà thưởng thức. Vị ngọt dìu dịu trong tô bún bò của ba đã trở thành kí ức khó quên trong lòng tôi, gắn liền với hình ảnh của ba, của quê hương. Gần đây, tôi mới được biết đó chính là vị Umami. Vị này do một giáo sư người Nhật phát hiện ra, và ông đặt tên theo tiếng Nhật, Umami có nghĩa là Vị Ngon. Thật đúng như tên gọi, vị umami, khi được kết hợp khéo léo với các vị khác làm cho món ăn hài hòa, thơm ngon hơn bội phần. Có lẽ vì vậy vị umami lúc nào cũng được nâng niu trong mỗi món ăn của gia đình người Việt, bên cạnh vị mặn đậm đà của miền Bắc, vị cay xè của miền Trung và vị ngọt thanh thanh của miền Nam. Umami cũng là đặc trưng ẩm thực của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam với các món ăn có nước dùng. Từ xưa đến nay, vị umami như một sợi dây vô hình gắn kết các thế hệ trong mỗi gia đình, gắn kết nền ẩm thực các miền, các nước lại với nhau, đưa những nét văn hóa đặc trưng riêng hòa vào nền văn hóa chung. Bún bò Huế của ba làm mang đậm chất ẩm thực Huế, nước dùng có vị umami của giò heo hòa quyện với vị umami của thịt thăn bò, của nước cốt ruốc và đậm đà hơn khi nêm thêm tinh chất umami có trong bột ngọt Ajinomoto. Thêm vào đó, vị sa tế cay nồng đặc trưng của xứ Huế góp phần tạo nên món ăn vô cùng đậm đà, hấp dẫn cả gia đình những khi quây quần bên nhau. Mỗi lần nghe thoang thoảng hương thơm đặc trưng bún bò Huế, những hình ảnh gia đình lại sống dậy như tôi đang thật sự trở về quê hương Huế mộng mơ, với sông Hương, núi Ngự, với tất cả những ký ức khó quên ngày nào. Trong vô thức, tôi ngân nga câu hát ngày nhỏ vẫn thường nghe những lúc ngồi trước tivi dụi đầu vào lòng ba: “Mái ấm gia đình, Ajinomoto…”
Ban Biên Tập