Bệnh viện Pháp Việt (FV) “thanh minh”, gia đình bệnh nhân lại phẫn nộ

08/10/2012 13:28
Hà Nhi
(GDVN) - Bệnh viện Pháp – Việt (FV) cho rằng: Tỷ lệ tử vong trước khi xuất viện tại FV nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong ở Singapore và ở Anh. Tuy nhiên, nhiều người phẫn nộ “phản pháo”: Sự so sánh này là khập khiễng.
FV đưa ra số liệu so sánh khập khiễng? Ngày 5/10/2012 vừa qua, bệnh viện Pháp – Việt đã gửi thông cáo báo chí tới các cơ quan báo, đài nhằm mục đích “thanh minh” về những cái chết của bệnh nhân tại bệnh viện này. Trong thông cáo, FV thông báo: “Kể từ khi mở cửa hoạt động vào năm 2003, bệnh viện FV đã tiếp nhận điều trị cho gần 350.000 bệnh nhân và đã thực hiện 38.000 ca phẫu thuật, trong đó chỉ có 43 ca tử vong trước khi xuất việc, tỷ lệ tử vong 0.1133%. Tỷ lệ tử vong này nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong 2.4% ở Singapore và 3.6% ở Anh.
Công văn FV gửi các cơ quan báo chí ngày 5/10/2012, trong đó FV cho rằng: Tỷ lệ tử vong tại FV nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong 2.4% ở Singapore và 3.6% ở Anh.
Công văn FV gửi các cơ quan báo chí ngày 5/10/2012, trong đó FV cho rằng: Tỷ lệ tử vong tại FV nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong 2.4% ở Singapore và 3.6% ở Anh.
Tuy nhiên, những thông tin này ngay lập  tức nhận được sự phản đối quyết liệt từ phía các gia đình có bệnh nhân đã tử vong tại bệnh viện FV. Không ít người đã cho rằng: Sự so sánh này là vô cùng khập khiễng và bất hợp lý.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Bởi lẽ, FV chỉ đề cập đến số liệu các ca tử vong trước khi xuất viện, chứ không nhắc đến số liệu các ca tử vong sau khi xuất viện mà nguyên nhân tử vong là do lỗi tắc trách và chuyên môn kém của bệnh viện FV . Các gia đình bệnh nhân đưa ra một số ví dụ: Như trường hợp bà Nguyễn Thị Ngoạt (76 tuổi, cư ngụ tại Bà Rịa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nhập viện với tình trạng khỏe mạnh, nhưng sau khi mổ xương đùi 3 ngày thì đã bị hôn mê và đến ngày 16/6/2012 có xuất viện hay không cũng chết nên FV đã cắm ống thở để bà Ngoạt xuất viện và chết tại nhà.
Hay trường hợp bà Nguyễn Thị Cận (sinh năm 1935) cũng đến bệnh viện FV mổ xương đùi nhưng do bệnh viện FV chạy thận không hiệu quả, thiếu kinh nghiệm trong điều trị, dẫn đến quá tải dịch, tràn dịch màng phổi, biến chứng gây nhiễm trùng phổi. Và gia đình đã phải chuyển bệnh nhân sang bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng bệnh viện này cũng hết cách nên gia đình đành phải chuyển đến Viện Tim HCM nằm chờ chết và nguyên nhân tử vong là do sốc nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, FV đưa ra số liệu so sánh với tỷ lệ tử vong của Singapore năm 1986 – đây có thể coi là một sự so sánh khập khiễng. Bà Mai Thị Thu Trang, người nhà bệnh nhân Mai Trung Kiên đưa ra ý kiến bất đồng quan điểm: “Theo tôi tìm hiểu, FV lấy số liệu của Singapore dựa trên bản báo cáo Singapore Medical Journal, đây là số liệu báo cáo của năm 1981. So sánh các tỷ lệ, đặc biệt là tỷ lệ tử vong giữa bệnh viện tư (như FV) và một bệnh viện công (ở Singapore) là một sai lầm cơ bản mà tất cả những người làm trong ngành y đều biết, trừ một số người kinh doanh ngành y cố tình không hiểu mà sử dụng để tìm cách biện minh cho mình”. Và điều quan trọng hơn cả, theo bà Trang, việc đem các tỷ lệ của  bệnh viện FV ở năm 2012 để so sánh với khoa cấp cứu của 1 bệnh viện công ở Singapore vào năm 1981, tức là sau hơn 30 năm phát triển của y học, trong 1 thông cáo báo chí chính thức đã nói lên thái độ coi thường trình độ nhận thức của các cơ quan quản lý chuyên môn, các cơ quan truyền thông, các gia đình bệnh nhân cũng như tất cả độc giả người Việt của bệnh viện FV.FV thừa nhận mắc sai lầm khi phản hồi với giới truyền thông Đối với trường hợp của bệnh nhân Mai Trung Kiên, mặc dù Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế, các giáo sư bác sỹ uy tín, thậm chí các bác sỹ từ Mỹ và Canada cũng lên tiếng kết luận lỗi sai thuộc về FV, thậm chí, ngay chính ban lãnh đạo FV cũng như bác sỹ điều trị của FV, ban đầu đã công khai nhận lỗi nhưng sau đó, FV lại “thay trắng đổi đen”, phủ nhận toàn bộ trách nhiệm. Giải thích về sự “bất nhất” trong lời nói, hành động của bệnh viện FV, trong thông cáo báo chí gửi các cơ quan ban ngành truyền thông, FV thừa nhận: “Bệnh viện đã mắc phải sai lầm khi phản hồi với giới truyền thông trước khi điều tra toàn diện và thấu đáo các dữ liệu y khoa của trường hợp này. Và sau đó, chúng tôi nhận ra rằng sai lầm này đã khiến cho phần trình bày của chúng tôi trước Sở Y tế có nhiều thông tin gây nhầm lẫn và điều này có thể đã làm cho Sở Y tế đưa ra kết luận về nguyên nhân tử vong khác với chúng tôi mong đợi”. Bệnh viện FV nhấn mạnh: “FV chân thành xin lỗi vì đã gây ra nhầm lẫn này. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm từ bài học này để làm tốt hơn”. FV cũng thông báo: Hiện nay, FV đã hoàn thành việc điều tra toàn diện các dữ liệu y khoa của trường hợp tử vong của ông Mai Trung Kiên và chuẩn bị giải trình với Bộ Y tế những gì đã xảy ra một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng: Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế (cũng như Bộ Y tế) được thành lập bao gồm các giáo sư, bác sỹ đầu ngành, Sở hay Bộ Y tế đều kết luận dựa trên cơ sở căn cứ vào hồ sơ bệnh án của từng bệnh nhân, chứ không phải kết luận dựa trên những lời giải trình cũng như mong muốn của bệnh viện FV… Ngoài ra, thời gian vừa qua, hàng loạt các cơ quan báo chí đã đồng loạt đưa tin về việc bệnh viện FV gây chết người, FV cho rằng: báo chí đã thiếu công bằng khi liên tiếp “chĩa mũi nhọn” và “tấn công” bệnh viện FV. “Sau ca tử vong không may của chỉ một bệnh nhân tại bệnh viện FV vào ngày 12 tháng 8 năm 2012, chúng tôi liên tục bị tấn công. Các khiếu kiện về ca tử vong của bệnh nhân này và các khiếu kiện của một số bệnh nhân khác đã xuất hiện trên nhiều kênh truyền thông và được viết như thể dịch vụ điều trị của bệnh viện FV không đạt chất lượng” – Trong thông cáo báo chí của FV nêu rõ.
Bệnh viện FV thừa nhận: Bệnh viện đã mắc phải sai lầm khi phản hồi với giới truyền thông trước khi điều tra toàn diện và thấu đáo các dữ liệu y khoa của trường hợp tử vong của bệnh nhân Mai Trung Kiên (bố của diễn viên Mai Thu Huyền).
Bệnh viện FV thừa nhận: Bệnh viện đã mắc phải sai lầm khi phản hồi với giới truyền thông trước khi điều tra toàn diện và thấu đáo các dữ liệu y khoa của trường hợp tử vong của bệnh nhân Mai Trung Kiên (bố của diễn viên Mai Thu Huyền).
Nhưng lật ngược lại vấn đề, ông Lê Văn Vui (con của bà Nguyễn Thị Cận người đã tử vong tại bệnh viện FV sau ca mổ xương đùi) đã bức xúc:  Nếu như không nhờ các cơ quan truyền thông lên tiếng đưa các vụ việc này ra công luận thì liệu FV có chịu gặp gỡ các gia đình để giải quyết không? “Ví dụ như trường hợp tử vong của mẹ tôi. Bà Cận đã mất hơn 1 năm nay rồi mà sự việc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Chỉ cách đây mấy hôm, tại Tòa án Nhân dân Quận 7, đại diện của bệnh viện FV là bà Nguyễn Thị Xuân Trinh sau nhiều lần quanh co đã thừa nhận với thẩm phán là lỗi thuộc về bệnh viện FV. Mặc dù vậy, FV lại nói là bệnh viện sẽ không bồi thường một đồng nào cho gia đình nạn nhân. Do đó, hiện nay, vụ việc đang tiếp tục được đưa ra Tòa phán quyết. Gia đình chúng tôi có biên bản xác nhận của Tòa án về việc này” – ông Vui quả quyết. “Những người thân của chúng tôi đã ra đi vĩnh viễn, không thể sống lại được, chúng tôi chỉ mong muốn lên tiếng để cảnh báo cho cộng đồng, nhằm chấn chỉnh lại việc khám chữa bệnh tại bệnh viện FV, để những bệnh nhân đang và sẽ điều trị tại đây được chăm sóc một cách tốt nhất và tránh những cái chết oan uổng như những người thân của gia đình chúng tôi” – Đó là điều chính đáng mà ông Vui cũng như các gia đình có bệnh nhân tử vong tại FV muốn lên tiếng để bảo vệ sự sống của những bệnh nhân khác.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hà Nhi