Bệnh viện Tâm Đức “mổ xẻ” nguyên nhân cái chết của bố Mai Thu Huyền

13/09/2012 06:43
Hà Nhi
(GDVN) - PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức cho biết: Theo quan điểm của cá nhân tôi, tôi đồng tình với kết luận của Sở Y tế Tp.HCM.
Tôi đồng ý với kết luận của Sở Y tế “Tôi không hiểu sao mấy đồng nghiệp lại thay đổi nhanh đến vậy! Tôi cũng không biết nữa!” - PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam khi nói về sự “đổi trắng thay đen”, phản lại kết luận của Sở Y tế Tp.HCM của bệnh viện Pháp – Việt (FV) trong những ngày vừa qua.
PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức cho biết: Ông đồng tình với kết luận của Sở Y tế Tp.HCM. (Ảnh: Công văn của Sở Y tế TP.HCM kết luận nguyên nhân cái tết tức tưởi của bệnh nhân Mai Trung Kiên).
PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức cho biết: Ông đồng tình với kết luận của Sở Y tế Tp.HCM. (Ảnh: Công văn của Sở Y tế TP.HCM kết luận nguyên nhân cái tết tức tưởi của bệnh nhân Mai Trung Kiên).
“Theo quan điểm của cá nhân tôi, tôi đồng tình với kết luận của Sở Y tế Tp.HCM” – Bác sỹ Vinh khẳng định.
Ông nhấn mạnh: Trong buổi họp của Sở Y tế Tp.HCM với đại diện các bên liên quan còn có 3 chuyên viên về phẫu thuật, 2 chuyên viên về tim mạch hàng đầu của thành phố và cả chuyên viên gây mê giỏi. “Hôm đó tôi thấy Sở làm việc rất nghiêm túc, toàn các chuyên viên hàng đầu của thành phố… Cả hội đồng đều nhất trí, bệnh nhân Mai Trung Kiên chết vì xuất huyết mà không chữa chạy kịp” – bác sỹ Vinh nói. Tuy vậy, bác sỹ Vinh cũng lưu ý: Bệnh nhân Mai Trung Kiên có nguy cơ tử vong cao sau mổ vì có vấn đề mạch vành, trước đó đã bị tai biến mạch máu não, nhưng sau khi xem xét, các bác sỹ đều đồng tình với quan điểm: cái chết của bệnh nhân Kiên trong trường hợp này là do xuất huyết.Cách đo của FV và Tâm Đức khác nhau? Trước đó, TGĐ bệnh viện FV, ông Jean Marcel Guillon đã quả quyết cho rằng: phía Bệnh viện FV có đầy đủ bằng chứng và số liệu chứng minh bệnh nhân Mai Trung Kiên không phải tử vong do chảy máu trong ổ bụng mà chết do nhồi máu cơ tim. Bởi lẽ, theo thông tin từ ông Jean, chỉ số máu của bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật là 10,3 gram, lúc phát hiện chảy máu trong là 8,1 gram, như vậy, ông Kiên không thể tử vong vì mất khoảng 2 gram máu. Không đồng nhất với ý kiến trên, PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh lại đưa ra các số liệu khác: “Trước khi chuyển bệnh nhân qua đây, bên đó (bệnh viện FV - pv) thông tin cho chúng tôi là trên 13 gram nhưng khi qua chúng tôi thử lại thì chỉ có 8 gram. Sau đó, lúc về  lại bên FV, nghe thông báo chỉ còn 5 – 6 gram. Khi siêu âm bụng thấy có đầy dịch máu trong bụng, tôi nghĩ mất máu nhiều, bệnh nhân cũng đau bụng dữ dội và có biểu hiện trướng bụng”.
PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức: “Tôi không hiểu sao mấy đồng nghiệp lại thay đổi nhanh đến vậy!" khi nói tới sự "bất nhất" trong các phát ngôn của bệnh viện FV.
PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức: “Tôi không hiểu sao mấy đồng nghiệp lại thay đổi nhanh đến vậy!" khi nói tới sự "bất nhất" trong các phát ngôn của bệnh viện FV.
Mới đây, trong buổi gặp mặt với gia đình bệnh nhân Mai Trung Kiên, phía bệnh viện FV cũng giải thích rằng: cách đo của FV và Tâm Đức khác nhau, nên họ không tin vào kết quả của Tâm Đức, cũng như không tin vào kết luận của Hội đồng chuyên môn Sở Y tế.
Độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình liên quan tới sự tắc trách, thiếu chuyên môn của bệnh viện FV, theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Bác bỏ lập luận này, bác sỹ Vinh cho hay: “Tôi nghĩ 2 bệnh viện đều mua loại máy của hãng Roche và đều đo theo phương pháp của hãng này”. Đối với bệnh nhân Kiên, không được mổ nội soi mà phải mổ bụng Xung quanh cái chết của bệnh nhân Mai Trung Kiên, có không ít các bác sỹ chuyên môn đã cho rằng: Nếu bệnh nhân Mai Trung Kiên được chữa chạy kịp thời thì khả năng sống sót hoàn toàn có thể hi vọng. Chị Mai Thị Thu Trang, con gái bệnh nhân cũng đã thắc mắc tại sao không để Bệnh viện Tim Tâm Đức mổ cấp cứu cho ông Kiên mà lại nhất thiết chuyển về FV? Phải chăng việc chậm trễ cấp cứu cho bệnh nhân đã gây nên cái chết oan ức, tức tưởi cho bố chị? Liên quan tới vấn đề trên, đại diện của FV đã giải thích: ông Kiên đang bị loãng máu, không thể phẫu thuật mở mà phải dùng phương pháp nội soi. Phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Tim Tâm Đức chỉ có các máy móc, thiết bị dùng cho phẫu thuật tim, còn ở phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện FV trang thiết bị đáp ứng được cho đa khoa.
Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, phía bệnh viện Tim Tâm Đức cho rằng: Đối với trường hợp ông Mai Trung Kiên, khi bệnh nhân chảy máu trong ổ bụng, lúc đó không được mổ nội soi mà phải mổ bụng - Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm chữa chạy và điều trị của bệnh viện FV.
Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, phía bệnh viện Tim Tâm Đức cho rằng: Đối với trường hợp ông Mai Trung Kiên, khi bệnh nhân chảy máu trong ổ bụng, lúc đó không được mổ nội soi mà phải mổ bụng - Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm chữa chạy và điều trị của bệnh viện FV.
Tuy nhiên, quan điểm của Bệnh viện Tim Tâm Đức lại trái ngược. Khi bệnh nhân chảy máu trong ổ bụng, lúc đó không được mổ nội soi mà phải mổ bụng, lấy dao rạch ra rồi sử dụng biện pháp cầm máy, sau đó mới tiến hành tiếp. “Đó là quan điểm của tôi nhưng mấy đồng nghiệp của FV lại đòi đưa bệnh nhân về thì chúng tôi đành chịu, biết làm sao được!” - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam. Ông Vinh cho biết: Hôm đó, ông đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, mở sẵn phòng mổ, chuẩn bị hết trang thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết. “Chúng tôi đúng là không có mổ nội soi nhưng chúng tôi có thể đủ dụng cụ để mổ bụng cho ông ấy” – PGS.TS Vinh nhấn mạnh một lần nữa.
Độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình về chất lượng, dịch vụ, những sai phạm của bệnh viện FV trong quá khứ, cũng như mức viện phí mà bệnh nhân phải chi trả khi khám và điều trị tại đây, theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn. Trân trọng cảm ơn!
Hà Nhi