Chùm ảnh: Ngắm những nữ nghệ nhân xinh đẹp ở làng mộc Đông Giao

07/03/2012 07:49
Hương Trà
(GDVN) - Làng Đông Giao (Cẩm Giàng, Hải Dương) là làng nghề trạm khắc gỗ có từ lâu đời. Ít ai biết rằng để tạo ra sản phẩm tinh xảo là đôi bàn tay người phụ nữ.
Làng nghề Đông Giao có tới 97% số hộ tham gia nghề mộc với trên 400 thợ nam, nữ từ người già đến trẻ em. Khác với trước đây, nghề chạm khắc gỗ hầu hết là công việc dành riêng cho nam giới, phụ nữ chỉ đi theo các hiệp thợ để nấu cơm hoặc làm việc nhẹ, thì ngày nay họ đã tham gia hầu hết các công đoạn của nghề mộc. Từ vỡ, gọt đến phun màu họ có thể đảm nhiệm hoàn toàn. Có thể nói, mỗi một người dân Đông Giao được làm quen với nghề từ khi còn trong bụng mẹ. Những âm thanh đục đẽo cũng từ đó mà ăn sâu trong tiềm thức mỗi người.
Làng nghề Đông Giao có tới 97% số hộ tham gia nghề mộc với trên 400 thợ nam, nữ từ người già đến trẻ em. Khác với trước đây, nghề chạm khắc gỗ hầu hết là công việc dành riêng cho nam giới, phụ nữ chỉ đi theo các hiệp thợ để nấu cơm hoặc làm việc nhẹ, thì ngày nay họ đã tham gia hầu hết các công đoạn của nghề mộc. Từ vỡ, gọt đến phun màu họ có thể đảm nhiệm hoàn toàn. Có thể nói, mỗi một người dân Đông Giao được làm quen với nghề từ khi còn trong bụng mẹ. Những âm thanh đục đẽo cũng từ đó mà ăn sâu trong tiềm thức mỗi người.
Nếu nam giới có những người bắt tay vào điêu khắc rất sớm từ lúc lên 5, lên 6 tuổi thì nữ giới khi còn là “phó nhỏ học nghề” tay cũng đã biết cầm chàng, cầm đục, mắt đã quen với từng “mẫu Phật”. Nghề điêu khắc gỗ chủ yếu làm bằng tay nên ngoài năng khiếu, người thợ phải được đào tạo bài bản qua trường lớp hoặc trải qua thời gian dài làm việc tại các làng nghề thì mới có khả năng tạo ra những sản phẩm tinh xảo, vừa lòng khách hàng. Nghề điêu khắc của làng được cha truyền con nối từ đời này sang đời khác. Với những gia đình không làm mộc, khi còn nhỏ, người phụ nữ đã học nghề và được tôi luyện tại các xưởng mộc lớn. Từ những công việc đơn giản, nhẹ nhàng như đánh ráp, quét dầu…đến việc khó, cần khéo léo, công phu hơn là chạm khắc là cả một quá trình. Theo đánh giá của anh Hiệp - một chủ xưởng lớn của Đông Giao thì lao động phụ nữ có được yếu tố chăm chỉ, tỉ mẩn hơn so với cánh đàn ông. Đó cũng chính là yếu tố hết sức cần thiết cho ngành thủ công mỹ nghệ.
Nếu nam giới có những người bắt tay vào điêu khắc rất sớm từ lúc lên 5, lên 6 tuổi thì nữ giới khi còn là “phó nhỏ học nghề” tay cũng đã biết cầm chàng, cầm đục, mắt đã quen với từng “mẫu Phật”. Nghề điêu khắc gỗ chủ yếu làm bằng tay nên ngoài năng khiếu, người thợ phải được đào tạo bài bản qua trường lớp hoặc trải qua thời gian dài làm việc tại các làng nghề thì mới có khả năng tạo ra những sản phẩm tinh xảo, vừa lòng khách hàng. Nghề điêu khắc của làng được cha truyền con nối từ đời này sang đời khác. Với những gia đình không làm mộc, khi còn nhỏ, người phụ nữ đã học nghề và được tôi luyện tại các xưởng mộc lớn. Từ những công việc đơn giản, nhẹ nhàng như đánh ráp, quét dầu…đến việc khó, cần khéo léo, công phu hơn là chạm khắc là cả một quá trình. Theo đánh giá của anh Hiệp - một chủ xưởng lớn của Đông Giao thì lao động phụ nữ có được yếu tố chăm chỉ, tỉ mẩn hơn so với cánh đàn ông. Đó cũng chính là yếu tố hết sức cần thiết cho ngành thủ công mỹ nghệ.
Đa phần chị em phụ nữ thường chọn cho mình những công việc đơn giản và nữ tính hơn. Nhưng phần lớn phụ nữ Đông Giao ngay từ khi còn trẻ đã tìm đến với nghề mộc. Bằng đôi tay tài hoa và kinh nghiệm với sự khéo léo của người phụ nữ, để hoàn thành sản phẩm tinh xảo họ chỉ mất từ 3-5 ngày. Năng suất lao động không thua gì nam giới. Chia sẻ với chúng tôi, chị Đinh Thái Hòa, một người có thâm niên 18 năm trong nghề cho chúng tôi biết thêm: “ Cánh phụ nữ chúng tôi có thể làm ra được những sản phẩm mà tưởng rằng chỉ có cánh đàn ông mới làm được như tượng Quan Công, tượng A Di Đà hay là những con giống có hình thú phức tạp như sư tử, chim ưng…Công việc tưởng thì rất khó khăn nhưng khi quen tay quen nghề rồi thì làm được hết”.
Đa phần chị em phụ nữ thường chọn cho mình những công việc đơn giản và nữ tính hơn. Nhưng phần lớn phụ nữ Đông Giao ngay từ khi còn trẻ đã tìm đến với nghề mộc. Bằng đôi tay tài hoa và kinh nghiệm với sự khéo léo của người phụ nữ, để hoàn thành sản phẩm tinh xảo họ chỉ mất từ 3-5 ngày. Năng suất lao động không thua gì nam giới. Chia sẻ với chúng tôi, chị Đinh Thái Hòa, một người có thâm niên 18 năm trong nghề cho chúng tôi biết thêm: “ Cánh phụ nữ chúng tôi có thể làm ra được những sản phẩm mà tưởng rằng chỉ có cánh đàn ông mới làm được như tượng Quan Công, tượng A Di Đà hay là những con giống có hình thú phức tạp như sư tử, chim ưng…Công việc tưởng thì rất khó khăn nhưng khi quen tay quen nghề rồi thì làm được hết”.
Để tạo được một tác phẩm hoàn chỉnh, người phụ nữ ngoài sự khéo léo, tỉ mẩn vốn có cần có óc quan sát tinh tế. Chỉ cần liếp đục quá tay sản phẩm sẽ bị lỗi không vá được, chất lượng sẽ không cao. Trong quá trình lao động, người thợ cần tập trung cao độ, thổi hồn vào tác phẩm khiến chúng trở nên mềm mại hơn. Khác với nhiều ngành nghề khác, đôi bàn tay người phụ nữ làm mộc thô ráp hơn vì chạm khắc, đánh ráp, quét dầu nhưng đặc biệt hơn là…thơm mùi gỗ. Mỗi khi làm việc là lại thấy các chị cặm cụi, miệt mài bên các sản phẩm. Sự tập trung cao độ như đang thổi hồn vào gỗ.
Để tạo được một tác phẩm hoàn chỉnh, người phụ nữ ngoài sự khéo léo, tỉ mẩn vốn có cần có óc quan sát tinh tế. Chỉ cần liếp đục quá tay sản phẩm sẽ bị lỗi không vá được, chất lượng sẽ không cao. Trong quá trình lao động, người thợ cần tập trung cao độ, thổi hồn vào tác phẩm khiến chúng trở nên mềm mại hơn. Khác với nhiều ngành nghề khác, đôi bàn tay người phụ nữ làm mộc thô ráp hơn vì chạm khắc, đánh ráp, quét dầu nhưng đặc biệt hơn là…thơm mùi gỗ. Mỗi khi làm việc là lại thấy các chị cặm cụi, miệt mài bên các sản phẩm. Sự tập trung cao độ như đang thổi hồn vào gỗ.
Đây là công việc hầu như dành cho nam giới vì đòi hỏi thể lực cao và kinh nghiệm lâu năm trong nghề…Từ các bước còn lại như chạm khắc, đánh ráp, quét dầu, phun màu… đến khi có được một sản phẩm hoàn chỉnh hầu hết là đôi bàn tay người phụ nữ.
Đây là công việc hầu như dành cho nam giới vì đòi hỏi thể lực cao và kinh nghiệm lâu năm trong nghề…Từ các bước còn lại như chạm khắc, đánh ráp, quét dầu, phun màu… đến khi có được một sản phẩm hoàn chỉnh hầu hết là đôi bàn tay người phụ nữ.
Với những gia đình không làm mộc, khi còn nhỏ, người phụ nữ đã học nghề và được tôi luyện tại các xưởng mộc lớn. Từ những công việc đơn giản, nhẹ nhàng như đánh ráp, quét dầu…đến việc khó, cần khéo léo, công phu hơn là chạm khắc là cả một quá trình. Theo đánh giá của anh Hiệp - một chủ xưởng lớn của Đông Giao thì lao động phụ nữ có được yếu tố chăm chỉ, tỉ mẩn hơn so với cánh đàn ông. Đó cũng chính là yếu tố hết sức cần thiết cho ngành thủ công mỹ nghệ.
Với những gia đình không làm mộc, khi còn nhỏ, người phụ nữ đã học nghề và được tôi luyện tại các xưởng mộc lớn. Từ những công việc đơn giản, nhẹ nhàng như đánh ráp, quét dầu…đến việc khó, cần khéo léo, công phu hơn là chạm khắc là cả một quá trình. Theo đánh giá của anh Hiệp - một chủ xưởng lớn của Đông Giao thì lao động phụ nữ có được yếu tố chăm chỉ, tỉ mẩn hơn so với cánh đàn ông. Đó cũng chính là yếu tố hết sức cần thiết cho ngành thủ công mỹ nghệ.
Những sản phẩm lớn được đánh ráp bằng máy còn những sản phẩm nhỏ được đánh ráp thủ công bằng tay.
Những sản phẩm lớn được đánh ráp bằng máy còn những sản phẩm nhỏ được đánh ráp thủ công bằng tay.
Việc làm này đã giúp không ít các chị em phụ nữ có được thu nhập ổn định. Tuy không có nhiều phụ nữ đứng ra mở xưởng riêng xong theo đánh giá của các chị, công việc cũng khá phù hợp với điều kiện sức khỏe. Hơn nữa, sự phát triển của làng nghề thời kỳ hội nhập đã tạo ra mức thu nhập tương đối cao
Việc làm này đã giúp không ít các chị em phụ nữ có được thu nhập ổn định. Tuy không có nhiều phụ nữ đứng ra mở xưởng riêng xong theo đánh giá của các chị, công việc cũng khá phù hợp với điều kiện sức khỏe. Hơn nữa, sự phát triển của làng nghề thời kỳ hội nhập đã tạo ra mức thu nhập tương đối cao
Cứ mỗi chiều là làng mộc Đông Giao lại tấp nập xe tải ra vào chở đồ gỗ đi bán. Sản phẩm làm ra được bán ở hầu hết các vùng miền trên cả nước và ra cả nước ngoài, nhiều nhất là Trung Quốc. Ông Thành – một chủ buôn đồ gỗ lâu năm cho biết: “Mỗi tuần chúng tôi đều đi gom hàng tại các xưởng để đến sáng hôm sau đánh hàng thẳng một mạch lên biên giới…Hàng thì rất nhiều, chất lượng mặt hàng phần lớn vì tin tưởng đôi bên là chính do làm ăn đã lâu. Đồ mộc Đông Giao tốt bền mà lại đẹp nên được khách hàng Trung Quốc rất ưa chuộng.”
Cứ mỗi chiều là làng mộc Đông Giao lại tấp nập xe tải ra vào chở đồ gỗ đi bán. Sản phẩm làm ra được bán ở hầu hết các vùng miền trên cả nước và ra cả nước ngoài, nhiều nhất là Trung Quốc. Ông Thành – một chủ buôn đồ gỗ lâu năm cho biết: “Mỗi tuần chúng tôi đều đi gom hàng tại các xưởng để đến sáng hôm sau đánh hàng thẳng một mạch lên biên giới…Hàng thì rất nhiều, chất lượng mặt hàng phần lớn vì tin tưởng đôi bên là chính do làm ăn đã lâu. Đồ mộc Đông Giao tốt bền mà lại đẹp nên được khách hàng Trung Quốc rất ưa chuộng.”
Mặt hàng thủ công của Đông Giao khá tinh xảo, độ bền cao, người thợ nhất là những người thợ nữ cần cù chịu khó lại giàu kinh nghiệm. Đây là làng nghề làm mộc đầu tiên mà có nhiều thợ khắc nữ nhất... Năm 2006, Đông Giao chính thức được công nhận là làng nghề truyền thống. Cũng từ đó, nghề mộc của làng cũng phát triển ngày một đi lên, tạo công ăn việc làm cũng như mang lại thu nhập tương đối ổn định cho không ít cá nhân người phụ nữ và hộ gia đình.
Mặt hàng thủ công của Đông Giao khá tinh xảo, độ bền cao, người thợ nhất là những người thợ nữ cần cù chịu khó lại giàu kinh nghiệm. Đây là làng nghề làm mộc đầu tiên mà có nhiều thợ khắc nữ nhất... Năm 2006, Đông Giao chính thức được công nhận là làng nghề truyền thống. Cũng từ đó, nghề mộc của làng cũng phát triển ngày một đi lên, tạo công ăn việc làm cũng như mang lại thu nhập tương đối ổn định cho không ít cá nhân người phụ nữ và hộ gia đình.

Hương Trà