Cưỡng chế ở Hải Phòng: Thử bàn về trách nhiệm của lãnh đạo Hải Phòng?

12/02/2012 06:00
Độc giả Đông Hưng
(GDVN) - Là cơ quan đứng đầu nhưng thành ủy Hải Phòng lại vào cuộc khá chậm trễ, nhiều lãnh đạo lại phát biểu làm sai bản chất vấn đề gây bức xúc cho dư luận.

Thành ủy Hải Phòng chưa thể hiện được tốt vai trò giám sát trong vụ việc ở Tiên Lãng?

Sau hơn 1 tháng xảy ra, vụ việc cưỡng chế, thu hồi đất tại Tiên Lãng (Hải Phòng) kéo theo là những sự việc đáng tiếc đã xảy ra, nhưng cuối cùng câu chuyện đã đến hồi kết thúc và cũng đã có kết luận cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ vào hôm (10/2/2012) vừa qua.

Theo Nghị quyết TƯ 4, khóa XI thì trách nhiệm lớn nhất trong vụ việc này thuộc về Thành ủy Hải Phòng.
Theo Nghị quyết TƯ 4, khóa XI thì trách nhiệm lớn nhất trong vụ việc này thuộc về
Thành ủy Hải Phòng.
Cùng với việc khẳng định các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng) đều trái luật thì trong kết luận của Thủ tướng cũng đã chỉ rõ trách nhiệm của lãnh đạo thành phố Hải Phòng trong việc:

- Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.    - Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.

XEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG QUA CÁC BỨC ẢNH

Kết luận của Thủ tướng đã rất rõ ràng và dường như nó cũng đã mở cho người dân thấy một phần cái nguyên nhân để xảy ra vụ việc đáng tiếc ở Tiên Lãng vừa qua. Đó chính là sự tắc trách, quan liêu, không sâu sát tình hình thực tế của lãnh đạo thành phố mà cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất ở đây chính là UBND TP và Thành ủy Hải Phòng.
Là cơ quan của Đảng cao nhất tại địa phương với chức năng định hướng, giám sát thì không thể nói Thành ủy Hải Phòng không biết sự việc xảy ra tại Tiên Lãng. Như đã biết, trước khi xảy ra cưỡng chế, hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã từng nhiều lần có đơn thư gửi lên các cơ quan chức năng của thành phố mà trước tiên là Thành ủy, Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch UBND thành phố... Đó là chưa kể, dù việc cưỡng chế, theo ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành trả lời tại cuộc họp báo là đã được phân cấp cho huyện nhưng theo nguyên tắc, trước khi cưỡng chế, huyện vẫn phải có báo cáo lên thành phố biết và phải được sự đồng ý của thành phố mới được tiến hành cưỡng chế, thu hồi. (Điều này đã được thể hiện rõ qua kết luận của Thủ tướng về trách nhiệm của thành phố trong việc chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng).
"Vào cuộc chậm, thiếu cương quyết, lãnh đạo phát ngôn chưa đúng chức năng...".
Như lời ông Giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca đã từng trả lời báo chí thì lực lượng tham gia không chỉ có của huyện mà còn có cả công an tỉnh. Và theo con số được đưa ra lực lượng tham gia cưỡng chế có tới khoảng 100 người. Với lực lượng, con số lớn như vậy, lẽ nào Thành ủy không hay biết (?). Và một điều cũng cần nói đến là khi tiến hành cưỡng chế, thu hồi vấp phải sự chống trả cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn khiến một số công an, bộ đội bị thương. Trước diễn biến nghiêm trọng của vụ việc, chắc chắn lúc này Thành ủy mà trực tiếp là Thường trực Thành ủy cũng đã phải có được những báo cáo ban đầu về vụ việc. Nhiều độc giả của báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng, với khoảng cách địa lý từ Tiên Lãng về đến trung tâm thành phố Hải Phòng chỉ khoảng hơn 30km thì việc Thành ủy, lãnh đạo thành phố không biết hoặc biết chậm là điều hoàn toàn vô lý?. Vậy thì các tỉnh miền núi với địa hình hiểm trở và xa, khó khăn trong đi lại, phương tiện thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế. Có những địa phương xã, huyện cách UBND tỉnh đến cả trăm km thì họ sẽ phải chỉ đạo như thế nào??? Và như trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 phân tích về điều này thì ở đây có thể có hai trường hợp: Một là quan liêu không biết, hai là biết nhưng mà lại bao che để né tránh, không muốn vào để làm rõ. Quay trở lại vụ việc, đáng lẽ ra khi vụ việc xảy ra với mức độ nghiêm trọng như vậy, Thảnh ủy Hải Phòng mà trực tiếp là Bí thư, Ban thường vụ phải yêu cầu tiến hành tìm hiểu tình hình cụ thể, xem xét nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhưng trên thực tế sự vào cuộc lại rất chậm, thiếu cương quyết và khi vào cuộc cũng còn nhiều điều đáng phải bàn.XEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG QUA CÁC BỨC ẢNH Trước hết, phải khẳng định một điều, nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của công luận, đặc biệt của nhiều đồng chí nguyên là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước thì chắc chắn những lãnh đạo thành phố nằm trong Ban chấp hành Đảng bộ sẽ chưa chắc đã lên tiếng và có những quyết định "rõ ràng" sau vụ việc?. 
Nhưng sự lên tiếng, với những phát biểu của những quan chức đều là Ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch TP, Giám đốc công an Thành phố... đến những quan chức cấp huyện như Chủ tịch huyện, Chánh văn phòng UBND Tiên Lãng... đã làm sai bản chất của việc phá ngôi nhà ông Quý trên diện tích đất không có trong quyết định thu hồi và gây ra những bức xúc trong dư luận.  Thêm một vấn đề cũng cần được nói đến đó chính là trách nhiệm của Bí thư Thành ủy, Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP, của Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố trước Bộ Chính trị, trước Ban Bí thư, trước toàn thể nhân dân dù có được Bí thư Thành ủy Hải Phòng nói đến trong cuộc họp báo nhưng lại không rõ ràng. Đảng viên và nhân dân cả nước muốn biết: Trách nhiệm của ông Bí thư đến đâu, Phó bi thư đến đâu, chủ tịch UBND đến đâu?... Thủ tướng đã có kết luận thì các cá nhân cũng cần phải nhận trách nhiệm thích đáng về mình?.  Xét trên tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ là "Làm từ trên làm xuống" thì trong vụ việc cưỡng chế thu hồi đất sai phạm ở Tiên Lãng này thì, trách nhiệm lớn nhất thuộc về Thành ủy Hải Phòng mà trực tiếp là Thường trực Thành ủy, Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, sau đó mới đến các cấp ủy Đảng, chính quyền Tiên Lãng, xã Vinh Quang. Đảng viên, cán bộ, nhân dân thành phố Hải Phòng nói riêng, cả nước nói chung đang chờ vào những động thái tích cực từ phía Thành ủy Hải Phòng sau kết luận của Thủ tướng. Làm tốt việc này không chỉ là tốt để ổn định tình hình Hải Phòng mà là một bài học quá đắt giá nhưng mà cũng là một thời cơ để nhận thức lại trong toàn Đảng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4. Muốn giải quyết mâu thuẫn triệt để trong nhân dân thì việc chính quyền địa phương mà ở đây là Thành ủy Hải Phòng phải xem xét lại mình trước là quan trọng nhất.
Xin gửi gắm những điều này tới Thành ủy Hải Phòng.
XEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG QUA CÁC BỨC ẢNH
Độc giả Đông Hưng