Độc nhất vô nhị chỉ có ở lễ rước "ông Lợn" lúc nửa đêm ở Hà Nội

05/02/2012 08:45
Thành Chung - Đình Hậu
(GDVN) - Cứ đêm ngày 13 tháng Giêng, nhân dân xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại long trọng tổ chức lễ rước các "ông Lợn"ra đình để tế Thành Hoàng.
Lễ hội La Phù diễn ra trong 2 ngày (13 và 14 tháng Giêng hằng năm) nhưng nghi lễ chính thức được bắt đầu vào lúc 18 giờ ngày 13 - khi người dân của 11 xóm đốt đèn, rước kiệu và 16 “ông lợn” ra đình làng. Lễ tế kết thúc vào khoảng 1-2 giờ sáng ngày 14.
Lễ hội La Phù diễn ra trong 2 ngày (13 và 14 tháng Giêng hằng năm) nhưng nghi lễ chính thức được bắt đầu vào lúc 18 giờ ngày 13 - khi người dân của 11 xóm đốt đèn, rước kiệu và 16 “ông lợn” ra đình làng. Lễ tế kết thúc vào khoảng 1-2 giờ sáng ngày 14.
Theo các cụ truyền lại, tục này đã có từ xưa, khi đức thánh Tĩnh Quốc Tam Lang (một bộ tướng thời vua Hùng) tập hợp quân lính để đánh giặc, dân làng mang thịt lợn, xôi đến để khao quân.
Theo các cụ truyền lại, tục này đã có từ xưa, khi đức thánh Tĩnh Quốc Tam Lang (một bộ tướng thời vua Hùng) tập hợp quân lính để đánh giặc, dân làng mang thịt lợn, xôi đến để khao quân.
Những “ông lợn” được mổ thịt rồi trang trí rất long trọng trước khi rước ra đình làng. Mỗi ông lợn phải nặng trên 100kg mới đạt chuẩn.
Những “ông lợn” được mổ thịt rồi trang trí rất long trọng trước khi rước ra đình làng. Mỗi ông lợn phải nặng trên 100kg mới đạt chuẩn.
Trước lễ tế, các “ông Lợn” được phủ khắp mình lá mỡ cơm xôi - lớp mỡ được lấy từ chính chú lợn vừa được mổ.
Trước lễ tế, các “ông Lợn” được phủ khắp mình lá mỡ cơm xôi - lớp mỡ được lấy từ chính chú lợn vừa được mổ.
Ngoài ra, mỗi “ông Lợn” tế còn được trang trí thêm bằng giấy màu và một số vật liệu khác.
Ngoài ra, mỗi “ông Lợn” tế còn được trang trí thêm bằng giấy màu và một số vật liệu khác.
18 giờ, lễ rước "ông Lợn" bắt đầu. Đi đầu là đoàn cờ rước của các cháu thiếu nhi.
18 giờ, lễ rước "ông Lợn" bắt đầu. Đi đầu là đoàn cờ rước của các cháu thiếu nhi.
Phía sau là kiệu mâm ngũ quả.
Phía sau là kiệu mâm ngũ quả. 
Tiếp đến là đội nhạc hội.
Tiếp đến là đội nhạc hội.
Quả xôi được 4 thanh niên khỏe mạnh chọn ra trong mỗi xóm khiêng.
 Quả xôi được 4 thanh niên khỏe mạnh chọn ra trong mỗi xóm khiêng.
Đến đúng 21 giờ, 16 "ông Lợn" của các xóm được bắt đầu đưa vào đình làng để chuẩn bị cho lễ tế Thành Hoàng làng diễn ra lúc 12 giờ đêm.
Đến đúng 21 giờ, 16 "ông Lợn" của các xóm được bắt đầu đưa vào đình làng để chuẩn bị cho lễ tế Thành Hoàng làng diễn ra lúc 12 giờ đêm.
Kiệu hoa và quả xôi của mỗi xóm được rước vào trước.
Kiệu hoa và quả xôi của mỗi xóm được rước vào trước.
Theo qui định, chỉ có 6 "ông Lợn" được vào nhập phía trong cung cấm của đình, còn các "ông" khác được đặt ở phía ngoài Đại Bái.
Theo qui định, chỉ có 6 "ông Lợn" được vào nhập phía trong cung cấm của đình, còn các "ông" khác được đặt ở phía ngoài Đại Bái.
Các "ông Lợn" lần lượt được rước vào trong đình.
Các "ông Lợn" lần lượt được rước vào trong đình.


Rước "ông Lợn" vào nhập nội cung.
Rước "ông Lợn" vào nhập nội cung.
Các "ông Lợn" được xếp ngay ngắn ở phía ngoài Đại Bái để chuẩn bị cho việc tế lễ và chấm điểm. Phần thưởng cho xóm nào có ông lợn to, trang trí đẹp sẽ là vài bao thuốc, gói chè…
Các "ông Lợn" được xếp ngay ngắn ở phía ngoài Đại Bái để chuẩn bị cho việc tế lễ và chấm điểm. Phần thưởng cho xóm nào có ông lợn to, trang trí đẹp sẽ là vài bao thuốc, gói chè…
Cùng bái yết Thành Hoàng làng, cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Cùng bái yết Thành Hoàng làng, cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Dù tổ chức vào thời điểm ban đêm nhưng rất đông nhân dân và du khách khắp nơi vẫn nô nức tới dự.
Dù tổ chức vào thời điểm ban đêm nhưng rất đông nhân dân và du khách khắp nơi vẫn nô nức tới dự.

Thành Chung - Đình Hậu