Giám đốc Facebook tại Việt Nam nói gì về ý kiến 'chấm dứt Facebook'?

23/11/2012 07:23
Lực Hoàng
(GDVN) - Trước ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng cho rằng “cần chấm dứt ngay hoạt động Facebook ở Việt Nam”, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam, ông Huỳnh Kim Tước đã lên tiếng.

Ngay sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết của độc giả Phạm Quốc Dũng với nội dung "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam", tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả. Trong hàng nghìn comment, email gửi đến tòa soạn thì trong đó hầu hết phản bác ý kiến mà anh Phạm Quốc Dũng đưa ra. 

Ảnh: minh họa, nguồn internet
Ảnh: minh họa, nguồn internet

"90 % Không đồng tình đóng cửa facebook ở Việt Nam"

Nhưng trong số những ý kiến đó cũng có một số ý kiến trái chiều và thể hiện quan điểm là ủng hộ với ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng là "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam" đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng dân cư mạng và dư luận xã hội. Tiếp đó là những phản hồi xung quanh câu hỏi nên hay không việc cần đóng cửa hoạt động của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc tranh luận xung quanh chủ đề nên đóng cửa hoạt động Facebook tại Việt Nam chính là việc thời gian qua trên nhiều tài khoản facebook cá nhân, hội nhóm có những phát ngôn đi quá xa với thuần phong mĩ tục, có những xuyên tạc về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước. Thậm chí là việc mượn nó làm nơi bêu xấu, xúc phạm đến các cá nhân, danh dự người khác nhằm mục đích xấu… Những câu chuyện phía sau sự kiện Facebook đang nóng lên khi hai quan điểm đối lập nhau được hình thành. Với một số người “nghiền” Facebook thì việc đóng cưa trang mạng xã hội này là điều vô lý bởi lẽ ai nói sai, bêu xấu thì cần phải đích danh chứ không phải ai tham gia mạng xã hội Facebook cũng nhảm nhí linh tinh. Còn với không ít người Facebook dù sao cũng chỉ là phương tiện giải trí, nếu có nguy hại với xã hội cần phải dẹp bỏ. Xoay quanh chủ đề nóng hổi này phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn đối với ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Trước ý kiến “cần đóng cửa hoạt động Facebook tại Việt Nam” ông Huỳnh Kim Tước cho rằng: “Sau khi thông tin đó được đưa ra đã có đến 90% người sử dụng Facebook không đồng tình, con số đó đã nói lên tất cả”. Từ con số đó theo ông Huỳnh Kim Tước cần đưa ra câu hỏi ngược lại với người ra ý kiến “đóng cửa hoạt động Facebook” rằng tại sao lại có phát ngôn như vậy.
Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam (ảnh nguồn Internet)
Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam (ảnh nguồn Internet)
"Không thể "nhặt sạn" trên facebook ở Việt Nam" Nói đến trên mạng xã hội Facebook thời gian gần đây xuất hiện nhiều cá nhân, hội nhóm thành lập tài khoản với mục đích bêu xấu, đưa ra ý kiến bình luận nhằm mục đích bêu xấu cá nhân, tổ chức. Về vấn đề này ông Huỳnh Kim Tước cho rằng, mạng xã hội Facebook cũng như xã hội thực tế thu nhỏ. Trong đó mọi người chia sẻ thông tin, đưa ra ý kiến bình luận theo quan điểm cá nhân.  “Cần đưa ra vấn đề nếu không có Facebook thì cũng sẽ một mạng xã hội khác hoặc một dạng trang thông tin khác để người ta đưa ra quan điểm ý kiến chia sẻ, vì nhu cầu trao đổi thông tin có từ khi con người xuất hiện” – ông Huỳnh Kim Minh Tước phân tích. Về việc cá nhân, hội nhóm có những lời nói phát ngôn nhằm mục đích bôi xấu nhà mạng quản lý Facebook sẽ làm gì? Ông Huỳnh Kim Tước cho rằng, việc phát ngôn đưa ra ý kiến của cá nhân từng người thì người đó phải chịu trách nhiệm.  Trước ý kiến của nhiều độc giả cho rằng nhà mạng Facebook cần “nhặt” sạn với những bình luận không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, ông Huỳnh Kim Tước cho biết việc đó là không thể bởi Facebook là trang mạng xã hội đa phương tiện thông tin, số lượng truy cập tham gia tới hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới không thể có chương trình nào sàng lọc phù hợp để “nhặt” sạn cho ngôn ngữ từng quốc gia được. Về việc thông tin những người có phát biểu không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, nếu cơ quan điều tra muốn có thể xem toàn bộ thông tin công khai ngay chính trên giao diện của cá nhân, hội nhóm này.  Cũng xung quanh chủ đề Facebook tại Việt Nam thời gian qua, ông Huỳnh Kim Tước cho rằng mạng xã hội Facebook đang chứng tỏ ưu điểm về trao đổi thông tin và độ tương tác. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng Facebook làm nơi tiếp thị maketing sản phẩm. Những trang Fanpage trên Facebook có số lượng khách hàng gấp 81 lần so với một thương hiệu...

Huỳnh Kim Tước - “ông cố vấn” của Google

“Kinh nghiệm của tôi là đừng nghĩ mình có kinh nghiệm” - Huỳnh Kim Tước, chàng trai cố vấn của Google tại VN, đã nói như vậy khi được hỏi về việc có kinh nghiệm gì để chinh phục các nhà tuyển dụng hàng đầu của Google.

Con đường dài

12 tuổi, Huỳnh Kim Tước theo gia đình sang Mỹ sống và bắt đầu một cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Lý giải về quyết định chọn ngành tâm lý học khi bước vào giảng đường của Trường ĐH Texas tại San Antonio (Mỹ), anh nói xem phim thấy các nhân vật là nhà tâm lý khá hay và có vẻ gì đó thú vị nên quyết định chọn ngành này. Tuy nhiên, thực tế khô khan của ngành học đã làm Huỳnh Kim Tước chán nản.

Và sau bốn năm học, Huỳnh Kim Tước phải đứng trước sự lựa chọn: học thêm bốn năm nữa nếu vẫn còn ý định trở thành nhà tư vấn tâm lý hoặc sẽ đi một con đường khác. Huỳnh Kim Tước chọn con đường thứ hai để đi.

Huỳnh Kim Tước đăng ký học cao học ngành quản trị công quyền. Trong thời gian đó, một chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đang tuyển điều phối viên. Chỉ những ứng cử viên nặng ký mới có khả năng được nhận nhưng may mắn lại mỉm cười với Huỳnh Kim Tước. Cộng đồng người da đen và Mexico nơi Huỳnh Kim Tước sẽ phải làm việc mâu thuẫn khá lớn nên không dễ chấp nhận một người da đen hay da trắng làm cầu nối giữa họ. Và Huỳnh Kim Tước - một chàng trai da vàng đến từ châu Á - trở thành người được chọn với trách nhiệm nặng nề xen lẫn nhiều thách thức.

Bạn bè và gia đình ra sức khuyên ngăn vì quá nguy hiểm khi phải sống ở những nơi được cho là các khu ổ chuột, mỗi lần đi đến các khu dân cư phải có trên dưới 15 cảnh sát đi theo để bảo vệ. “Tôi đặc biệt ấn tượng với câu nói của một người nhập cư khi biết tôi là người châu Á: hãy về nơi anh thuộc về nó. Và tôi nghĩ: tại sao lại không nhỉ”. Không đợi quá lâu, anh tìm về nước một mình mặc dù được rất nhiều người khuyên đừng về vì sẽ không có tương lai.

Đường đến Google

Huỳnh Kim Tước cho biết tại căngtin của Google dành hẳn một quầy riêng để bán các món ăn VN. Giải thích về việc này Huỳnh Kim Tước cho biết trong một lần được thưởng thức món ăn VN do người mẹ nấu, Larry Page tỏ ra rất thích thú, đặc biệt là hai món sườn nướng và canh chua.

Giám đốc Facebook tại Việt Nam nói gì về ý kiến 'chấm dứt Facebook'? ảnh 6

Năm 1996, Huỳnh Kim Tước trở lại VN sau gần 15 năm sang Mỹ. Và kỳ diệu thay, căn bệnh cảm cúm hành hạ ông nhiều năm liền ở Mỹ đã không còn khi về đến VN. “Đây đúng là quê hương của tôi rồi” - Huỳnh Kim Tước nói đầy tự hào và sung sướng.

Trong thời gian ở VN, Huỳnh Kim Tước sử dụng các dịch vụ của Google và gửi về đại bản doanh ở Mỹ những ý kiến đóng góp để các sản phẩm hoàn thiện hơn. Và chính trong thời gian đó ông đọc được thông tin Google cần tuyển một người làm cố vấn tại VN để giúp định hướng các sản phẩm bằng tiếng Việt.

Sau khi hồ sơ được chấp nhận, anh phải trải qua năm cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ trụ sở của Google và yêu cầu làm một bản phân tích thị trường tại VN. Và trong một năm đó, ông phải trả lời chất vấn của hàng loạt bộ phận như kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý, PA... Đúng một năm sau, anh được mời sang trụ sở của Google tại Mỹ để trải qua vòng phỏng vấn cuối cùng và cũng để nhận câu trả lời.

Sau đó Huỳnh Kim Tước về giữ chức vụ Growth Manager nhưng dựa trên thông tin Facebook chỉ tuyển dụng duy nhất vị trí trên tại Việt Nam, đồng thời với quá trình công tác tại Google trước đó thì có thể khẳng định ông Tước chính là quản lí cấp cao của mạng xã hội sở hữu 600 triệu thành viên này. (Nguồn - Tuổi trẻ)

Còn nữa...

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này...
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Lực Hoàng