Góc ảnh: Chiêm ngưỡng ngôi nhà thờ tuyệt đẹp của mảnh đất Bà Rịa

30/10/2012 07:14
T.Lan - ảnh Andy Le
(GDVN) -Đến với mảnh đất Bà Rịa - Vũng Tàu để được ngắm nhìn cảnh biển trù phú và lãng mạn, hay chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi nhà thờ chánh tòa cổ Cathedral,và nhiếp ảnh Andy Le đã có dịp ghé chân ở đây và từ những khoảnh khắc khó quên đó ông đã kịp ghi lại thành những bức ảnh để đời.
Baria Cathedral - Nhà thờ chánh tòa Cathedral tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1550, cha Gaspar da Cruz dòng Đaminh đã đến tận vùng Bà Rịa. Vào năm 1747, giáo điểm Bà Rịa có 140 tín hữu, do các cha Dòng Tên phụ trách.
Baria Cathedral - Nhà thờ chánh tòa Cathedral tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1550, cha Gaspar da Cruz dòng Đaminh đã đến tận vùng Bà Rịa. Vào năm 1747, giáo điểm Bà Rịa có 140 tín hữu, do các cha Dòng Tên phụ trách. 
Ngôi nhà thờ đầu tiên của Họ Đạo được dựng lên bên cạnh bờ sông Dinh, gần chợ cũ, trong khu vực các công sở hành chánh quận lỵ Phước Tuy. Vào năm 1865, Cha Errard đến nhậm sở Bà Rịa. Cha xây huyệt mộ chôn cất các vị tử đạo ngay trên chính nền ngục thất trước đây và dựng một ngôi nhà nguyện cho đến nay vẫn được gọi là “Nhà Thờ Mồ”.
Ngôi nhà thờ đầu tiên của Họ Đạo được dựng lên bên cạnh bờ sông Dinh, gần chợ cũ, trong khu vực các công sở hành chánh quận lỵ Phước Tuy. Vào năm 1865, Cha Errard đến nhậm sở Bà Rịa. Cha xây huyệt mộ chôn cất các vị tử đạo ngay trên chính nền ngục thất trước đây và dựng một ngôi nhà nguyện cho đến nay vẫn được gọi là “Nhà Thờ Mồ”.
Năm 1874, khi trở lại Bà Rịa lần thứ hai sau sáu năm làm cha sở Biên Hoà, cha Errard cùng với cha phụ tá Boutier tiến hành việc xây nhà thờ mới. Sau một thời gian chuẩn bị, lễ đặt viên đá đầu tiên được tổ chức vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền thánh 21-11-1877, đến tháng 10 năm 1878, cộng đoàn đã có thể dâng lễ tạm trong nhà thờ mới.
Năm 1874, khi trở lại Bà Rịa lần thứ hai sau sáu năm làm cha sở Biên Hoà, cha Errard cùng với cha phụ tá Boutier tiến hành việc xây nhà thờ mới. Sau một thời gian chuẩn bị, lễ đặt viên đá đầu tiên được tổ chức vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền thánh 21-11-1877, đến tháng 10 năm 1878, cộng đoàn đã có thể dâng lễ tạm trong nhà thờ mới.
Ngày 14-05-1879, Đức Cha Colombert cùng với Đức Cha Pontvianne cử hành lễ làm phép trọng thể thánh đường Bà Rịa dâng kính hai thánh Tông đồ Giacôbê và Philipphê, lưu giữ kỷ niệm địa danh truyền giáo “Cap Saint-Jacques” trực thuộc địa hạt Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngày 14-05-1879, Đức Cha Colombert cùng với Đức Cha Pontvianne cử hành lễ làm phép trọng thể thánh đường Bà Rịa dâng kính hai thánh Tông đồ Giacôbê và Philipphê, lưu giữ kỷ niệm địa danh truyền giáo “Cap Saint-Jacques” trực thuộc địa hạt Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nhà thờ Bà Rịa được xây dựng theo kiểu dáng roman, với vật liệu đơn sơ, trang trí tao nhã nhưng được thiết kế vững chắc và tiện lợi, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng ven biển. Ba quả chuông được đưa về Nhà thờ trong thời gian cha Cagnon làm chánh sở (1887-1890).
Nhà thờ Bà Rịa được xây dựng theo kiểu dáng roman, với vật liệu đơn sơ, trang trí tao nhã nhưng được thiết kế vững chắc và tiện lợi, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng ven biển. Ba quả chuông được đưa về Nhà thờ trong thời gian cha Cagnon làm chánh sở (1887-1890). 
Trong tầm nhìn toàn cảnh Thị xã Bà Rịa, Nhà thờ Chánh toà giáo phận nổi bật hẳn với hai ngọn tháp cao 45m trong màu đá hoa cương trang trọng.
Trong tầm nhìn toàn cảnh Thị xã Bà Rịa, Nhà thờ Chánh toà giáo phận nổi bật hẳn với hai ngọn tháp cao 45m trong màu đá hoa cương trang trọng.
Toạ lạc trên địa bàn trung tâm của địa hạt Bà Rịa-Vũng Tàu, ngôi đền thờ vươn cao vừa để chứng tỏ tấm lòng của các tín hữu muốn dành cho Thiên Chúa những gì tốt đẹp nhất, vừa nên như dấu chỉ hiệp nhất của cả cộng đoàn giáo phận.
Toạ lạc trên địa bàn trung tâm của địa hạt Bà Rịa-Vũng Tàu, ngôi đền thờ vươn cao vừa để chứng tỏ tấm lòng của các tín hữu muốn dành cho Thiên Chúa những gì tốt đẹp nhất, vừa nên như dấu chỉ hiệp nhất của cả cộng đoàn giáo phận.
Toàn bộ sân nền và tường nhà thờ đều được ốp đá hoa cương, tạo nên ấn tượng vững bền của Giáo Hội.
Toàn bộ sân nền và tường nhà thờ đều được ốp đá hoa cương, tạo nên ấn tượng vững bền của Giáo Hội.
Một bức ảnh đắt giá chụp vào lúc giữa trưa 12 giờ khi mặt trời đứng bỏng soi giữa hai ngọn tháp cao.
Một bức ảnh đắt giá chụp vào lúc giữa trưa 12 giờ khi mặt trời đứng bỏng soi giữa hai ngọn tháp cao.
Bên trong ngôi nhà cầu nguyện, khu vực Cung thánh được thiết kế theo dạng thức hình tròn liên cấp, tạo nên ý nghĩa của tình hiệp thông trọn vẹn giữa đoàn Dân Thiên Chúa.
Bên trong ngôi nhà cầu nguyện, khu vực Cung thánh được thiết kế theo dạng thức hình tròn liên cấp, tạo nên ý nghĩa của tình hiệp thông trọn vẹn giữa đoàn Dân Thiên Chúa.
Bàn tiệc Thánh Thể làm bằng cẩm thạch trắng với kích thước 4 mét dài và 1 mét 20 rộng đặt tại vị trí trung tâm, mặt trước là bức phù điêu khắc hoạ lại khung cảnh bữa tiệc thiết lập Bí tích tình yêu, mặt sau là nơi niêm ấn thánh tích của ba vị chứng nhân đức tin đến từ ba miền đất nước.
Bàn tiệc Thánh Thể làm bằng cẩm thạch trắng với kích thước 4 mét dài và 1 mét 20 rộng đặt tại vị trí trung tâm, mặt trước là bức phù điêu khắc hoạ lại khung cảnh bữa tiệc thiết lập Bí tích tình yêu, mặt sau là nơi niêm ấn thánh tích của ba vị chứng nhân đức tin đến từ ba miền đất nước.
Bệ đài Thánh Kinh và Nhà Tạm Thánh Thể được đặt hai bên tượng Chúa chịu nạn, trở thành biểu tượng của hai nguồn mạch Sự Thật và Sự Sống trên con Đường cứu rỗi là chính Chúa Giêsu Kitô.
Bệ đài Thánh Kinh và Nhà Tạm Thánh Thể được đặt hai bên tượng Chúa chịu nạn, trở thành biểu tượng của hai nguồn mạch Sự Thật và Sự Sống trên con Đường cứu rỗi là chính Chúa Giêsu Kitô.
Dưới Chân Cầu Cỏ mây.
Dưới Chân Cầu Cỏ mây.
Những căn chòi nhỏ bên sông cầu Cỏ May.
Những căn chòi nhỏ bên sông cầu Cỏ May.
T.Lan - ảnh Andy Le