"Hạ Long, Sầm Sơn mà thay đổi cách quản lý sẽ có nguồn thu gấp 10 lần"

02/08/2012 10:10
Độc giả Trương Văn Quang
(GDVN) - “Nếu được đầu tư tốt, quản lý tốt nguồn thu của Hạ Long, Sầm Sơn sẽ gấp 10 lần hiện nay. Mọi người hãy lấy TP Đà Nẵng làm gương, nhìn về Đà Nẵng sẽ thấy họ đã và đang làm được tương đối nhiều điều to lớn rồi đấy”. Ý kiến đóng góp của độc giả Trương Văn Quang.
Sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải các ý kiến xung quanh câu chuyện "chặt chém" dịch vụ cũng như cung cách phục vụ thiếu tôn trọng khách du lịch tại bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa và những hình ảnh về bãi biển Bãi Cháy, Quảng Ninh ngập tràn rác thải,  tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi khác nhau từ độc giả. 

Để hiến kế cho việc đẩy lùi tệ nạn và làm trong sạch theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng các khu du lịch này, độc giả Trương Văn Quang ở địa chỉ email quang.tv3333@... đã gửi đến ban biên tập bức thư rất tâm huyết. Dưới đây, tòa soạn xin được trích dẫn nguyên văn bức thư này để bạn đọc cùng theo dõi và tiếp tục đóng góp ý kiến:

Trước hết tôi hoàn toàn phản đối tất cả những lời biện hộ về những gì đã phản ánh không hay về Hạ Long hay Sầm Sơn. Tôi cũng không đồng tình với các báo cáo này nọ về việc suốt ngày các cấp các ngành khi làm báo cáo tổng kết luôn đổ lỗi cho khách quan. Nào là thiếu vốn, thiếu chế tài pháp luật xử lý, áp dụng... để rồi thanh minh ta chưa đủ điều kiện đổi thay, để tiến lên...


Bãi biển Bãi Cháy, Quảng Ninh. Ảnh: Internet
Bãi biển Bãi Cháy, Quảng Ninh.  Ảnh: Internet

Thật sự khi viết bài này tôi thật sự mông lung không biết phải bắt đầu từ đâu. Đơn giản ngoài những gì thiên nhiên đất trời ban tặng. Tôi thấy ở các địa danh du lịch này công tác chăm sóc dịch vụ đều dưới mức trung bình, nếu được ai hỏi chắc kể cả ngày không hết. Thực tế nó bày ra cả rồi. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét nghiêm túc từng vấn đề mắt thấy trong cả đại ngàn vấn đề cần nói:

Thứ nhất: môi trường cho du lịch tốt hay không tốt miễn là nơi phải có đông người. Mà đã là nơi du lịch không đông người còn nói chuyện gì? Một cái mùi tổng hợp mà tôi nghĩ chỉ có ở ga tàu, bến xe, góc chợ cuối chiều hè mới có. Nơi này phải kể đến "Bến tàu du lịch Hạ Long", nơi cập bến đảo A, đảo B gì đó... Bước lên mỗi tàu: mũi tàu, sàn tàu nào cũng nhom nhem. Nhà vệ sinh, nhà bếp, vài cái bát, xoong nồi, cái ghế, vài chậu cây cảnh kê đây đó cũ kỹ. Đánh giá đúng là chỉ hơn quán nước chè một chút...


Nhà tàu, người phục vụ thích mặc gì thì mặc, không cởi trần lái tàu bưng bê, nấu ăn phục vụ cũng được. Hành khách chắc chắn khi ngồi tàu miên man chẳng buồn ngó ngàng đến những góc cạnh năm này qua năm khác hiển hiện trên từng con tàu đó đành thả hồn ngắm vịnh, ngắm biển khơi. Cũng không ổn. Rác ở đâu ra mà nhiều thế, chẳng lần nào thấy ai dọn, nhắc nhở cả. Nhà vệ sinh: tìm mỏi mắt (ít quá, không tiện dụng), tìm được gần như chẳng muốn bước vào, mức độ sạch sẽ hơn ga tàu, bến xe một tý.
Nếu không tin mời các bác một lần đến đảo Ti Tốp. Ra đảo ai cũng nghĩ khi tắm sẽ sạch tuyệt đối. Mục sở thị sẽ hay. Dưới biển, xe máy nước, xuồng kéo chuối, tàu bè chạy thả phanh, nhả khói, loang dầu... Thứ mùi bến xe, ga tàu lại hiện về.

Ai đã dùng thuốc say sóng đến đây tắm sẽ lại say xăng, say máy... buồn nôn. Rời biển lên tắm tráng, ôi nước sạch đựng trong xô bẩn. 15.000₫/ xô, tiền trả trước mời bạn xách vào cùng tắm tiên, thật tiết kiệm!

Tắm tráng trong nhà tắm nhưng cũng không được sạch sẽ cho lắm. Trở lại câu chuyện khi ở nhà tàu. Lần đầu tiên thấy họ đon đả mời các bác đi thăm bè cá, tha hồ mua gì thì mua toàn tươi sống cả, ăn một bữa sẽ nhớ đời biển cả.

Sự thực sẽ không bao giờ như mọi người tưởng. Chắc chắn những điều khó chịu, thách đố sẽ xảy ra sau khi bạn nhờ tàu nấu nướng phục vụ xong: chi phí thứ nhất: công mua hải sản. Chi phí thứ hai: công luộc hải sản. Chi phí thứ ba: công bê hải sản cho bạn ăn... Một hoá đơn sẽ làm bạn giật mình.

Thứ 2 là giao thông: Về khoản này khỏi nói đâu cũng vậy. Khu du lịch, đông dân cư mà để mật độ xe cộ đi lại như đường quốc lộ. Từ khách sạn sang các bãi tắm, ở đâu ta cũng thấy xe phóng vèo vèo, đi đứng, ra vào tương đối thoải mái. Không cẩn thận tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. 
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết về những dịch vụ và văn hóa ứng xử, nạn chặt chém, những bài tắm nhiều rác thải.... trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY
Thứ 3 là công tác giao tiếp ứng xử của các nhân viên quản lý:  Đa phần ăn nói thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Giao tiếp không theo một nguyên tắc nào cả. Người mua, người được kiểm tra... cố tìm mà chẳng thấy một sự chuyên nghiệp nào từ họ... 

Bất cứ ai đến Sầm Sơn đều chứng kiến cảnh đe dọa, chặt chém này
Bất cứ ai đến Sầm Sơn đều chứng kiến cảnh đe dọa, chặt chém này


Thứ 4 còn nhiều còn nhiều lắm. Bản thân tôi vốn không thích là người nói nhiều, tố nhiều. Nêu ra một số yếu tố như vậy để chúng ta cùng nhìn nhận lại một lần nữa. Tôi đảm bảo có kể ra thêm cũng vô ích bởi chắc chắn một điều đâu sẽ lại đóng đấy. Đã thế kể ra làm gì.

Tóm lại tôi thuộc tuýp người ưa quyết vấn đề. Xin đề xuất các vấn đề cần giải quyết hơn nữa giải quyết ngon lành là đằng khác Về giao thông: trên bộ; toàn bộ trên đường phố ven biển cứ 500m  phải có một camera bắn tốc độ. Đi sai làn đường, quá tốc độ phải phạt ngay, phạt nặng. 

Tại các bến tàu từng xe vào một, trả khách xong mời anh về chỗ khác đỗ. Hạ Long vẫn còn nhiều đất trống lắm sao cứ phải đỗ tại chỗ. Các cầu lên, xuống tàu cũ kỹ sứt mẻ nhiều quá. Thiết kế mượt mà hơn. Sơn cho nó cái màu xanh của biển. Tàu đỗ từ xa, vài chiếc một lần lượt đón khách. Chắc là được!

Nhân viên kiểm soát, bán vé... tại các địa điểm bắt buộc phải được đào tạo chuyên nghiệp từ tác phong, ăn nói, giao tiếp... Mỗi nơi gắn cho một camera theo dõi chắc sẽ làm tốt ngay mà. Nhà tàu: quy định rõ về nội thất, trang thiết bị, quy trình vệ sinh. Mỗi tuần thanh kiểm tra một lần kèm theo những lần kiểm tra đột xuất. Không đạt mời ngồi nhà xơi nước.

Nhân viên lái tàu, phục vụ trên tàu. Phải được học, đào tạo, giám sát thật chặt... Nếu không đạt chuẩn cho ở nhà hết. Xây dựng thật nhiều hơn nhà vệ sinh hợp lý có quy trình quy định dọn dẹp ... để lúc nào cũng đảm bảo sạch đẹp tinh thơm... Có thế mới mong người sử sụng. Ngày nào cũng có người chuyên đi dọn vệ sinh trên mặt vịnh, vớt rác sạch sẽ. Xây dựng lực lượng cảnh sát du lịch, môi trường chuyên nghiệp đạo đức tốt. Có mặt 24/24 tại các vị trí giám sát và giải quyết đồng thời xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Tôi sẽ không chỉ ra thêm nhiều nữa. Nói nhiều chắc chắn sẽ có người lại bảo thiếu kinh phí, nhân lực... Tôi lại trả lời vậy. 

1. Cái tâm: Muốn làm được, người lãnh đạo, chỉ huy phải yêu thiên nhiên, yêu dân tộc, đất nước và luôn vì nhân dân mà phục vụ. 

2. Nhìn nhận, phân tích đánh giá tốt, đột phá, dũng cảm. Mỗi lễ khai hội, diễu hành vào dịp hè, tôi không biết phải chi ra bao nhiêu, trống rong cờ mở như vậy để làm gì. Tốn kém. Để quảng bá ư? Tôi đã được luận bàn thảo luận nhiều về maketting người ta cùng nhất trí công việc này phải làm hàng ngày, làm liên tục chứ không chỉ là lễ khai hội. Kinh phí đó đủ để xây dựng cả trăm cái nhà vệ sinh sạch sẽ đấy. 

3. Lấy thu bù chi. Thiên nhiên là vô giá nếu người ta biết khai thác nó. Nếu được đầu tư tốt, quản lý tốt nguồn thu của Hạ Long, Sầm Sơn sẽ gấp 10 lần hiện nay. Hãy lấy Đà Nẵng làm gương, nhìn về Đà Nẵng sẽ thấy họ làm được tương đối nhiều rồi đấy .
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết về những dịch vụ và văn hóa ứng xử, nạn chặt chém, những bài tắm nhiều rác thải.... trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY
Điểm nóng
Tranh cãi về Clip mỳ Gấu đỏ Góc ảnh độc giả
Văn hóa ứng xử nơi công cộng  Hình ảnh cười chỉ có ở giao thông VN
Hà Nội - một thời để nhớ
Bấm xem ảnh đẹp
Điểm nóng: Hành trình tổ công tác đặc biệt 142
Bấm xem clip hot
Độc giả Trương Văn Quang