Người dân trăn trở lo sắm ngày “Tết”

10/01/2013 07:23
Đỗ Tuyết
(GDVN) -Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thay vì hàng năm người người hồ hởi, trông ngóng sắm sửa cho ngày tết đến. Thì năm nay những lo lắng và than thở lại trở thành nỗi niềm của biết bao người dân.
Tết là dịp để mỗi thành viên, quây quần, sum họp vui vẻ bên gia đình, bạn bè và những người thân yêu. Nó còn là dịp nhớ về quê hương, những người  ở nơi xa trở về đoàn tụ cùng gia đình.  Bên cạnh đó Tết còn để mọi người sắm sửa, làm mới căn nhà thân yêu cho sang năm mới nhiều may mắn hơn, ấm cúng hơn, hạnh phúc hơn. 
Mỗi nhà đều chuẩn bị cho mình những đồ dùng riêng đón năm mới. Nào là bộ bàn ghế mới, chiếc tivi mới thay cho chiếc cũ đã dùng vài năm, hay bộ chăn đệm và ít nhất là bộ ấm chén mới đón khách vào ngày tết. 
Nhưng với tình hình kinh tế như hiện nay, việc mua sắm lại bị hạn chế hơn và đã khiến nhiều người lo sợ khi ngày Tết đang đến gần.
Chia sẻ về thông tin này Chị Lê Thu Thảo – nhân viên kế toán cho biết. Nhắc đến tết vợ chồng chị  lại thấy ngao ngán. Những năm trước vào giờ này gia đình chị đã rục rịch đặt đào, đặt quất trước,  sắm sửa dần một số đồ đạc mới trang trí nhà cửa đón năm mới.  Nhưng  năm nay, kinh tế khó khăn, công ty cắt giảm nhiều khoản đối với nhân viên,bên cạnh đó cũng không có nhiều ưu đãi như trước thậm trí còn giảm lương nhân viên xuống. Tiền lương cả tháng của 2 vợ chồng chị  tiêu pha cho gia đình còn phải chắt chi tính toán.
Huống chi tết sắp đến gần bao nhiêu khoản phải lo, không biết xoay sở ở đâu ra. Rồi những ngày sát tết, phải chuẩn bị quà biếu cho sếp, quà biếu cho bên nội, ngoại. Mặc dù nói kinh tế khó khăn, nhưng không biếu nhiều hơn thì thôi chứ cũng không thể ít hơn năm trước được.
Tết đến gần, người dân lo không có tiền sắm "Tết"
Tết đến gần, người dân lo không có tiền sắm "Tết"
Cũng với suy nghĩ đó Anh Nam - nhân viên kinh doanh cho hay: “ Năm nay chỉ có trẻ con với mong Tết. Mấy đứa trẻ nhà tôi cứ đếm từng ngày để đến Tết nguyên đán. Còn tôi thì lo nghĩ mà mất ăn mất ngủ. Lương thì thấp mà giá cả thì cứ leo thang, đắt đỏ. Đi làm những ngày thường còn không đủ tiêu huống chi Tết lại càng “ túng” hơn. Đúng mà nói thì Tết là nỗi lo của người lớn”.
Kinh tế khó khăn hơn, việc mua sắm lại càng eo hẹp và hạn chế. “Tết” năm nay có lẽ không còn là niềm vui, đón chờ của nhiều gia đình  mà nó lại trở nên”rầu rĩ” với suy nghĩ của mọi người. Những suy nghĩ này không phải của riêng Anh Nam và Chị Thảo mà hầu hết mọi người đều lo lắng.
Bà  Lan- chủ đại lý đồ gia dụng tại Thanh Xuân cho biết. Mọi năm giờ này bà  bán hàng đắt như tôm tươi, người vào người ra tấp nập mua sắm. Nhưng năm nay người  mua chẳng thấy đâu,, giá cả cũng chỉ bán với giá thấp. Cả năm chỉ trông chờ vào mỗi ngày gần tết để kiếm thêm, cho gọi là “ cái tết to” ấy thế mà ….còn “ế ẩm” không có ai mua. 
“Vì thế mà năm nay gia đình tôi cũng phải xem xét lại một số khoản không cần thiết lắm và có  nên chi nữa hay không. Làm không ra mà cứ tiêu ào ào thì bao nhiêu cũng không  đủ”: bà Lan chia sẻ
Với tình hình kinh tế khó khăn chung như vậy,  nhiều người cũng không muốn nghĩ đến ngày tết nữa. Chưa năm nào cảm thấy kinh tế khó khăn đến thế. Cố lắm nhưng vẫn không ăn thua, mọi năm chịu khó tiết kiệm còn để dành ra được một khoản kha khá. Chứ năm nay không những không để dành được xu nào lại còn tiêu hụt vào quỹ. Tết đến không biết lấy gì để tiêu đây. Cũng chẳng giám trông mong nào thương tết vì năm nay công ty làm ăn cũng chẳng ra đâu vào đâu”: chị Kim Thanh than thở.
Tết cũng là lúc để nhà nhà, người người chuẩn bị mua sắm tất bật.  Đặc biệt là các chị em phụ nữ. Cứ gần Tết đến là háo hức đi mua đồ, shopping, nhưng với tình trạng này, mọi thứ bị “ kìm hãm” lại đến mức tối thiểu nhất, để chi cho nhiều khoản khác cần thiết hơn.
Trong khí đó, chị Mai Hoa – Cầu giấy cũng than thở: “Tiền không có, Tết lại sắp đến gần, càng nghĩ càng lo. 
Chị hoa  tâm sự. Năm nay không biết là do khó khăn hơn nên mọi thứ bị hạn chế hay sao mà cảm thấy tết đến càng nhanh. Là nhân viên kinh doanh cho một công ty quảng cáo chị cho hay. Thông thường vào gần tết nhiều hợp đồng quảng cáo được ký nên lương cũng ở mức kha khá. Tiền lương của tháng 13, cộng thêm tiền lương thương tết đủ để chị tiêu cho những ngày tết đến.
Nhưng với tình hình này, chị Hoa cũng phải suy nghĩ và cân nhắc trước khi mua sắm.
Chị Hoa cũng  chia sẻ thêm: “ Như năm trước cứ cuối năm là gia đình tôi cùng mấy đứa bạn thân rủ nhau đi sắm Tết, rồi thì ăn uống. Nhưng năm nay đều khó khăn, bố mẹ tôi buôn bán cũng ế ẩm, công ty của chồng nợ lương mấy tháng rồi chưa trả, lương của tôi cũng bị giảm, hợp đồng cũng ít đi. Tết dương lịch vừa rồi nhân viên cũng không được thương gì. Tết âm lịch nếu có chắc cũng chẳng đáng là bao. Tết này còn chưa biết như thế nào. 
Nghe nói năm 2013 kinh tế vẫn chưa thể biến chuyển theo hướng tích cực hơn được, có khi còn khó khăn hơn. Chính vì thế phải tiết kiệm để năm sau còn có khoản riêng đề phòng những khi có việc đột xuất, hay đau ốm. Càng nghĩ đến Tết lại thấy chán, cái gì cũng phải sử dụng đến tiền.”
Không khí tết ngày càng đến gần, nhưng mọi thứ vẫn trầm lắng và ảm đạm, chưa thấy sự tấp nập, ồn ã của người dân như những cái tết của năm trước. Mà chỉ có những nỗi lo, những suy nghĩ của mọi người khi ngày tết đang gần kề. Đó cũng là những ý nghĩ lóe lên trong đầu một số người mong sao cho Tết còn xa ngày nữa để người ta không phải trăn trở và lo lắng cho những  ngày này.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Đỗ Tuyết