Ôsin bị tra tấn: "Quê tôi có rất nhiều người làm nghề này"

12/01/2012 06:05
Nguyễn Sơn
(GDVN) - Trở lại xã Đại Cường, nơi bà Phương sinh ra, lớn lên rồi đi làm ôsin và mới đây bị tra tấn dã man, cũng có rất nhiều người đang đi làm giúp việc...
Vài chục người trong xã đang đi làm “nghề nguy hiểm”.
Những ngày qua, dư luận cả nước hết sức phẫn nộ, phản đối kịch liệt hành vi của bà Trần Thị Tuyết Minh trú tại số nhà 16, ngõ 95 đường Kim Mã (Ba Đình – Hà Nội) bạo hành tàn độc với bà Phạm Thị Phương trú tại thôn Kim Giang, xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Bà Phương đi làm ô sin bị đánh đập nhiều ngày và bị bỏng 18%
Bà Phương đi làm ô sin bị đánh đập nhiều ngày và bị bỏng 18%

XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHẠM THỊ PHƯƠNG


Hành vi tra tấn tàn ác, thường xuyên đánh đập, bắt ăn ớt, ăn phân, mùa đông ép cởi trần truồng bật quạt hết số, nhất là xối nước nóng lên người ôsin  gây thương tích bỏng 18% cho nạn nhân, khiến mọi người không khỏi đau lòng, xót xa mà bà chủ Trần Thị Tuyết Minh đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và đang bị cơ quan công an tạm giữ 3 tháng để tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, xung quanh câu chuyện của những người đi làm giúp việc (thường gọi là ôsin) cho các gia đình, thì ở chính ngay tại quê bà Phương đang sinh sống cũng có rất nhiều người  đang đi làm nghề này. Đặc biệt, qua sự việc xảy ra với bà Phương, những người đi làm giúp việc mới thực sự vỡ lẽ mình đang đi làm cái “nghề nguy hiểm” - nghề ô sin. Để rõ hơn về nghề ôsin ở làng quê này, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã trở lại đây ghi nhận.
Ông Bùi Quang Tập, cán bộ Văn phòng xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa cho biết, cũng vì do điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào làm nông nghiệp nên nhiều phụ nữ trong xã đã đi ở, giúp việc cho các nhà chủ trên Hà Nội để có thêm thu nhập. Những người này có độ tuổi từ 40-50 tuổi. Toàn xã không rõ có bao nhiêu người, nhưng theo ông biết thì có khoảng vài chục người đang đi làm giúp việc ở khắp nơi.
“Chúng tôi không nắm rõ số chị, em đi là giúp việc (ôsin) vì phần đa họ đi theo giới thiệu qua miệng, tự đi và không khai báo với ủy ban xã. Để có con số cụ thể những chị em phụ nữ đi làm ôsin, chúng tôi cũng phải rà soát lại. Sự việc xảy ra với bà Phương là trường hợp đầu tiên trong xã từ trước đến nay. Nhân dân ở đây rất phẫn nộ trước hành vi của bà Minh gây ra cho bà Phương” – ông Tập nói.

Bà Phương đi làm ô sin cũng qua giới thiệu của những người đi trước
Bà Phương đi làm ô sin cũng qua giới thiệu của những người đi trước

XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHẠM THỊ PHƯƠNG


“Tôi cũng đi làm ôsin được hơn hai năm nhưng nhà chủ đối xử rất tốt, hàng tháng vẫn trả tiền công đầy đủ. Ngày lễ, Tết hay có việc gia đình chủ nhà vẫn cho về và còn cho tiền tàu xe nữa. Giờ có cháu ngoại rồi nên ở nhà trông cháu, không đi làm nữa. Nhưng sự việc của chị Phương chúng tôi không thể tin được và rất bất bình về hành động tàn ác của bà Minh gây ra” - chị Phạm Thị Thủy, thôn Kim Giang - Đại Cường, từng làm giúp việc cho mọt gia đình ở phố Tây Sơn - Đống Đa – Hà Nội cho hay.
Theo chị Thủy, những người trong xã đi làm giúp việc khoảng 3 năm trước phải cũng phải đến 50 người, nhưng giờ đã về nhà hơn một nửa. Phần đa những người này cũng được chủ nhà đối xử tử tế. Họ chủ yếu người trước đi giới thiệu cho người sau. Ngay cả bà Phương đi làm giúp việc cho nhà người ta cũng thông qua những người phụ nữ khác trong làng giới thiệu với chủ nhà. Nhưng cũng có trường hợp nhà chủ giữ tiền công, không trả tiền công như chị Giỏi ở thôn Kim Giang, chị Hoan thôn Đông Xoài (Đại Cường) từ đó cũng không đi ôsin nữa.

Hội Phụ nữ xã mong cơ quan chức năng sớm điều tra làm rõ vụ án.

Quan điểm về sự việc của bà Phương, chị Bùi Thị Thuyết Chi Hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Kim Giang bày tỏ thái độ căm phẫn và đề nghị pháp luật xử lý nghiêm minh đối với hành vi của bà Trần Thị Tuyết Minh.
Đồng quan điểm với trên, chị Nguyễn Thị Kiều Liên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đại Cường cho biết, từ hôm xảy ra sự việc, người dân trong xã chủ yếu là chị em phụ nữ đứng chật các quán internet để theo dõi thông tin. Có người con khóc nức lên khi nhìn thấy hình ảnh các vết thương trên người bà Phương.
“Chúng tôi kịch liệt phản đối hành vi của bà Trần Thị Tuyết Minh gây ra cho bà Phương là người giúp việc nhà mình. Tất chị em phụ nữ trong xã không ai cầm được nước mắt khi nhìn những bức ảnh mà gia đình cho xem. Dã man quá!” - chị Liên mắt dưng dưng.


XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHẠM THỊ PHƯƠNG


Chị Nguyễn Thị Kiều Liên, Chủ tịch Hội LH Phụ nữ Đại Cường đề nghị xử lý nghiêm minh vụ việc
Chị Nguyễn Thị Kiều Liên, Chủ tịch Hội LH Phụ nữ Đại Cường đề nghị xử lý nghiêm minh vụ việc

“Nếu tôi là chủ nhà mà người giúp việc không đáp ứng được công việc có thể bớt một chút tiên công hoặc cho họ nghỉ chứ sao phải hành hạ con người ta đến nông nỗi ấy. Nên tôi vẫn nói với chị em đi giúp việc cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức về công việc mình làm và khi trường hợp xấu thì cũng biết tự giải thoát cho mình, tránh tình trạng đáng tiếc như trường hợp của bà Phương. Chủ nhà thuê người mất tiền thật nhưng cũng không nên đối xử như thế” - chị Liên trả lời câu hỏi của PV: Nếu chị là chủ nhà?.
Cũng theo ý kiến đề nghị của Hội phụ nữ xã Đại Cường sớm đưa vụ việc này ra trước pháp luật để giáo dục răn đe, ngăn chặn những người khác có ý định tương tự.

XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHẠM THỊ PHƯƠNG


Báo GDVN sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này đến vụ việc...

Thông tin hấp dẫn:

Cô gái bị xăm rết

Quan chức chơi cờ tiền tỷ

Những con đường đầy bao cao su

Bạo hành dã man ở Vĩnh Phúc

Bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện Phụ sản TƯ

Lạc vào thế giới đêm Hà Thành

Điều kỳ diệu về cụ rùa Hồ Gươm

Những câu chuyện ở Trường bắn

Chọc gậy bánh xe

Bộ trưởng Đinh La Thăng

Tra tấn ôsin dã man


Nguyễn Sơn