Sau vụ án Lê Văn Luyện - nỗi đau còn đến bao giờ?

17/01/2012 14:06
Theo CAND
Sau hơn 4 tháng bị tạm giam, ngày 10/1/2012, Lê Văn Luyện đã ra hầu tòa, một phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Bởi từ vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, có quá nhiều vấn đề đặt ra với những người làm công tác lập pháp, những người thực thi pháp luật và những người làm công tác giáo dục…

1- Một ngày trước phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện, tôi trở lại phố Sàn (xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang). Hơn 4 tháng kể từ vụ thảm sát, tiệm vàng Ngọc Bích vẫn để nguyên biển hiệu. Dấu tích còn lại của tiệm vàng Ngọc Bích ngoài những tấm biển treo bên ngoài là hai dãy tủ bày hàng đặt ở tầng 1.

Thấy chúng tôi chụp ảnh ngôi nhà, chị Lê Thị Nhạn ở phố Sàn bức xúc: "Cả dãy phố chúng tôi đợi từng ngày để được chứng kiến kẻ sát nhân phải đền tội. Tội ác của nó quá dã man. Ngày mai tôi sẽ đóng cửa hàng để đi dự tòa".

Lê Văn Luyện và người thân trước vành móng ngựa.
Lê Văn Luyện và người thân trước vành móng ngựa.

PHÁT HOẢNG VỚI NHỮNG BỨC ẢNH PHẢN CẢM VỀ LÊ VĂN LUYỆN

Ngôi nhà này giờ bỏ không, chỉ có chị Vũ Thị Mến, chị dâu anh Trịnh Thành Ngọc, hàng ngày qua đèn hương cho đỡ lạnh lẽo. Tôi đến đúng lúc chị Mến qua thắp hương nên cửa mở.

Nghe tôi nói lý do đến đường đột, chị Mến mời về bên nhà chị ở cùng phố nhưng cách đó hơn chục số nhà cho tiện nói chuyện, bởi từ hôm xảy ra chuyện tới giờ, nhiều người đi qua đây thấy nhà này mở cửa đều xin vào thắp hương cho vợ chồng anh Ngọc chị Chín nên nếu mở cửa là phải tiếp khách suốt.

Bốn tháng kể từ ngày con trai, con dâu và cháu nội chết tức tưởi dưới lưỡi dao của kẻ sát nhân, bà Trần Thị Vọng vẫn chưa qua cơn suy sụp. Năm nay bước sang tuổi 74, đã thế bà bị căn bệnh khớp hành hạ nên những ngày rét càng thêm đau đớn, đi lại khó khăn nên cả ngày bà chỉ ngồi một chỗ. Từ ngày vợ chồng anh Ngọc mất, ông nhà ở lại ngôi nhà trong làng, còn bà thì ở ngoài phố với vợ chồng chị Mến ở phố Sàn để thỉnh thoảng còn sang thắp hương cho con trai, con dâu. 

Ông bà sinh được 8 người con, nhưng ông Trời cứ bắt phải chịu cảnh "lá vàng ngồi khóc lá xanh". Năm 1979, anh con trai cả đi bộ đội rồi mất ở Campuchia; năm 1999, anh con trai thứ hai lại mất vì tai nạn ôtô. Nhưng đau đớn nhất là cái chết của vợ chồng anh Ngọc, chị Chín và cháu Thảo. Nghe nhắc tới con cháu, gương mặt già nua của bà càng thêm đau đớn. Bà nói rằng suốt 4 tháng qua, chẳng đêm nào bà ngủ được một giấc trọn vẹn bởi cứ nhắm mắt lại là thấy hình ảnh con trai, con dâu và đứa cháu gái mới 18 tháng lại hiện về. 

"Vợ chồng nó đều là con út nên được cả hai gia đình vun vén. Năm 2008, sau 8 năm đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, chúng nó mới về, đến năm 2010 thì nó mở tiệm vàng. Khi chúng nó nói mở tiệm vàng, tôi cũng đã can vì xem tivi thấy làm cái nghề ấy nguy hiểm, dễ bị trộm cướp lắm nhưng nó lại bảo mẹ không phải lo. Tôi biết ngày mai tòa xử nhưng tôi không dám đến vì đến nhìn thấy cái đứa đã giết chết con cháu mình, chắc tôi không chịu nổi". Nói được vài câu, bà lại ôm mặt khóc, tiếng khóc của người không còn sức lực, không còn cả nước mắt nữa nghe mà thấy đắng lòng.

Trong số 4 nạn nhân của vụ thảm sát, chỉ còn cháu Trịnh Ngọc Bích sống sót dù bị chém đứt rời bàn tay phải. Chị Mến kể rằng sau khi cháu ra viện, với hy vọng thay đổi môi trường sống sẽ giúp cháu ổn định tâm lý nên một người chị ruột của mẹ cháu đang ở một tỉnh phía Nam đã ra đón cháu vào chăm sóc. Theo kết quả giám định thì bé Bích bị thương tật tới 74,6%. Chị Mến cho biết, bé Bích bây giờ vẫn chưa bình phục hoàn toàn, bàn tay phải bị chém đứt lìa dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt - Đức nối lại nhưng vẫn rất yếu, chưa làm được gì, bé Bích phải tập viết bằng tay trái và thường xuyên phải có hai người chăm sóc và đặc biệt là cháu bé mắc hội chứng sợ cầm điện thoại. "Tôi gọi điện vào hỏi thăm, hỏi con  có muốn về quê không nó bảo nó vẫn sợ lắm, không muốn về" - chị Mến kể.   

Trong câu chuyện với tôi, anh Trịnh Quốc Sinh, anh trai anh Ngọc, người được gia đình ủy quyền là người đại diện hợp pháp tại tòa của phía bị hại, bảo rằng suốt mấy tháng qua, anh cùng với các em đã phải động viên rất nhiều ông bà mới phần nào nguôi ngoai, vì vậy anh cũng không dám để mẹ ra tòa, vì sợ cụ đến đó, nghe Luyện khai sẽ bị sốc nặng thì rất nguy hiểm.

Quả thực cái điều lo lắng của anh Sinh không phải không có lý bởi tại tòa, tất cả những người có mặt đều không khỏi rùng mình khi nghe vị đại diện Viện Kiểm sát đọc cáo trạng về quá trình giết người của Lê Văn Luyện. Hôm trước, khi đưa chúng tôi vào khu vực giam giữ để gặp Luyện, một cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an tỉnh Bắc Giang cũng nói rằng trong hơn nửa quãng đời làm án điều tra, ông chưa từng gặp trường hợp nào còn trẻ tuổi mà gây án thảm sát kinh hoàng như Lê Văn Luyện.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, 6 giờ sáng ngày 24/8/2011, anh Trịnh Thành Ngọc ngủ dậy bê chậu quần áo đi lên sân phơi tầng 3. Khi thấy anh Ngọc đi lên tầng 3, Luyện cài dao phớ sau thắt lưng, cầm dao nhọn ở tay phải rồi đi ra nấp ở sau cánh cửa phòng vệ sinh tầng 3. Anh Ngọc quay ra đi về phía phòng ngủ tầng 3 thì Luyện lén đi theo và nấp ở sau cửa. Khi anh Ngọc đi ra, Luyện cầm con dao nhọn đâm một nhát vào ngực trái sau đó đâm liên tiếp vào ngực và tay anh Ngọc.

Anh Ngọc hô cướp rồi giằng co với Luyện. Lúc này chị Chín nghe chồng hô cướp nên chạy từ tầng 2 lên tầng 3 và hô cướp rồi xông vào ôm giữ, vật lộn với Luyện. Trong lúc giằng co thì chị Chín và Luyện đều bị ngã xuống nền nhà làm Luyện rơi dao phớ. Anh Ngọc giằng co con dao nhọn với Luyện làm anh Ngọc và Luyện đều bị thương ở tay. Sau khi giằng được dao, anh Ngọc cầm dao đâm về phía Luyện nhưng do đã bị thương và sức yếu nên đâm không trúng Luyện.

Khi anh Ngọc giơ dao định đâm tiếp thì bị Luyện dùng chân đạp làm anh Ngọc ngã ra sàn nhà. Lúc này, chị Chín tiếp tục vật lộn rồi ngồi đè lên Luyện và dùng hai tay bóp cổ. Luyện dùng hai ngón tay cái bấm vào mắt chị Chín và đẩy chị Chín ngã ra nền nhà rồi dùng dao chém chị Chín đến chết.

Sau khi giết chị Chín, Luyện cầm dao phớ đi ra cầu thang, thấy anh Ngọc đang ngồi gục đầu ở cầu thang tầng 3, Luyện đã dùng con dao phớ chém mạnh một nhát vào vùng gáy anh Ngọc làm con dao bị rơi xuống bậc cầu thang tầng 2.

Luyện nhặt dao xuống phòng ngủ tầng 2 thấy cháu Bích ở trong phòng ngủ đang cầm điện thoại cố định gọi, Luyện chạy vào dùng dao phớ chém một nhát làm đứt bàn tay phải cháu Bích. Khi cháu Bích ngã ngửa xuống sàn nhà thì Luyện cầm dao phớ chém vào mặt cháu Bích. Nghĩ là cháu Bích đã chết, Luyện cầm dao đi ra ngoài.

Khi ra đến cửa phòng ngủ thì nghe thấy tiếng cháu Thảo nằm trên giường khóc nên Luyện quay lại dỗ rồi quay ra. Luyện đi ra nhưng đến cửa phòng thì lại nghe cháu Thảo khóc. Luyện quay vào thấy cháu Thảo ngồi dậy khóc to, nên ra tay sát hại luôn.

Sau khi giết người, Luyện còn bình tĩnh rửa chân tay, tự băng vết thương, lấy điện thoại, lấy vàng rồi mới bỏ đi…

Lực lượng bảo vệ khá vất vả để bảo vệ phiên tòa.
Lực lượng bảo vệ khá vất vả để bảo vệ phiên tòa.

PHÁT HOẢNG VỚI NHỮNG BỨC ẢNH PHẢN CẢM VỀ LÊ VĂN LUYỆN

Anh Sinh nói rằng, điều khiến anh và tất cả họ hàng hai bên của anh Ngọc, chị Chín bức xúc là trong khi hành vi giết người của Lê Văn Luyện là rất tàn bạo nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành thì Lê Văn Luyện cũng chỉ bị xử kịch khung là 18 năm tù nên "chúng tôi chỉ mong Nhà nước sửa luật".

Vì vậy mà sáng 10/1, mặc dù thời tiết rất rét nhưng con phố Hoàng Văn Thụ, nơi có trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã đông nghịt người. Rất nhiều người là thân nhân của gia đình nạn nhân trong vụ thảm sát tiệm vàng có mặt tại đây đều đeo khăn tang. Nhiều người cầm trên tay di ảnh của 3 nạn nhân cùng biểu ngữ đề nghị tử hình Lê Văn Luyện. Khi thấy Lê Văn Luyện được chở đến tòa trên chiếc xe đặc chủng, rất nhiều người đã la ó, thậm chí có người không giữ nổi bình tĩnh đã lao vào đòi "xử tử Luyện" và các bị cáo là người nhà của y khiến lực lượng bảo vệ khá vất vả trong việc giữ an ninh.

Không chỉ riêng anh Sinh và người thân của nạn nhân bức xúc về khung hình phạt này, hôm ngồi nói chuyện với chúng tôi về quá trình điều tra vụ án, Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, nói rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội rất man rợ tới mức đã mấy chục năm làm công an, đối mặt với đủ loại tội phạm hình sự nhưng ông cũng chưa bao giờ gặp vụ nào tương tự. Điều khiến Đại tá Dư băn khoăn là từ vụ án này, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu thay đổi để có khung hình phạt tương xứng đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2- Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, anh Trịnh Quốc Sinh và anh Đinh Văn Hương là người được gia đình ủy quyền đại diện hợp pháp cho người bị hại yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1.683.500.000 đồng. Số tiền này để chi cho các chi phí: Chi phí cho việc cấp cứu, điều trị, phục hồi sức khỏe cho cháu Bích là 663 triệu đồng; chi phí mai táng: 272,5 triệu đồng; tiền cấp dưỡng cháu Bích đến khi đủ 18 tuổi là 648 triệu đồng; tiền tổn thất tinh thần là 100 triệu đồng.

Nhưng có lẽ dù tòa có tuyên bồi thường trách nhiệm dân sự cũng rất khó để thi hành án. Bởi cảnh gia đình của Lê Văn Luyện bây giờ cũng rất bi đát. Ngoài bố con Luyện đang bị giam giữ tại Trại tạm giam Bắc Giang, thì mẹ và 2 em nhỏ mấy tháng nay đã không còn xuất hiện tại địa phương. Hàng xóm của gia đình Lê Văn Luyện cho biết từ khi vụ án xảy ra, chưa lần nào nhìn thấy mẹ và các em của Luyện, bởi em trai của Luyện phải bỏ học giữa chừng vì đi học bị các bạn kỳ thị. Nhà Luyện khóa kín cửa, mọi ngõ ngách vào nhà đều được rào chắn cẩn thận như lâu lắm không ai bước vào. Bụi bặm và lá khô đầy trước cổng.

Trước hôm phiên tòa diễn ra, chúng tôi đã tìm đến ngôi nhà dột nát, nghèo xác xơ ở xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang của ông Lê Văn Ngà, ông nội Lê Văn Luyện. Ông Ngà ngậm ngùi nói rằng, tuổi già chỉ có con cháu là nguồn vui duy nhất, nhưng vì Luyện mà cả gia đình bị hại lẫn ông đều đang mất con mất cháu, nên ông vô cùng đau đớn, xót xa.

3- Có một câu hỏi luôn được những người quan tâm đặt ra kể từ khi xảy ra vụ án này là vì sao một kẻ chưa từng có tiền án tiền sự như Lê Văn Luyện lại có thể lạnh lùng ra tay tàn độc như vậy? Nhiều nhà giáo dục, nghiên cứu về tội phạm học đã mổ xẻ nguyên nhân.

Nhìn vào cách giáo dục của gia đình Luyện thì rõ ràng bố mẹ Luyện đã góp phần đẩy con vào tội lỗi. Thông thường, người làm cha mẹ, nghe nói con ăn cắp của ai thôi, cũng đã rụng rời chân tay. Nhưng với bố Luyện, biết con cướp của giết người mà còn chôn giấu vàng giúp con. Kết quả là giờ đây, cả hai bố con Luyện đã phải đứng trước vành móng ngựa


PHÁT HOẢNG VỚI NHỮNG BỨC ẢNH PHẢN CẢM VỀ LÊ VĂN LUYỆN

Theo CAND