Thân già hơn 30 năm lặn lội mưu sinh dưới chân cầu Long Biên

07/05/2012 13:30
Hạ Phong/ VnExpress
“Ngày mưa gió không ai đi thì mình đi. Những cái bì ướt, bẩn không ai nhặt thì mình nhặt, giặt, phơi rồi gom lại bán…”, bà cụ Nguyễn Thị Phải giũ mạnh mấy cái bao tải rách bới từ đống rác bẩn trong chợ Long Biên, tâm sự.
Bà Phải sống một mình ở cái xóm trọ nghèo dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội) đã hơn 30 năm. Bà nhặt những cái bì rách, bẩn bán kiếm sống qua ngày. Mỗi cân bì, túi ấy chỉ bán được nghìn rưởi bạc, nhưng bà quyết không ăn xin. Bà bảo: "Còn chưa liệt, bà còn làm việc, khi nào không làm được nữa, bà sẽ trở về quê, với các cụ".
Bà Phải sống một mình ở cái xóm trọ nghèo dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội) đã hơn 30 năm. Bà nhặt những cái bì rách, bẩn bán kiếm sống qua ngày. Mỗi cân bì, túi ấy chỉ bán được nghìn rưởi bạc, nhưng bà quyết không ăn xin. Bà bảo: "Còn chưa liệt, bà còn làm việc, khi nào không làm được nữa, bà sẽ trở về quê, với các cụ".
Nhà bà Hiền ở Văn Điển. Bà có hai con nhưng cả hai đều nghèo. Hơn 40 năm qua, bà lang thang ở Hà Nội, hết cắm lều trên đê sông Hồng rồi lại ngủ trong nhà chờ xe buýt. Từ năm 1995, Ban quản lý cầu Long Biên thương bà neo đơn cho bà ở trong hốc gầm cầu này.
Nhà bà Hiền ở Văn Điển. Bà có hai con nhưng cả hai đều nghèo. Hơn 40 năm qua, bà lang thang ở Hà Nội, hết cắm lều trên đê sông Hồng rồi lại ngủ trong nhà chờ xe buýt. Từ năm 1995, Ban quản lý cầu Long Biên thương bà neo đơn cho bà ở trong hốc gầm cầu này.
Bà Hiền năm nay đã 79 tuổi. Bà sống bằng nghề bán nước ngay dưới chân cầu. Ở đây, khách chủ yếu là người đến thu mua đồng nát, đi xe ôm. Họ ra uống nước cho bà đắt hàng.
Bà Hiền năm nay đã 79 tuổi. Bà sống bằng nghề bán nước ngay dưới chân cầu. Ở đây, khách chủ yếu là người đến thu mua đồng nát, đi xe ôm. Họ ra uống nước cho bà đắt hàng.
Ai cũng thương bà. Những lúc có việc phải chạy qua chạy lại đun ấm nước, lấy gói kẹo, mọi người đều để mắt trông hàng cho bà.
Ai cũng thương bà. Những lúc có việc phải chạy qua chạy lại đun ấm nước, lấy gói kẹo, mọi người đều để mắt trông hàng cho bà.
23h, chợ đêm phố cổ, cụ Thoa vẫn đứng bán mấy hộp kẹo cao su. Người mua trả tiền nhưng chẳng ai nỡ lấy hàng của cụ. Cụ Thoa quê ở Thanh Hóa, đã 85 tuổi nhưng ngày nào cũng vậy, cụ thất thểu ở đây kiếm vài đồng sống cho qua tuổi già.
23h, chợ đêm phố cổ, cụ Thoa vẫn đứng bán mấy hộp kẹo cao su. Người mua trả tiền nhưng chẳng ai nỡ lấy hàng của cụ. Cụ Thoa quê ở Thanh Hóa, đã 85 tuổi nhưng ngày nào cũng vậy, cụ thất thểu ở đây kiếm vài đồng sống cho qua tuổi già.
Ở một góc phố Bảo Khánh (quận Hoàn Kiếm), hàng bánh khúc của cụ bà gần 90 tuổi đã thành quen thuộc với nhiều người hàng chục năm qua.
Ở một góc phố Bảo Khánh (quận Hoàn Kiếm), hàng bánh khúc của cụ bà gần 90 tuổi đã thành quen thuộc với nhiều người hàng chục năm qua.
Ở một góc khác của Hà Nội, bên chiếc ghế đá ven hồ Hoàn Kiếm, một cụ bà ngồi bệt ngay vỉa hè, bán vài chai nước, vài gói kẹo mỗi buổi chiều chỉ để kiếm vài đồng bạc lo cho ngày hai bữa cơm tằn tiện.
Ở một góc khác của Hà Nội, bên chiếc ghế đá ven hồ Hoàn Kiếm, một cụ bà ngồi bệt ngay vỉa hè, bán vài chai nước, vài gói kẹo mỗi buổi chiều chỉ để kiếm vài đồng bạc lo cho ngày hai bữa cơm tằn tiện.
Không nhà cửa, cũng chẳng nhớ quê quán ở đâu, đã 45 năm, cụ Liên lang thang khắp nơi. Ai thương thì cho cụ vài đồng. Ngày chầu trực trên phố, đêm đến, cụ về phố Hàng Chiếu, ngủ ngay trên vỉa hè, trước cửa nhà người ta. Ở những góc khuất của Hà Nội như thế này, vẫn còn nhiều nỗi vất vả của những cuộc mưu sinh cuối đời.
Không nhà cửa, cũng chẳng nhớ quê quán ở đâu, đã 45 năm, cụ Liên lang thang khắp nơi. Ai thương thì cho cụ vài đồng. Ngày chầu trực trên phố, đêm đến, cụ về phố Hàng Chiếu, ngủ ngay trên vỉa hè, trước cửa nhà người ta. Ở những góc khuất của Hà Nội như thế này, vẫn còn nhiều nỗi vất vả của những cuộc mưu sinh cuối đời.

Hạ Phong/ VnExpress