Truyền thuyết bi thương và lãng mạn ngày Valentine

13/02/2013 09:45
Thế Long (st)
(GDVN) - Socola ngọt ngào và hoa hồng đang ngập tràn khắp mọi nơi, ngày Lễ tình nhân đang đến, nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn chỉ là truyền thuyết kể lại.


V
ị thánh có tên Valentine bị chặt đầu vào ngày 14-2. 

Có truyền thuyết cho rằng, Valentine là một vị linh mục tại Roma khoảng thế kỷ thứ 3.

Lúc ấy, Hoàng Đế Claudius II ra đạo luật cấm các thanh niên không được cưới vợ vì cho rằng các thanh niên độc thân phục vụ quân ngũ tốt hơn các người đã lập gia đình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã nhưng linh mục Valentine cho rằng điều đó bất công, ông cùng thánh Marius bất chấp đạo luật trên và vẫn cử hành hôn lễ cho các thanh niên nam nữ một cách bí mật.

Vì hành động nhân ái này mà Thánh Valentine đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn xử Thánh Valentine bị đánh bằng gậy đến chết, sau đó bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 TCN

Vào thời gian này cũng đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thành La Mã, lễ hội Lupercalia để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Thời Roma xưa, tháng Hai chính thức là tháng khởi đầu của Mùa Xuân và được coi là lúc “thanh tẩy”. Nhà cửa được thanh tẩy theo lễ nghi bằng cách quét dọn sạch sẽ rồi được rắc muối và một loại lúa mì đặc biệt khắp bên trong. Lễ Lupercalia, bắt đầu vào giữa tháng Hai, tức ngày 15, là ngày lễ cầu màu mỡ, dâng kính Faunus, thần nghề nông của người Roma, và dâng kính hai ông tổ của thành này tức Romulus và Remus.

Socola trở thành món quà độc đáo trong ngày Tình nhân
Socola trở thành món quà độc đáo trong ngày Tình nhân

Để bắt đầu ngày lễ hội, thành viên của Luperci, một giai cấp tư tế của Roma, tụ tập tại chiếc hang thánh nơi người ta tin rằng hai trẻ Romulus và Remus, ông tổ của Roma, đã được một chó sói cái, tức lupa, nuôi dưỡng. Sau đó, người xưa lễ tế bằng một con dê để cầu màu mỡ và một con chó để cầu thanh tẩy. 

Cùng ngày đó, mọi thiếu nữ Roma còn có lệ đặt tên mình trong một chiếc bình lớn. Các chàng trai độc thân của kinh thành mỗi người sẽ bốc tên một thiếu nữ nào đó, trúng tên ai, hai người sẽ cặp đôi. Nhiều cặp sau đó đã cưới nhau. Khoảng năm 498, Giáo Hoàng Gelasius tuyên bố ngày 14 tháng Hai là ngày lễ Thánh Valentine. Từ đây các thanh niên yêu nhau thường chọn cho mình vị thánh bảo hộ đó là thánh Valentine

Theo một truyền thuyết khác thì, khi bị giam tù ác nghiệt tại Roma, Valentine đem lòng yêu thương một cô gái, rất có thể là con gái viên cai ngục. Cô gái vào tù thăm ông luôn. Trước khi bị hành hình, ông gửi cho cô gái một bức thư vỏn vẹn được ký bởi “Valentine của em”, vì thế ngày nay các bạn trẻ gọi là “thiệp Valentine” và thường tặng nhau vào ngày 14-2, vì câu truyện này  nhấn mạnh tới hình ảnh một con người thiện cảm, anh hùng và quan trọng nhất là lãng mạn.
Thiệp Valentine xuất hiện…
Bắt nguồn từ Anh và Pháp, người dân trong thời kỳ Trung Cổ tin rằng ngày 14 tháng Hai cũng là ngày bắt đầu mùa trống mái của chim chóc. Điều này càng làm tăng ý niệm coi ngày Valentine 14 tháng Hai, là ngày của tình yêu lãng mạn.

Bài thơ Valentine xưa nhất còn đến bây giờ là bài thơ của quận công Charles của Orleans viết gửi phu nhân khi ông bị giam tại Tháp London sau Trận Agincourt. Bức thư này, viết năm 1415, trở thành một phần của bộ thủ bản trong British Library tại London. Người ta cho rằng ít năm sau, Vua Henry V đã thuê một nhà văn tên John Lydgate viết một thư tình kiểu tấm thiệp Valentine gửi cho Catherine thành Valois.

Thiệp Valentine, nơi gửi những thông điệp tình yêu
Thiệp Valentine, nơi gửi những thông điệp tình yêu


Tại Anh, ngày Valentine và tặng quà trở lên quen thuộc vào khoảng thế kỷ 17. Đến giữa thế kỷ 18, bạn thân và những người yêu nhau đã có thói quen trao đổi nhiều biểu hiệu yêu đương cũng như những thư ngắn tâm tình. Cuối thế kỷ đó, các thiệp in sẵn đã thay thế cho các thư viết tay nhờ tiến bộ của kỹ thuật in. Các tấm thiệp in sẵn này là phương thế dễ dàng để người ta biểu lộ xúc cảm vào thời việc trực tiếp nói ra các xúc cảm bản thân ấy không được khích lệ.

Người Mỹ bắt đầu trao đổi lời chúc Valentine viết tay có lẽ vào đầu thập niên 1700. Đến thập niên 1800, Esther A. Howland bắt đầu cho sản xuất và bày bán hàng loạt các thiệp Valentine tại Hoa Kỳ.

Còn tại Việt Nam, không chính xác từ khi nào nhưng khoảng từ đầu thế kỷ XX, du nhập vào đời sống, văn hóa Việt Nam bắt đầu được cải thiện, các thanh niên cũng bắt đầu dành tặng cho nhau những bông hoa hồng tuyệt đẹp, những thỏi socola độc đáo, tất nhiên một tấm thiệp Valentine không thể thiếu nhân ngày 14-2 và cũng coi đây là ngày lễ Tình nhân.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Thế Long (st)