Vạch mặt: Ăn mày giả khoèo vùng dậy chạy khi bị tuần tra phát hiện

20/02/2012 05:30
Hải Sơn - Cao Tuân
(GDVN) - Giả khoèo, thương tật khóc thảm, nhưng khi được "đồng bọn" báo có lực lượng kiểm tra qua, tức khắc "đội quân" ăn mày nhanh như cắt vùng dậy chạy...
Theo chân “đội quân” ăn mày đến lễ hội…
Những năm gần đây, với những chính sách và các biện pháp ngăn chặn người đi ăn mày nằm vạ vật nơi lễ hội, đền, chùa… của các cấp chính quyền địa phương đã được thực hiện nghiêm túc nên hoạt động của các đối tượng này cũng hạn chế đi nhiều. Tuy nhiên, hiện nay ở không ít các lễ hội, đền, chùa lại đang là “điểm đến” của “đội quân” ăn mày và nó đang làm xấu đi hình ảnh, nét văn hóa truyền thống của lễ hội, chốn linh thiêng nơi cửa Phật.

ẢNH: CẬN CẢNH "BẢO KÊ" VÀ "ĂN MÀY GIẢ" QUA MẶT MỌI NGƯỜI

XEM VIDEO ĐỘI QUAN "ĂN MÀY GIẢ" LỪA GẠT MỌI NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO

XEM VIDEO PHÓNG VIÊN BÁO GDVN GIẢ ĂN MÀY XIN TIỀN CÙNG "CÁI BANG"
Cũng phải nói, những người đi ăn mày đó thường nảy sinh và hành động thành “nghề” mang tính tự phát, bởi từ ở con đường bần cùng mới dẫn đến việc người ta đi ăn mày để sống qua ngày. Chính điều ấy mà người đi ăn mày, người có gia cảnh bần hàn đã được hạn chế và ít xuất hiện hơn ở các lễ hội hiện nay.

Nằm giữa dòng người qua lại, khóc thảm để xin
Nằm giữa dòng người qua lại, khóc thảm để xin

Nhưng thay vào đó là hoạt động của “đội quân” ăn mày chuyên nghiệp, có tổ chức “bảo kê” giăng kín khuôn viên lễ hội để cảnh giác. Những người ăn mày này đi xin xỏ, đeo bám khách luôn “mang” theo những “bài diễn” xin tiền khiến mọi người đều phải động lòng khi bắt gặp...
Để tìm hiểu về hoạt động của những người hành “nghề” ăn mày, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã đến các lễ hội và theo chân “đội quân” ăn mày xem cách thức xin tiền, đeo bám của đám "cái bang chuyên nghiệp" như thế nào? PV ghi nhận về hoạt động ăn mày tại lễ hội Lim, (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), vừa mới diễn ra cách đây không lâu (ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, tức ngày 4/2/2012).
Từ hướng cổng chính vào đồi Lim (Trung tâm lễ hội Lim) rẽ sang phải khoảng 100m, PV chứng kiến “đội quân” ăn mày mang trên người bộ quần áo vá rách tả tơi, tóc buông xõa phủ lên mặt, nằm vật trên đường - nơi dòng người ùn ùn ra vào khuôn viên lễ hội.
Nằm bò lê giữa đường, 3 người phụ nữ khoác trên mình những tấm áo rách tả tơi, người thì khoe ra những khuyến khuyến trên cơ thể, người thì gào xin thảm thiết, đeo bám trước hàng nghìn du khách thập phương. Phía góc xa theo tầm mắt quan sát của PV, một người phụ nữ khác bế một cháu bé tiến lại gần phía 3 người phụ nữ nằm giữa đường - (đây chính là nhân vật "bảo kê", có nhiệm vụ canh gác để những phụ nữ kia hành nghề - PV).
Ngay lập tức người phụ nữ này ngồi bệt xuống đường, rồi nhanh chóng xếp thành hàng cùng với 3 người phụ nữ ngồi trước và tiếp tục chìa nón xin xỏ. Họ cất lên “bài” khóc thảm thương kể khổ, họ xin và đeo bám khách thập phương hòng tìm kiếm sự thương hại… tiếp tục tỉnh queo gào khóc không ngớt: “Cô gì chú bác ơi, kiếp nghèo thật tội nghiệp cô, bà, chú, dì ơi... Tôi nghiệp thua chị kém em, tật nguyền khổ sở lạy bà cô chú bác ơi....”.

Không ngớt than khóc, kể khổ
Không ngớt than khóc, kể khổ

Mọi người trông thấy cảnh tượng ấy cũng mủi lòng “bố thí” cho “đội quân” ăn mày này một vài đồng tiền lẻ coi như giúp người nghèo khổ. Và, những người khác đi qua nhìn thấy người trước cho tiền cũng thả xuống, rút hầu bao thả những đồng tiền xuống những chiếc xô, thùng nhựa đầy dần trong giây lát…

Vạch mặt “đội quân” ăn mày giả…

Ở một góc khác, một người đàn ông mặc “áo tơi” bế theo một cháu bé lê lết trên đường, tay dâng dâng chiếc xô để xin tiền người qua lại. Người đi qua, người tiến gần lấy trong túi cho người này vài đồng tiền lẻ. Bất ngờ vào trong tầm mắt của PV, một người phụ nữ ăn mặc lịch sự, đầu đội mũ lưỡi trai hồng quay ngược ra phía sau giả làm khách đi trẩy hội dừng lại rút ví quẳng vào xô cho “hai bố con” người ăn mày tội nghiệp.
Ít giây sau, người phụ nữ này tiếp tục thả những đồng tiền vào xô để “câu” những đồng tiền khác của mọi người, rồi dúi tay vào đầu người đàn ông ra hiệu tích cực xin xin, xỏ xỏ người đi lại…

ẢNH: CẬN CẢNH "BẢO KÊ" VÀ "ĂN MÀY GIẢ" QUA MẶT MỌI NGƯỜI

XEM VIDEO ĐỘI QUAN "ĂN MÀY GIẢ" LỪA GẠT MỌI NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO

XEM VIDEO PHÓNG VIÊN BÁO GDVN GIẢ ĂN MÀY XIN TIỀN CÙNG "CÁI BANG"
Nhiều người đã rút hầu bao ra cho ăn mày
Nhiều người đã rút hầu bao ra cho ăn mày

Ở một góc khác, một phụ nữ tóc xõa nằm lăn lê ra đường ra sức than thở, khóc khổ để xin tiền của mọi người. Khi thấy PV ghi hình, người phụ nữ vùng dậy chạy ra chỗ đồng bọn để không bị lọt vào ống kính. Quan sát nhanh, khoảng 5 “đồng minh” khác đang trực chờ tại một điểm tập kết gần đó cất đi những chiến lợi phẩm vào kiếm được.
Khoảng 2 phút sau lực lượng an ninh tuần tra qua kiếm tra thì đã không còn ai nằm trên đường xin xỏ nữa. 10 phút PV giả bỏ đi để tìm vị trí quan sát khác thì hoạt động của “đội quân” ăn mày tiếp tục trở lại.

Vùng dậy chạy khi đồng bọn làm nhiệm vụ cảnh giới ra tiến hiệu
Vùng dậy chạy khi đồng bọn làm nhiệm vụ cảnh giới ra tiến hiệu

Lúc này là một phụ nữ cụt tay trái, trong trang phục đích thực là người ăn mày đang đi rồi thình lình nằm vật xuống đường “hành nghề”. Người phụ nữ này dở ra một “bài” khóc thảm thương mà có lẽ ai đi qua và nghe thấy cũng phải rung động dừng lại cho tiền. “Thân khổ, tật nguyền bà ơi, cô dì chú bác ơi…”.

Vài phút sau, một nữ ăn mày khác ẵm thêm một đứa bé ngồi bệt xuống đường cho tiền. Chỉ trong khoảng 10 phút, xô tiền đã đầy. Ngay tức khắc, một nữ “bảo kê” khác giả du khách đi qua cho tiền và nhanh chóng quan sát, rồi ra hiệu… rút vì có động (lực lượng công an, tuần tra). Đang nằm ở tư thế “đau khổ” giữa đường, người ăn mày này mồn vẫn than khóc, rồi bật thoắt dậy vơ tiền bỏ vào xô hiện “nguyên hình” đi lại bình thường. Một lúc sau lực lượng tuần tra đi qua những cũng không bắt được đối tượng nào…

Trong khi tác nghiệp, PV bị một nhóm người “bảo kê” cho "đội quân" ăn mày này vây quanh đứng trước ống kính cản trở. Không những người “bảo kê” này còn tung ra những câu nói thiếu văn hóa, lăng mạ và một nữ "bảo kể" đòi cho quân “xử” nếu còn tiếp tục quay phim, chụp ảnh...

Xem thêm:
Hải Sơn - Cao Tuân