Vụ Tiên Lãng: Chủ máy ủi phá nhà ông Vươn có phạm tội hay không?

15/02/2012 06:00
Nguyễn Tiến
(GDVN) - Luật sư Triệu Trung Dũng cho biết, những người tham gia phá nhà ông Vươn, ông Quý phạm tội hủy hoại tài sản nếu như không có hợp đồng mà chỉ nói miệng...
Liên quan đến hành vi phá nhà ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý, của môt số đối tượng Vũ Văn Kết (SN 1972); Đỗ Văn Đoàn (SN 1968) và Đặng Văn Tài (SN 1987), phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với Luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng Văn phòng luật sư Triệu Dũng và Cộng sự.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG


XEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG QUA ẢNH
Luật sư Triệu Trung Dũng trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
Luật sư Triệu Trung Dũng trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
Luật sư Triệu Trụng Dũng cho biết, nếu ông Kết, ông Đoàn, ông Tài (người thuê hộ, người điều xe ủi và người lái máy ủi) được Ban cưỡng chế thuê máy xúc để phá nhà ông Vươn mà không rõ quyết định phá nhà ông Vươn hoặc việc phá nhà này là trái pháp luật mà thực hiện thì hành vi của ông Kết, ông Đoàn, ông Tài không cấu thành tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
 Đồng thời cũng không thể xử lý hình sự những người này về Tội hủy hoại tài sản với vai trò đồng phạm hoặc Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản theo quy định tại điều 145 bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 được.  Tuy nhiên theo luật sư Dũng, nếu những người được chính quyền thuê biết việc quyết định phá nhà ông Vươn là không đúng quy định pháp luật mà vẫn thực hiện thì họ đã có hành vi phạm Tội hủy hoại tài sản với vai trò đồng phạm như đã nói ở trên. “Trong trường hợp nếu Ban cưỡng chế có thuê nhưng không có hợp đồng mà chỉ là hợp đồng nói bằng miệng mà họ (ông Kết, Tài, Đoàn-PV) không chứng minh được hành vi dùng máy ủi húc đổ nhà ông Vươn theo hợp đồng miệng với Ban cưỡng chế thì tức là họ đã tự ý phá nhà ông Vươn. Do đó họ đã có hành vi phạm Tội hủy hoại tài sản theo quy định tại điều 143 bộ luật Hình sự nêu trên. Nhưng tôi cho rằng không ai tự ý làm việc dại dột, vi phạm pháp luật này, trừ khi họ có thù oán với gia đình ông Vươn”, luật sư Dũng cho biết. Trước đó, chiều tối 7/2, cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã xác định rõ tên tuổi người lái chiếc xe ủi và một số đối tượng có liên quan đến việc hủy hoại tài sản, nhà cửa của Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG
XEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG QUA ẢNH
Ông Kết (thứ 2 từ trái sang) trao đổi với báo chí (Ảnh Hà Anh- VnExpres
Ông Kết (thứ 2 từ trái sang) trao đổi với báo chí (Ảnh Hà Anh- VnExpres
Theo đó, các đối tượng trong vụ việc này bao gồm: Vũ Văn Kết (SN 1972); Đỗ Văn Đoàn (SN 1968) và Đặng Văn Tài (SN 1987) cùng ở xã Tiên Hưng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng.
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã khai nhận việc Ban cưỡng chế đầm nhà ông Vươn có nhờ gọi hộ 1 chiếc máy cẩu và đã góp sức trong việc phá nhà ông Vươn và ông Quý. Đối tượng Đỗ Văn Đoàn khai rõ: “Sáng 6/1, tôi nhận được thông tin của Kết, nói ban cưỡng chế thuê một cái máy cẩu, ra đầm anh Vươn. Công việc chúng tôi làm 500.000 đồng/tiếng. Tôi có điều 1 nhân viên lái máy cẩu, tên là Đặng Văn Tài, nhà ở Tân Quang xã Tiên Hưng (Tài là cháu Đoàn) ra đó gặp Ban cưỡng chế và làm theo yêu cầu của các anh ấy”. Còn Đặng Văn Tài cũng đã thừa nhận tại CQĐT, Ban cưỡng chế đã góp sức trong việc phá nhà của ông Vươn và ông Quý. BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNGXEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG QUA ẢNH

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b)  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.



Xem thêm:
Nguyễn Tiến