Bất động sản Đà Nẵng: Từ sức ép trung tâm, tràn ra vùng vệ tinh

03/11/2017 07:00
Hải Lan
(GDVN) -Khi những dãi “đất vàng” ở trung tâm Đà Nẵng đã kẹt cứng thì những vùng đất rộng, sát biển phía Nam được xem là sự lựa chọn số 1.

Thị trường bất động sản Đà Nẵng những năm qua luôn sôi động, nhất là thời điểm cận kề tuần lễ cấp cao APEC 2017.

Điều đáng nói, khi sự “kẹt cứng” ở trung tâm Đà Nẵng ngày càng nghiêm trọng thì sự lựa chọn các khu đất vệ tinh lại là sự lựa chọn hữu hiệu nhất (ví như Bình Dương vùng lân cận thành phố Hồ Chí Minh và Hà Tây ven Hà Nội…).

Và khu vực Nam Đà Nẵng được xem là sự lựa chọn số 1 khi hội đủ nhiều yếu tố về “địa lợi” ven tuyến đường du lịch 5 sao Đà Nẵng- Hội An…

Từ “sốt” bất động sản trung tâm Đà Nẵng

Tại Hội nghị chuyên đề xúc tiến đầu tư du lịch Đà Nẵng diễn ra vào giữa tháng 10/2017, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao Công ty CBRE Việt Nam nhìn nhận,

Đà Nẵng có lợi thế lớn trong phát triển du lịch và là một trong những thành phố dẫn đầu Việt Nam về nguồn cung bất động sản.

Một dự án bất động sản phía Nam Đà Nẵng đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Ảnh: LH
Một dự án bất động sản phía Nam Đà Nẵng đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Ảnh: LH

Thời gian gần đây, thị trường đất nền Đà Nẵng chưa bao giờ hết sốt. Rõ ràng có sự phát triển vượt bậc trên, ngoài các chính sách kích cầu của địa phương phải nói đến làn sóng đầu tư ồ ạt từ các tập đoàn, doanh nghiệp.

Và nhu cầu an cư của người dân, người nhập cư đến làm việc tại Đà Nẵng nhưng không đủ điều kiện kinh tế nên chọn cho mình những điểm vùng ven trung tâm Đà Nẵng nhưng vẫn đáp ứng được các nhu cầu “an cư lạc nghiệp”.

Phân tích về vấn đề này, một tổng giám đốc sàn giao dịch bất động sản uy tín đóng tại Đà Nẵng cho rằng, thị trường bất động sản Đà Nẵng cuối năm 2017 sang 2018 sẽ vô cùng tươi mới nhờ “cú hích” APEC.

Bất động sản Đà Nẵng: Từ sức ép trung tâm, tràn ra vùng vệ tinh ảnh 2

Nên đầu tư dự án bất động sản nào ở phía Đông Hà Nội?

Cũng theo vị này, hướng đi mới của bất động Đà Nẵng tất yếu đang tìm về vùng phía Nam.

Đây được xem là thị trường tiềm năng mà thậm chí tương lai gần còn quay ngược trở lại cạnh tranh với vùng trung tâm.

Lợi thế tự nhiên giáp biển, lại nằm trên hành lang di sản, kinh tế Đà Nẵng-Hội An, nằm trong chuỗi thương hiệu quốc tế như tổ hợp Cocobay, Naman, Sheraton …

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cũng vừa thông tin, đang nghiên cứu mời gọi đầu tư nhiều dự án phía nam thành phố.

Điển điển hình là siêu dự án tàu điện trị giá hơn nửa tỷ USD nối Hội An và Đà Nẵng khiến nhiều người quan tâm.

Không chỉ bởi số vốn lớn mà thời gian đi lại chỉ mất chừng 10 phút. Cùng với tuyến tàu điện mới này, cung đường biển 5 sao Trường Sa - Hoàng Sa sẵn sàng mang lại diện mạo mới, lợi ích cho vùng đất vệ tinh này.

Đến sức ép dân số, nhu cầu an cư

Không chỉ là chuyện dự án, tổ hợp xây dựng tầm quốc tế tạo cú hích cho mảnh đất này mà chính “sức ép” an cư khu trung tâm thành phố Đà Nẵng ngày càng khan hiếm.

Bất động sản Đà Nẵng: Từ sức ép trung tâm, tràn ra vùng vệ tinh ảnh 3

Hải Phòng trở thành điểm nóng trên thị trường bất động sản bởi các dự án lớn

Khiến khu Nam Đà Nẵng là điểm lựa chọn sống an cư lý tưởng cho những người thu nhập thấp.

Trong khi đó, dân số thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây mỗi năm tăng khoảng hơn 20 ngàn người (năm 2016 là hơn 1 triệu người).

Ông Trần Triết Tâm, Trưởng phòng Dân số-Văn xã (Cục Thống kê Đà Nẵng) nhìn nhận, những năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số cơ học luôn cao hơn tỷ lệ tăng tự nhiên.

Trung bình thành phố Đà Nẵng đón khoảng 10.000 người từ nơi khác đến làm ăn sinh sống.

Dân số tăng, ngày càng nhiều người tập trung về Đà Nẵng, buộc phải “tràn” ra vùng ven là điều tất yếu.

Câu chuyện nhà ở, việc làm, hạ tầng giao thông, an sinh xã hội trở thành thách thức không hề nhỏ.

Bên cạnh đó, hạ tầng kinh tế, giao thông hiện vẫn chưa đáp ứng so với dân số.

Đà Nẵng vẫn còn rất nhiều hộ gia đình có nhà “siêu mỏng, siêu bé”, nhiều gia đình có nhiều đời sống nhà thuê, tạm bợ ở quận trung tâm Hải Châu và cả Thanh Khê, Sơn Trà… hết sức chật chội.

Quỹ đất Đà Nẵng ngày càng khan hiếm, trong khi đó người di cư đến địa phương ngày một nhiều thì đây cũng là vấn đề đáng báo động.

Tầm nhìn quy hoạch cần hướng đến các chung cư, khu đô thị vùng ven phải chuẩn bị ngay từ bây giờ, nếu không sẽ “vỡ quy hoạch” nhu cầu an cư trầm trọng.

Thực tế, nhiều địa bàn như quận Hải Châu, Thanh Khê người dân đã tỏ ra bực bội về sự chật chội.

Nhiều tuyến phố chính đã xảy ra tình trạng kẹt xe, nhiều khu dân cư bức bối, chật chội, đắt đỏ khiến người dân tìm về vùng ven Đà Nẵng là quy luật tất yếu.

“Địa lợi” khu Nam Đà Nẵng

Trong các khu vệ tinh Đà Nẵng thì khu vực Nam Đà Nẵng lại thu hút nhiều người đổ xô về nơi đây mua đất, tìm nơi an cư lạc nghiệp cũng có nhiều lí do.

Bất động sản Đà Nẵng: Từ sức ép trung tâm, tràn ra vùng vệ tinh ảnh 4

Nhà đầu tư mang dự án từ Đà Nẵng ra bán ở Hà Nội

Tại khu vực này có tuyến đường ven biển Đà Nẵng - Hội An thu hút nhiều nhà đầu tư, dự án lớn đã, đang hình thành ngày một đông đúc, như Ariyana, Sheraton, Cocobay...

Nơi đây chuẩn bị triển khai dự án nạo vét sông Cổ Cò từ Đà Nẵng đến Hội An với gần 850 tỷ đồng sẽ tạo nên những điểm nhấn trên dòng sông thơ mộng, song song là dọc bài bờ biển tuyệt đẹp.

Ở khu vực Đà Nẵng, các dự án dọc biển, cạnh sông ngày càng “cạn” dần, các nhà đầu, người dân muốn tìm chốn an cư “giá mềm” tìm đến khu Nam Đà Nẵng là sự lựa chọn số 1.

Cùng với nhu cầu đầu tư và “an cư” từ khu trung tâm “tràn” ra khu vực Nam Đà Nẵng.

Thì tại khu vực này và vùng Bắc Quảng Nam, lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại các dự án lớn.

Điển hình như: khu giải trí hàng đầu Đông Nam Á Cocobay dự kiến có 10.000 cán bộ nhân viên).

Nhiều khu công nghiệp: Điện Nam- Điện Ngọc thuộc khu vực Bắc Quảng Nam), các trường Đại học FPT, Đại học Thái Bình Dương… đã đi vào hoạt động.

Và làng Đại học Đà Nẵng đang tái khởi động, hiện đã có một vài trường đại học, cao đẳng về đóng ở khu vực Nam Đà Nẵng…

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nhìn nhận,

xét cơ hội cho đô thị Điện Bàn (khu vực Nam Đà Nẵng) trong quá trình hội nhập kết nối với vùng mà thực tiễn là Đà Nẵng và Hội An – Đô thị Điện Bàn là nơi duy nhất để đón nhận sự phát triển của vùng và Đà Nẵng - Hội An trong tương lai.

Trong Chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Điện Bàn được xác định có vai trò truyền tải và kết nối các hoạt động kinh tế - văn hóa và xã hội giữa Đà Nẵng, Hội An.

Giữa khu vực ven biển với các huyện phía tây của tỉnh Quảng Nam, với chiến lược phát triển trọng tâm là kinh tế biển, hình thành trung tâm du lịch biển mang tầm vóc quốc gia, quốc tế với khả năng hình thành hành lang thương mại quốc tế.

Hải Lan