Những đại gia lao đao vì bất động sản năm 2012

26/12/2012 02:11
L.P
(GDVN) - Trong cả năm 2012, hàng loạt các doanh nghiệp lớn lao đao tìm cách tháo lui khỏi các dự án bất động sản (BĐS) vốn một thời là niềm tự hào, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận.
1. "Ông lớn" Vinaconex thoái vốn khỏi Parkcity Trong nhà đất, Vinaconex là một đại gia lớn, một doanh nghiệp đầu đàn với những bước đi chiến lược ở Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội), An Khánh (Hà Nội) và hàng loạt dự án giao thông, đô thị, BĐS khác. Danh tiếng và sự lớn mạnh của Vianconex dường như là điều không còn phải bàn cãi. Nhờ thế, tập đoàn này đã được nhiều đối tác nước ngoài chọn là đối tác phát triển những dự án BĐS cực lớn. Tuy nhiên, những khó khăn trong đầu tư, kinh doanh BĐS, xây dựng đã khiến đơn vị này gặp nhiều khó khăn. Cuối năm 2012, những con số thống kê đã cho thấy doanh nghiệp này lỗ và nợ lên đến hàng chục ngàn tỷ. Tình hình tài chính khó khăn, buộc doanh nghiệp này phải rút lui khỏi hàng loạt doanh nghiệp và nhất là khỏi các dự án lớn mà họ từng tâm huyết.
Vinaconex thoái vốn để "tái cơ cấu danh mục đầu tư" của tổng công ty.
Vinaconex thoái vốn để "tái cơ cấu danh mục đầu tư" của tổng công ty.
Việc Vinaconex thoái vốn tại Parkcity là vụ rút lui ầm ĩ nhất trong thời gian cuối năm 2012. Nó như một ví dụ điển hình cho một năm biến động và thoái lui của các ông lớn tập đoàn khỏi đất đai. Trước đó, Vinaconex cũng đã thoái phần lớn vốn tại một số đơn vị thành viên khác như quyết định rút 51% vốn tại Công ty Xây dựng Số 3, toàn bộ 24% vốn tại Vinaconex - VCN và 15% trong số 51% vốn góp tại Công ty Vinaconex 6. Phía Vinaconex cho biết nguyên nhân của việc thoái vốn nhằm mục đích “tái cơ cấu danh mục đầu tư” của tổng công ty. Sau khi chuyển nhượng, Tổng công ty Vinaconex đã chính thức rút hết phần vốn của mình tại siêu dự án khủng Park City. Qua báo cáo tài chính, mặc dù báo lãi sau thuế hơn 127 tỷ đồng trong quý II, nhưng lũy kế 6 tháng, Vinaconex vẫn lỗ tới 757 tỷ đồng. HĐQT Vinaconex cũng quyết định thoái vốn tại hàng loạt công ty, dự án như Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex Viettel, Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh, Công ty Vinaconex Xuân Mai... Mới đây, Vinaconex cũng đang mời các nhà đầu tư quan tâm để chuyển nhượng cổ phần tại Liên doanh An Khánh JVC, chủ đầu tư dự án Splendora.2. Bất động sản mất phanh, bầu Đức mất 70% lợi nhuận
Trong khi thị trường bất động sản (BĐS) ở TPHCM đang đóng băng thì ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai quyết định phá băng bằng cách, mở bán căn hộ Hoàng Anh - Thanh Bình trên khu đất vàng quận 7 với giá trên dưới 20 triệu đồng/m2, rẻ hơn 30% - 50% so với dự án khác cùng địa bàn. Trong đợt mở bán đầu tiên này, chủ đầu tư sẽ tung ra thị trường khoảng trên 100 căn. Động thái của bầu Đức tạo nên một cú sốc lớn trên thị trường BĐS, thu hút sự quan tâm của khách hàng. Theo ông Đức, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp BĐS phải xem vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” chứ không thể chăm bẵm vào “lợi nhuận bao nhiêu”. Bên cạnh đó, một số dự án khác của chủ đầu tư Hoàng Anh Gia Lai cũng vừa thông báo giảm giá khá mạnh. Cụ thể, Công ty Đại Tín Á Châu và Bất động sản An Bình vừa giảm 30% giá bán căn hộ Hoàng Anh Rivew ở quận 2 (TP.HCM). Giá bán dự án chỉ còn 18,1 triệu đồng/m2 thay vì 28 triệu đồng/m2 giá trước đó. Các căn hộ bán trong đợt này có diện tích từ 138 đến 177 m2, loại 3 phòng ngủ. Có thể nói những bước đi của HAG là khá mạnh mẽ. Các quyết định giảm mạnh giá căn hộ ở phân khúc trung cao cấp của bầu Đức dường như đã có tác động tới thị trường BĐS. Nó tạo ra những làn sóng giảm giá đầu tiên trên một thị trường. Trên thực tế, có lẽ việc thiếu vốn là yếu tố quan trọng nhất khiến bầu Đức đưa ra những quyết định như vậy. Nhưng nó cũng cho thấy sự nhanh nhẹn trong việc “xoay tiền” của doanh nhân này. Ngoài ra trong tháng 9, Bầu Đức mất hơn 1.600 tỷ bởi cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai giảm 23,6%, giá trị lượng cổ phiếu của bầu Đức đã giảm tới 1.635 tỉ xuống còn 5.295 tỉ đồng - mức giảm tuyệt đối lớn nhất trong tháng vừa qua.3. Vinacapital thoái vốn các tòa cao ốc lớn tại TP. HCM “Ông lớn” trong ngành bất động sản là quỹ đầu tư VinaCapital bán toàn bộ 50,1% cổ phần của mình trong dự án cao ốc A&B tại quận 1 (TP.HCM) vào giữa tháng 10 vừa qua. Sau 4 năm đầu tư vào dự án này, A&B hiện đang trong quá trình xây dựng, với khoảng 25.500m2 sàn văn phòng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2011.  Theo ông Don Lâm, Tổng Giám đốc VinaCapital, quỹ này đã đầu tư gần 10 triệu USD vào dự án cao ốc A&B. Chính vì vậy, việc bán lại cổ phần của dự án đã đem lại tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 17,5% cho khoản đầu tư này.  Trước đó, VinaCapital cũng đã quyết định bán 70% cổ phần của mình tại khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera. Được biết, VinaCapital đã thu về khoảng 8 triệu USD lợi nhuận sau ba năm đầu tư vào khách sạn này.  Nguyên nhân khiến VinaCapital phải bán cổ phần tại hai dự án trên là do hiện thị trường văn phòng cho thuê đang chững lại và đây cũng là dịp quỹ này chuyển vốn đầu tư của mình sang các lãnh vực khác của thị trường.

4. Quốc Cường Gia Lai lao đao vì BĐS

Lập kế hoạch phát triển các dự án bất động sản quá lớn trong khi thị trường khủng hoảng là nguyên nhân khiến đại gia Quốc Cường Gia Lai (QCG) gặp khó khăn.

Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai Từ năm 2007, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai của doanh nhân Nguyễn Thị Như Loan và con trai - Nguyễn Quốc Cường được biết đến như một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, trong đó bất động sản vẫn là lĩnh vực chủ lực.

Sau khi chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản, QCG liên tục tăng vốn để đổ vào lĩnh vực đòi hỏi nguồn tiền mặt dồi dào. Thế nhưng, khi vốn điều lệ của QCG vượt mốc 1.000 tỷ đồng thì thị trường bất động sản rơi vào tình trạng nguội lạnh sau thời gian tăng nóng. QCG bắt đầu nếm trái đắng từ sự trầm lắng này, nhất là sau năm tài chính 2011. Theo BCTC năm 2011, lợi nhuận của doanh nghiệp âm hơn 43,8 tỷ đồng, trong khi năm trước đó còn lãi hơn 358 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý II/2012, lợi nhuận của QCG trong quý này đạt chưa đầy 2,4 tỷ đồng (giảm hơn 93% so với cùng kỳ năm 2011). Dù lợi nhuận là con số dương, nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm 2012, QCG vẫn lỗ hơn 1,4 tỷ đồng. Kết quả này khiến QCG bị loại khỏi nhóm VN30 trong lần xét duyệt lại mới đây.

Theo giải trình của QCG, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này do doanh thu chính là sản phẩm bất động sản không thể đẩy mạnh bán ra như dự kiến. Ngoài bất động sản, hiệu quả kinh doanh của QCG ngày càng đi xuống còn bắt nguồn từ việc doanh nghiệp “ôm đồm” nhiều dự án không thuộc sở trường.

5. Thành Thành Công muốn thoái vốn toàn bộ khỏi Sacomreal Không chỉ các doanh nghiệp mà nhiều cá nhân đại gia cũng tìm cách rút vốn khỏi các doanh nghiệp BĐS. Đáng kể nhất là việc nhiều cổ đông thoái vốn khỏi Sacomreal – một công ty BĐS có tiếng gắn liền với ngân hàng Sacombank. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo CTCP  Đầu tư Thành Thành Công vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 7,07 triệu cổ phiếu SCR của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín. Khối lượng cổ phiếu này tương đương với 4,94% vốn điều lệ SCR. Thời gian giao dịch dự kiến là từ 24/12/2012 đến 22/1/2013.
Thành Thành Công vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 7,07 triệu cổ phiếu SCR.
Thành Thành Công vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 7,07 triệu cổ phiếu SCR.
Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (SCR) là tâm điểm của nhiều vụ thoái vốn trong năm nay. Đầu tháng 11, Chủ tịch HĐQT Sacomreal, Đặng Hồng Anh đã bán 21,45 triệu cổ phiếu, giảm lượng nắm giữ xuống còn 14,16 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 9,9% vốn điều lệ. Công ty cổ phần Đầu tư kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh Phát cũng bán hơn 839.000 cổ phiếu SCR. Trước đó không lâu, một cổ đông lớn của Sacomreal đã đẩy đi hơn 7 triệu cổ phiếu. Đồng thời, bà Đặng Huỳnh Ức My (em ông Hồng Anh) cũng đã bán xong 500.000 chứng khoán và thoái hết vốn khỏi công ty địa ốc này.6. PVC thoái 600 tỷ đồng các dự án BĐS Ông Trịnh Xuân Thanh - chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC (mã chứng khoán PVX) cho biết sau khi dư luận đặt vấn đề Tổng công ty dầu khí Việt Nam - PVN có nhiều doanh nghiệp, dự án bất động sản, PVN đã họp, tái cơ cấu và thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp bất động sản.  Hiện tổng vốn đầu tư vào bất động sản của PVC khoảng 2.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, do PVN nắm 30% vốn tại PVC nên theo ông Trịnh Xuân Thanh, thực chất vốn của PVN tham gia các dự án bất động sản chỉ khoảng 600 tỉ đồng. 7. PVFC thoái vốn khỏi bất động sản thuộc PVFC Land Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC) đã quyết định bán 10% cổ phần đang nắm giữ tại Petro Land. Theo kế hoạch, PVFC sẽ thoái dần vốn khỏi lĩnh vực bất động sản trong đó PVFC sẽ chuyển nhượng 10% vốn đang sở hữu tại Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và Đô thị dầu khí (Petro Land) cho đơn vị khác.   Trong tỷ lệ 10% này, 5% là ủy thác của PVFC Land - công ty con của PVFC. Trước đó, phần vốn góp của PVFC trong dự án Petro Tower Vũng Tàu cũng đã được bán. Hiện tại, PVFC chỉ còn góp vốn vào Công ty cổ phần Du lịch biển Mỹ Khê với tỷ lệ 11%.8. EVN thoái 100 tỷ tại công ty BĐS Sài Gòn  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đầu tư 1.100 tỷ đồng đầu tư ở 4 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm. Theo yêu cầu của Thủ tướng, đến năm 2015, Tập đoàn này phải dứt điểm thoái vốn xong ở 4 ngành ngoài này. Trong đó, riêng lĩnh vực bất động sản, EVN sẽ thoái vốn ở công ty bất động sản Sài Gòn với tổng số vốn 100 tỷ đồng.   Trước đó, công ty điện lực miền Trung của EVN tham gia đầu tư ở Công ty bất động sản Sài Gòn với tổng vốn hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án tại đây còn hiện trạng là đất đai, chưa xây dựng công trình cao tầng nên khả năng lỗ sẽ ít. Theo Nghị quyết đã được thông qua, EVN sẽ bán toàn bộ diện tích đất đai, tài sản đang sở hữu để trả lại tiền cho cổ đông. 
9. Spinnaker GEMF Ltd thoái hết vốn tại Công ty CP BĐS Du lịch Ninh Vân Bay (NVT)
Ngày 2/11, cổ đông lớn Spinnaker GEMF Ltd đã bán hết 3,15 triệu cổ phiếu NVT, tương đương 5,21%. Sau khi bán hết số cổ phiếu này, Spinnaker GEMF Ltd không còn là cổ đông lớn của NVT và cũng không còn nắm giữ cổ phiếu NVT nào. Quý 3/2012, công ty mẹ NVT đạt doanh thu tài chính gần 25,7 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính trong kỳ lên đến 58 tỷ đồng; trong đó, chi phí lãi vay chưa đến 1 triệu đồng. Công ty lỗ 33 tỷ đồng trong quý 3. Lũy kế 9 tháng, NVT đạt doanh thu tài chính 37,4 tỷ đồng và lỗ 28 tỷ đồng.10. Sơn Hà bỏ bất động sản tập trung bán lẻ
Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà cũng có kế hoạch thoái vốn tại một số dự án bất động sản, nhằm tập trung cho việc đầu tư vào thị trường bán lẻ. Thông cáo báo chí của Sơn Hà ngày 7/3 ghi rõ: "Với sự chủ động và linh hoạt dựa trên tiềm lực bất động sản vốn có của Tập đoàn Sơn Hà, Hiway Việt Nam đã vào giai đoạn hoàn thiện đối với các dự án bán lẻ". Dự kiến 5 năm tới, hệ thống này sẽ có 20 siêu thị bán lẻ hiện đại tại Hà Nội và các tỉnh thành trọng điểm khác.
Đại siêu thị Hiway Hà Đông mở cửa đón khách.
Đại siêu thị Hiway Hà Đông mở cửa đón khách.
Công ty chỉ thoái vốn khỏi lĩnh vực căn hộ, nhà ở còn phần kinh doanh thương mại được giữ nguyên để tận dụng phát triển lĩnh vực bán lẻ, một trong những lĩnh vực được xem là chủ lực của SHI trong thời gian tới. Hiện, Sơn Hà đang thực hiện một số dự án bất động sản ở Hà Nội gồm: khu đô thị Kiến Hưng - Hà Đông, Paradise Garden, dự án phía Tây Hồ Tây, cao ốc văn phòng Huỳnh Thúc Kháng, cao ốc văn phòng Sông Hồng, khu dân cư Kim Giang... Sơn Hà vừa ra mắt hệ thống siêu thị Hiway Supercenter Việt Nam, nằm trong kế hoạch phát triển chuỗi bán lẻ hiện đại của Hiway mà trước mắt là 3 siêu thị bán lẻ sẽ được khai trương tại quận Hà Đông, Cầu Giấy và huyện Từ Liêm (Hà Nội) trong năm 2012.
Một thời chưa xa, khi BĐS trong cơn sốt, siêu lợi nhuận thì đầu tư nhà đất là một mốt. Doanh nghiệp nào cũng cố có một một phần đầu tư BĐS. Có BĐS trong các ngành nghề kinh doanh như một cách để khẳng định năng lực và thương hiệu của mình. Thế nên doanh nghiệp nào cũng đua nhau làm BĐS từ doanh nghệp xây dựng, tài chính ngân hàng đến thương mại thậm chí cả thủy sản, thức ăn chăn nuôi cũng đầu tư BĐS…
Trong năm 2012, BĐS lao dốc, rơi vào tình thế khó khăn hơn bao giờ hết. BĐS đóng băng khối tài sản ngàn tỷ một thời giờ thành nơi đọng vốn, bán không ai mua. Doanh nghiệp lâm vào cảnh chết trên đống tài sản ngàn tỷ… Đồng thời, lại phải gánh những khoản nợ tiền tỷ đến oằn lưng, rồi sức ép từ thiếu vốn và kinh doanh ngành nghề chính bị khó khăn đã khiến cho doanh nghiệp lao đao. Tỉnh ngộ, nhiều doanh nghiệp đã buộc rút khỏi BĐS càng nhanh càng tốt. Đó chính là cách tháo chạy khỏi nhưng rủi ro do chính minh gây ra để tìm về với ngành nghề cốt lõi.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
L.P