Ghê bạo loạn sân cỏ Ai Cập, hãi Super League của bầu Kiên

04/02/2012 13:05
Mạnh Hóa
(GDVN) - Vụ bạo loạn khiến hơn 70 người chết ở Ai Cập đang làm rung động thế giới, từ bài học này bóng đá Việt Nam nên có những kinh nghiệm cho riêng mình.
Sau khi trọng tài kết thúc trận đấu giữa Al-Masry và Al-Ahlyl tại giải VĐQG Ai Cập thì bạo lực bùng phát, dù cho đội nhà giành chiến thắng với tỉ số 3-1 nhưng hàng ngàn CĐV chủ nhà đã tràn xuống sân.

Trong khi một số nhỏ vui mừng với chiến thắng, số đông còn lại truy đuổi, tấn công các CĐV, cầu thủ Al-Ahly. Vụ bạo loạn đã khiến cho hơn 70 người chết và hàng ngàn người bị thương, có thể nói đây là một thảm kịch của bóng đá thế giới nói chung và bóng đá Ai Cập nói riêng.
Cảnh tượng kinh hoàng tại vụ bạo loạn ở Ai Cập
Cảnh tượng kinh hoàng tại vụ bạo loạn ở Ai Cập

Nhìn từ vụ bạo động ở Ai Cập chúng ta lại liên tưởng tới giải Super League (mới đổi tên lại thành V-League) của Việt Nam hiện nay. Giải bóng đá Super League 2012 đã đi qua được hơn 2 tháng những vụ bạo lực sân cỏ ở giải đấu cao nhất của Việt Nam dù không thể đem ra so sánh với vụ bạo động vừa xẩy ra ở giải VĐQG Ai Cập nhưng cũng là một vấn đề đáng bàn và nếu đặt giả thiết một ngày nào đó Super League 2012 xẩy ra một thảm họa như giải VĐQG Ai Cập đang phải gánh chịu thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và những SVĐ nào sẽ dễ xẩy ra tình trạng như trên nhất.

Tại Việt Nam không thiếu những sân cỏ luôn chật kín khán giả mà cụ thể như sân Vinh, sân Lạch Tray, Sân Thống Nhất....sự cuồng nhiệt mà các CĐV nhà giành cho đội bóng thân yêu luôn cháy bỏng khiến cho mỗi trận đấu của đội nhà luôn là một ngày hội. Lượng CĐV đến sân tham gia cổ vũ đông là một tín hiệu mừng cho bóng đá Việt Nam nhưng vẫn đề bạo lực sân cỏ.
Vụ bạo loạn trên sân Vinh năm 2008
Vụ bạo loạn trên sân Vinh năm 2008

Bóng đá Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều cuộc bạo loạn sân cỏ và đỉnh điểm nhất có lẽ là cuộc bạo loạn trên sân Vinh giữa CĐV đội chủ nhà Sông Lam Nghệ An và đội Xi măng Hải Phòng vào ngày 25/05/2008. Cuộc xung đột đã diễn ra ngay sau khi tiếng còi trận đấu kết thúc, sau cuộc bạo loạn đã có hàng chục người bị thương.

Mới đây nhất là tại sân Thống Nhất, hàng trăm CĐV chặn xe của đội Thanh Hóa khi trận đấu kết thúc, ném đá vỡ kính xe đội khách lúc ra về khiến cho trung vệ Xuân Hợp bị thương ở tay.
Các cầu thủ Thanh Hóa không dám ra về vì bị CĐV Sài Gòn FC truy kích
Các cầu thủ Thanh Hóa không dám ra về vì bị CĐV Sài Gòn FC truy kích

Super League 2012 mới đi qua 3 vòng đấu, nhưng vấn đề mà các khán giả nhà quan tâm hiện nay không phải là chất lượng của các trận đấu, vấn đề mà họ quan tâm là BTC sẽ có những động thái gì để giải quyết vấn đề bạo lực sân cỏ, bạo loạn giữa các CĐV đang hoàng hành hiện nay.

BTC đã đưa ra những án phạt, những cầu thủ có những hàng vi bạo lực trên sân cỏ đã nhận những bản án. Những đội bóng có những CĐV quá khích cũng đã chịu những hình phạt, nhưng có vẻ như những án phạt này vẫn chưa có tính răn đe và điều quan trọng mà BTC cần phải có những cách làm mới để hạn chế bạo loạn sân cỏ hơn là cứ ngồi chờ mọi việc diễn ra lúc đó mới đưa ra án phạt.

Bóng đá Việt Nam không chỉ có sân Vinh, sân Thống Nhất là có nhiều CĐV cuồng nhiệt với bóng đá mà có thể kể tới là sân Lạch Tray của CLB V. Hải Phòng và nhiều SVĐ khác nữa. Từ vụ bạo loạn tại Ai Cập, BTC Super League 2012 cần lên những phương án bảo vệ an toàn cho mỗi trận đấu nếu không muốn sự việc đáng tiếc xẩy ra.
Mạnh Hóa